Người dân cần biết
Thứ 4, Ngày 04/03/2015, 07:51
Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 25/02/2015 đến 03/03/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 234.071ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 216 ha, đòng: 41.374 ha, trỗ chín: 121.720 ha, thu hoạch: 70.761 ha, năng suất đạt 63,4 tạ/ha, sản lượng 448.625 tấn. - Lúa xuân hè: gieo sạ được 18.490 ha, trong đó giai đoạn mạ: 7.205 ha, đẻ nhánh: 11245 ha, đòng: 40 ha (ở huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng). Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Rầy nâu: DTN 9.268 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 6.662 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đòng trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Đức Huệ, thị xã Kiến Tường và tp Tân An. Rầy nâu đa số tuổi 3-4 - Bệnh đạo ôn lá: DTN 2.825 ha, TLB phổ biến 5-10%, giảm 4.002 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Trụ, Đức Hòa, trong đó có 200 ha TLB 20-30% (Vĩnh Hưng). - Bệnh khô cổ bông: DTN 2.656 ha, TLB phổ biến 2-5%, tăng 531 ha so với tuần trước xuất hiện trên lúa giai đoạn trỗ - chín ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ. - Cháy bìa lá: DTN 1.864 ha, TLB phổ biến 10-20%, giảm 746 ha so với tuần trước tập trung trên lúa đòng trỗ ở Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Tân Trụ và thành phố Tân An. Ngoài ra còn có bệnh lem lép hạt (1.220 ha), bệnh vàng lá (858 ha), bệnh khô vằn (720 ha), sâu cuốn lá (641 ha), sâu năn (630 ha), chuột (139 ha)...gây hại ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Trên lúa xuân hè: xuất hiện rầy nâu (12 ha mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, trong đó có 2 ha mật độ 3.000-4.000 con/m2), bệnh đạo ôn lá (200 ha, TLB 5-10%), sâu cuốn lá (410 ha, mật độ 5-10 con/m2), ngộ độc phèn (20 ha, TLH 5-10%). 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên mía giai đoạn vươn lóng - chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như sau: - Sâu đục thân: DTN 250 ha, TLH 1-5%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 160 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 150 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, giảm 70 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 100 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 50 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 40 ha, TLB 5-10%, giảm 10 ha so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 128 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 4 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 130 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 7 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 90 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 18 ha so với tuần trước. - Rầy mềm: DTN 70 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 1 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 67 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 6 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Bệnh ghẻ: DTN 672 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 22 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 679 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 41 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 678 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 53 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 600 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 3 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành, Đức Hòa gồm có: - Bệnh đốm nâu: DTN 2.471 ha, giảm 7 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.426 ha nhiễm ở mức nhẹ, 45 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 16%, TLB trên trái là 2%. 6. Cây đậu phộng: sâu bệnh tập trung chủ yếu trên cây đậu ở huyện Đức Hòa có: - Bệnh đốm lá: DTN 171 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 36 ha so với tuần trước. - Sâu ăn tạp: DTN 64 ha, mật độ phổ biến 3-5 con/m2, giảm 24 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 118 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tăng 67 ha so với tuần trước. 7. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 17.525 cây, giảm 34.622 cây so với tuần trước, trong đó 14.000 cây TLH 10- 20%, 3.525 cây TLH 20-40%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: trời mây thay đổi, ít mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. 1. Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau: - Rầy nâu: Tiếp tục gây hại mạnh trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ - chín ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An. - Bệnh đạo ôn lá: DTN giảm do phần lớn diện tích lúa hiện nay chủ yếu giai đoạn đòng trỗ, chỉ còn phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn đòng ở Mộc Hóa, Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa. - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông, cháy bìa lá, khô vằn: gây hại ở mức nhẹ trên lúa đòng trỗ - chín ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An. Trên lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh có rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá phát sinh và gia tăng DTN ở Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa. 2. Trên cây mía: DTN sâu bệnh hại giảm mạnh do thu hoạch phần lớn diện tích. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy mềm gia tăng DTN và mật độ trên rau ăn lá và rau ăn trái. 4. Cây chanh: do thời tiết hiện nay thường xuyên nắng nóng thích hợp cho sâu vẽ bùa, nhện đỏ gia tăng DTN và tỷ lệ hại, đặc biệt trên những vườn chanh dưới 5 năm tuổi và đang thời kỳ ra lộc. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại ở mức nhẹ. 6. Cây đậu phộng: DTN sâu ăn tạp, bệnh đốm lá, nhện đỏ tăng trên đậu giai đoạn vào chắc. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến dịch hại đặc biệt lưu ý rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá, chuột, sâu năn,...đang gây hại trên lúa giai đoạn giai đoạn đòng - trỗ chín. Đặc biệt các huyện có diện tích lúa xuân hè cần đề phòng rầy nâu di trú và sâu năn có thể xuất hiện và gây hại trên lúa xuân hè giai đoạn mạ - đẻ nhánh. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật
|