1. Về tình hình sản xuất lúa.
- Đến nay lúa hè thu gieo sạ được 78.360 ha tập trung chủ yếu ở huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường. Trong đó giai đoạn mạ 15.805 ha, giai đoạn đẻ nhánh 19.869 ha, đòng 14.245 ha, trỗ chín 28.441 ha.
- Ngoài ra, diện tích của một số cây trồng khác như: cây mía 11.263 ha, cây thanh long 7.280 ha, cây chanh 6.841 ha, cây đậu phộng 80 ha, cây khoai mỡ 2.884 ha, cây mè: 2.998,5 ha, rau các loại 1.695 ha.
2. Về tình hình dịch hại.
Trên lúa hè thu
- Rầy nâu: hiện nay trên đồng phổ biến tuổi 3-4, xuất hiện ớ mức độ nhẹ với mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường.
- Bệnh đạo ôn lá: DTN giảm so với tuần trước do đa số diện tích đều được nông dân theo dõi và phòng trừ kịp thời. Hiện nay bệnh chỉ gây hại ở mức nhẹ.
- Ốc bươu vàng: mật độ độ phổ biến 1-3 con/m2 xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, trong đó 500 ha mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng).
- Sâu năn gia tăng diện tích nhiễm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh chủ yếu ở thị xã Kiến Tường và Tân Hưng với tỷ lệ hại phổ biến 5-10%. Đặc biệt ở xã Hưng Điền B và Vĩnh Châu A huyện Tân Hưng có 38,2 ha bị hại ở mức năng với TLH 70-90% gây hại nặng ở xã Hưng Điền B và xã Vĩnh Châu A của huyện Tân Hưng.
- Ngoài ra cũng cần lưu ý đối tượng chuột, sâu cuốn lá, ngộ độc phèn, bọ trĩ gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng. Rầy cánh phấn và nhện gié đang phát sinh rải rác trên giai đoạn đòng- trỗ.
Trên cây trồng khác.
Cây mía: Hiện nay sâu bệnh hại mía chủ yếu tập trung phát sinh trên mía thời kỳ cây con - vươn lóng ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, trong đó chủ yếu có các đối tượng như sâu đục ngọn, sâu đục thân, rầy đen, rệp sáp nhưng hầu hết chỉ gây hại ở mức nhẹ.
Cây rau các loại: DTN sâu hại tuần qua có gia tăng do điều kiện thời tiết thích hợp, trong đó đáng chú ý là sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy mềm, ruồi đục trái. Tuy nhiên DTN tăng không nhiều do một số diện tích rau được thu hoạch.
Cây chanh: Hầu hết đối tượng sâu bệnh hại đều giảm DTN, chủ yếu ở huyện Đức Huệ do thời tiết nắng nóng và diện tích chanh ra lộc giảm nên áp lực sâu bệnh hại giảm, bên cạnh đó đa số nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả.
Cây thanh long: Hiện nay bệnh đốm nâu gây hại rải rác ở mức nhẹ (TLB trên cành, trên trái khoảng 1%). Nhìn chung DTN thấp hơn so với cùng kỳ năm trước rất nhiều (tuần 15-21/4/2015 DTN là 1.629 ha) do điều kiện thời tiết năm nay nắng nóng và khô hạn không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Đối tượng rệp sáp, bệnh thán thư, bọ xít, kiến, ốc sên gây hại rải rác.
3. Dự báo tình hình sinh vật gây hại trong tuần tới.
Trên cây lúa: cần chú ý đối tượng:
- Rầy nâu: xuất hiện cục bộ trên lúa giai đoạn đòng trỗ- chín.
- Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, sâu năn, ngộ độc phèn: tiếp tục phát sinh và gây hại cục bộ trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở các huyện Đồng Tháp Mười.
- Bệnh lem lép hạt, nhện gié: phát sinh trên lúa giai đoạn đòng - trỗ ở Đức Huệ, Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường.
- Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ: xuất hiện và gây hại cục bộ trên lúa mới gieo sạ - mạ. Đặc biệt bọ trĩ gây hại mạnh ở những ruộng có gò cao.
Trên cây mía: Sâu đục ngọn, sâu đục thân, rầy đen gia tăng DTN trên mía gốc giai đoạn cây con - vươn lóng.
Rau các loại: DTN các đối tượng sâu bệnh hại tiếp tục giảm, tuy nhiên sâu hại là đối tượng gây hại chủ yếu trên ruộng rau do thời tiết nắng nóng, khô hạn.
Cây chanh: sâu bệnh hại phát sinh và gây hại ở mức nhẹ, trong đó sâu vẽ bùa, nhện đỏ chỉ xuất hiện ở vườn chanh ra lộc và trái non.
Cây thanh long: bệnh đốm nâu gây hại rải rác ở mức nhẹ.
Lê Thị Ngọc Luyến
Chi cục BVTV Long An