TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA
1. Cây lúa:
- Lúa mùa: Diện tích gieo sạ được 6.372 ha/KH 8.300 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, hiện nay đã thu hoạch xong diện tích.
- Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 233.561 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 26.324 ha, đòng: 111.079 ha, trỗ chín: 75.208 ha, thu hoạch: 20.950 ha, năng suất đạt 57 tạ/ha, sản lượng 120.045 tấn.
Trên lúa đông xuân 2014-2015:
- Rầy nâu: DTN 6.452 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 11.563 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ, Rầy nâu đa số tuổi 5- trưởng thành, riêng thị xã Kiến Tường, Mộc Hóa rầy tiếp tục gối lứa tuổi 1-3.
- Bệnh đạo ôn lá: DTN 9.566 ha, TLB phổ biến 5-10%, giảm 1.736 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An, trong đó có 600 ha bị nhiễm với TLB 20-30% (Vĩnh Hưng).
- Sâu cuốn lá nhỏ: DTN 3.196 ha, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, giảm 145 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Tân Trụ, Đức Hòa, Đức Huệ. Sâu tuổi 4-5.
- Cháy bìa lá: DTN 2.400 ha, TLB phổ biến 10-20%, tăng 570 ha so với tuần trước tập trung trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ ở Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An.
Ngoài ra còn có bệnh lem lép hạt (990 ha), bệnh khô cổ bông (759 ha), chuột (583 ha), bệnh khô vằn (510 ha), sâu năn (280 ha), bọ xít đen (80 ha), bệnh vàng lá sinh lý (50 ha), sâu keo (30 ha)... gây hại ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.
2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên mía giai đoạn vươn lóng - chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như sau:
- Sâu đục thân: DTN 280 ha, TLH 1-5%, giảm 60 ha so với tuần trước.
- Bệnh đỏ bẹ: DTN 240 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 70 ha so với tuần trước.
- Rệp sáp: DTN 230 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, giảm 10 ha so với tuần trước.
- Rầy đen: DTN 150 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước.
- Bệnh đốm đỏ lá: DTN 100 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước.
- Bệnh rượu: DTN 90 ha, TLB 5-10%, tương đương so với tuần trước.
3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa.
- Bọ nhảy: DTN 149 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 19 ha so với tuần trước.
- Sâu tơ: DTN 145 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 19 ha so với tuần trước.
- Sâu xanh: DTN 127 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 17 ha so với tuần trước.
- Rầy mềm: DTN 62 ha, tỷ lệ hại 5-10%. tăng 3 ha so với tuần trước.
- Ruồi đục trái: DTN 59 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 2 ha so với tuần trước.
- Sâu khoang: DTN 47 ha, mật độ 5-10 con/m2.
4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ.
- Bệnh ghẻ: DTN 685 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 7 ha so với tuần trước.
- Nhện đỏ: DTN 614 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, giảm 90 ha so với tuần trước.
- Sâu vẽ bùa: DTN 630 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 38 ha so với tuần trước.
- Bệnh nấm hồng: DTN 607 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 3 ha so với tuần trước.
- Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 50 ha so với tuần trước.
5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành, Đức Hòa gồm có:
- Bệnh đốm nâu: DTN 2.716 ha, tăng 109 ha so với tuần trước tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.626 ha nhiễm ở mức nhẹ, 68 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 22%, TLB trên trái là 3%.
6. Cây đậu phộng: sâu bệnh tập trung chủ yếu trên cây đậu ở huyện Đức Hòa có:
- Bệnh đốm lá: DTN 114 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 8 ha so với tuần trước.
- Sâu ăn tạp: DTN 135 ha, mật độ phổ biến 3-5 con/m2, tăng 59 ha so với tuần trước.
- Bọ phấn trắng: DTN 46 ha, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, tăng 2 ha so với tuần trước.
7. Các cây trồng khác:
Cây dừa:
- Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 52.147 cây, tăng 400 cây so với tuần trước, trong đó 31.820 cây TLH 5- 10%, 15.500 cây TLH 10- 20%, 4.827 cây TLH 20- 40%.
- Số cây nhiễm bọ vòi voi: 6.293 cây với TLH 2-5%, tương đương so với tuần trước.
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: trời mây thay đổi, ít mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời.
1. Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau:
- Rầy nâu, sâu cuốn lá: trưởng thành.
- Bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá: DTN và TLB gia tăng ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An do phần lớn diện tích lúa hiện nay chủ yếu giai đoạn đòng - trỗ.
- Chuột: gây hại rải rác trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ.
- Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông: tiếp tục phát sinh ở mức nhẹ trên lúa trỗ - chín ở các huyện Đồng Tháp Mười.
2. Trên cây mía: DTN sâu bệnh hại giảm mạnh do thu hoạch phần lớn diện tích.
3. Rau các loại: trên rau trồng mới sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy xanh, thán thư, sương mai, ruồi đục trái gia tăng DTN trên rau ăn lá và rau ăn trái
4. Cây chanh: DTN sâu hại như nhện đỏ, sâu vẽ bùa tăng, DTN bệnh hại như bệnh nấm hồng, bệnh nứt thân, bệnh ghẻ giảm trên chanh giai đoạn cho trái do thời tiết nắng nóng.
5. Cây thanh long: DTN bệnh đốm nâu tăng nhẹ chủ yếu trên diện tích thanh long xử lý ra cành non.
6. Cây đậu phộng: sâu ăn tạp, bọ phấn trắng, bệnh đốm lá tiếp tục phát sinh và gây hại trên đậu giai đoạn ra hoa và cho trái.
CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN
- Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần chú ý theo dõi diễn biến dịch hại và phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá, chuột, sâu năn, sâu phao...đang gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.
Đặc biệt cần chú ý đối tượng sâu năn có thể phát sinh và phát triển mạnh, nhất là trong điều kiện thời tiết hiện nay nhiệt độ xuống thấp lúc đầu vụ và bón phân không cân đối, thừa đạm, thiếu kali và lân trong đợt bón phân đầu tiên là điều kiện thích hợp cho sâu năn phát triển.,
- Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long.
- Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ.
Tổng hợp
Kim Quyên
Chi cục Bảo vệ thực vật