1. Cây lúa hè thu: hiện nay gieo sạ được 113.442 ha, tập trung ở huyện Đức Hòa, Đức Huệ và các huyện Đồng Tháp Mười, trong đó giai đoạn mạ 10.459 ha, đẻ nhánh 39.639 ha, đòng 23.815 ha, trỗ chín 12.266 ha, thu hoạch 27.263 ha.
Về sâu bệnh hại có:
Rầy nâu: DTN 1.030 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m 2, giảm 2.780 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường. Rầy nâu đa số tuổi 3-4.
Bệnh đạo ôn lá: DTN 1.350 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, tăng 220 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường.
Ốc bươu vàng: DTN 2.530 ha, mật độ 1-3 con/m2, giảm 1.200 ha so với tuần trước, xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Mộc Hóa trong đó có 200 ha mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng).
Ngoài ra còn có bọ trĩ (570 ha), sâu cuốn lá (550 ha), ngộ độc phèn (397 ha), rầy phấn trắng (370 ha), chuột (330 ha), ngộ độc hữu cơ (200 ha), nhện gié (160 ha) xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.
Tuần qua sâu bệnh hại đáng chú ý là rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, ốc bươu vàng trong đó rầy nâu có DTN và mật độ thấp, bệnh đạo ôn lá có xu hướng gia tăng DTN so với tuần trước do hiện nay đa số diện tích lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh – đòng, đây là giai đoạn rất mẫn cảm với nấm bệnh. Ốc bươu vàng tiếp tục xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở các huyện Đồng Tháp Mười, đặc biệt ở Vĩnh Hưng (200 ha) mật độ ốc bươu vàng khá cao 7-10 con/m2.
2. Cây mía: 10.503 ha, trong đó giai đoạn cây con 5.525 ha, đẻ nhánh 470 ha, vươn lóng 3.500 ha, chín 1.008 ha.
Sâu bệnh gây hại trên mía ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng như: sâu đục thân (510 ha), sâu đục ngọn (380 ha), rầy đen (290 ha), rệp sáp (120 ha).
3. Cây rau các loại: 1.460 ha.
Sâu bệnh hại rau ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa phổ biến có sâu xanh (44 ha), bọ nhảy (41 ha), sâu tơ (41 ha), rầy mềm (36 ha), thán thư (34 ha)...
4. Cây chanh: 6.841 ha. Sâu bệnh hại cây chanh ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ.
Nhện đỏ: DTN 1.059 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 30 ha so với tuần trước.
Bệnh nấm hồng: DTN 750 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước.
Sâu vẽ bùa: DTN 725 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 21 ha so với tuần trước.
Bệnh ghẻ: DTN 580 ha, tỷ lệ bệnh 5-15% lá, quả, tương đương so với tuần trước.
Bệnh nứt thân: DTN 250 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước.
Bệnh vàng lá sinh lý: DTN 150 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% lá, tương đương so với tuần trước.
5. Cây thanh long: 7.280 ha. Giai đoạn sinh trưởng từ 1-10 năm tuổi. Sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành chủ yếu có:
Sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành có bệnh đốm nâu nhiễm với diện tích là 302 ha, tương đương so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, hầu hết DTN bệnh ở mức nhẹ.
6. Cây đậu phộng: hiện nay cây đậu phộng được gieo sạ chủ yếu ở huyện Đức Hòa với diện tích 579 ha. Tình hình sâu bệnh chỉ có rầy xanh (43 ha), sâu ăn tạp (25 ha), bọ phấn trắng, bệnh đốm lá xuất hiện rải rác trên đậu phộng giai đoạn cây con.
Dự kiến tình hình sinh vật gây hại tuần từ ngày 18/5 đến 24/5/2016
1. Cây lúa:
Rầy nâu: tuổi 5- trưởng thành, gây hại cục bộ trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ.
Bệnh đạo ôn lá: phát sinh và gia tăng DTN trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở các huyện Đồng Tháp Mười do thời tiết có mưa.
Rầy cánh phấn, nhện gié: gây hại ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn đòng trỗ ở Đức Huệ, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường.
Sâu năn, sâu cuốn lá, chuột, bọ trĩ: xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
Ốc bươu vàng: gây hại mạnh ở những chân ruộng trũng, đặc biệt khi thời tiết có mưa nhiều.
2. Trên cây mía: Sâu đục ngọn, sâu đục thân, rầy đen gia tăng DTN trên mía gốc giai đoạn cây con - vươn lóng.
3. Rau các loại: Diện tích trồng tăng nhẹ, sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy xanh,… tiếp tục phát sinh và gây hại trên rau ăn lá và rau ăn trái.
4. Cây chanh: mặc dù thời tiết hiện nay có mưa nhưng lượng mưa ít nên nhện đỏ và sâu vẽ bùa tiếp tục gia tăng DTN trên chanh thời kỳ cho trái, bệnh hại phát sinh rải rác ở mức nhẹ.
5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu DTN và TLB tăng nhẹ trên thanh long thời kỳ cho trái do thời tiết có mưa.
6. Cây đậu phộng: sâu ăn tạp, rầy xanh, bọ phấn trắng gia tăng DTN trên đậu phộng ở giai đoạn cây con.
Các chủ trương triển khai thực hiện trong thời gian tới
Trên cây lúa: tiếp tục theo dõi diễn biến sâu bệnh hại như rầy nâu, rầy cánh phấn, bệnh đạo ôn lá, ốc bươu vàng,…đang phát sinh trên các trà lúa, cảnh báo và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra tổ chức tập huấn kỹ thuật giúp cho nông dân quản lý tốt đồng ruộng.
Đồng thời khuyến cáo nông dân chỉ xuống giống khi chủ động được nguồn nước ngọt và tranh thủ nguồn nước mưa để rửa mặn nhiều lần trước khi xuống giống.
Đối với những huyện không bị ảnh hưởng bởi nước mặn và chủ động được nguồn nước thì vận động nông dân chủ động gieo sạ đúng lịch thời vụ đợt 2 từ ngày 15-25/5/2016, diệt chuột, ốc bươu vàng bằng các biện pháp thủ công hoặc bằng thuốc hóa học trước khi xuống giống.
Trên cây thanh long: tập trung hướng dẫn kỹ thuật, biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh, lưu ý một số hoạt chất cấm sử dụng trên thanh long.
Trên cây chanh: theo dõi sát tình hình sâu bệnh, đặc biệt chú ý đối với sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bệnh ghẻ, bệnh vàng lá sinh lý trên chanh. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, an toàn và hiệu quả.
Lê Thị Ngọc Luyến
Chi cục Bảo vệ thực vật