1. Cây lúa
Lúa đông xuân: hiện nay gieo sạ được 232.716 ha/KH 230.550 ha, tập trung ở huyện Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ và các huyện Đồng Tháp Mười. Trong đó giai đoạn mạ: 39.966 ha, đẻ nhánh: 107.393 ha, đòng trỗ: 61.230 ha, chín: 23.826 ha, thu hoạch: 301 ha (Cần Đước, Cần Giuộc, thị xã Kiến Tường). Về tình hình sâu bệnh hại chủ yếu có:
Rầy nâu: DTN 4.974 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 852 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ ở huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường, trong đó có 80 ha mật độ rầy khá cao 3.000-4.000 con/m2 (Thạnh Hóa). Rầy nâu đa số tuổi 4, 5- trưởng thành.
Bệnh đạo ôn lá: DTN 8.957 ha, tăng 3.900 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10% phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường.
Ốc bươu vàng: DTN 1.428 ha, giảm 1.307 ha so với tuần trước, mật độ phổ biến 2-3 con/m2 xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, trong đó có 50 ha xuất hiện với mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng). Chuột: DTN 1.102 ha, tỷ lệ hại phổ biến 2-5%, tăng 104 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện Đồng Tháp Mười.
Ngoài ra còn có sâu cuốn lá (650 ha), sâu phao (407 ha), bệnh cháy bìa lá (343 ha), ngộ độc phèn (298 ha), bọ trĩ (215 ha), bệnh khô vằn (180 ha) gây hại rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.
Lúa thu đông - mùa: đa số diện tích lúa ở giai đoạn chín - thu hoạch chỉ còn lại khoảng 2.000 ha giai đoạn đòng trỗ, tình hình sâu bệnh tập trung gây hại có rầy nâu (830 ha), bệnh khô cổ bông (689 ha), bệnh lem lép hạt (561 ha), bệnh cháy bìa lá (290 ha), trong đó rầy nâu gây hại cục bộ trên giống lúa nhiễm và đã có 12 ha ở xã Nhị Thành huyện Thủ Thừa bị cháy lõm với tỷ lệ 5% diện tích.
2. Cây mía: diện tích trồng là 11.648 ha, trong đó giai đoạn vươn lóng - chín: 10.698 ha, thu hoạch: 950 ha
Sâu bệnh gây hại tập trung chủ yếu ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như: sâu đục thân (765 ha), bệnh đỏ bẹ (580 ha), rầy đen (250 ha), rệp sáp (105 ha)…
3. Cây rau các loại được trồng ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa với diện tích là 3.178 ha
Sâu bệnh hại phổ biến có bọ nhảy (105 ha), sâu tơ (97 ha), sâu xanh (79 ha), bệnh thán thư (48 ha), bệnh lở cổ rễ (46 ha), bệnh đốm lá, sương mai, chết cây con…
4. Cây chanh: diện tích trồng là 6.841 ha. Sâu bệnh hại tập trung chủ yếu ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ
Bệnh nấm hồng: DTN 888 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 55 ha so với tuần trước.
Bệnh ghẻ: DTN 712 ha, tỷ lệ bệnh 5-15% lá, quả, tăng 38 ha so với tuần trước.
Sâu vẽ bùa: DTN 393 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 61 ha so với tuần trước.
Nhện đỏ: DTN 376 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 8 ha so với tuần trước.
Bệnh nứt thân: DTN 270 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 5 ha so với tuần trước.
5. Cây thanh long: 6.849 ha. Giai đoạn sinh trưởng từ 1-10 năm tuổi. Sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành có:
Bệnh đốm nâu: DTN 1.384 ha, tăng 32 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 1.356 ha nhiễm mức nhẹ, 28 ha nhiễm ở mức trung bình, với TLB trên cành là 12%, TLB trên trái là 1%.
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng tuần tới
1. Cây lúa:
Rầy nâu: trưởng thành.
Bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh cháy bìa lá: phát sinh và gia tăng DTN trên lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị do điều kiện thời tiết có sương mù về đêm, ẩm độ không khí cao, đặc biệt gây hại mạnh trên ruộng lúa gieo sạ dày, bón thừa phân đạm.
Bệnh khô cổ bông, lem lép hạt: chỉ còn gây hại trên trà lúa thu đông - mùa giai đoạn trỗ đều - chắc chín ở các huyện phía Nam
Ốc bươu vàng, ngộ độc phèn, bọ trĩ, chuột, sâu phao: gây hại rải rác trên lúa đông xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh- đòng.
2. Trên cây mía: trên mía giai đoạn vươn lóng - chín sâu bệnh hại tiếp tục giảm do thu hoạch.
3. Rau các loại: hầu hết các đối tượng gia tăng DTN trên rau các loại, đặc biệt trên rau trồng mới.
4. Cây chanh: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ, bệnh nứt thân tiếp tục phát sinh và gây hại ở mức nhẹ trên chanh giai đoạn cho trái.
5. Cây thanh long: do điều kiện thời tiết có ẩm độ cao, có sương mù về đêm nên bệnh đốm nâu gia tăng DTN và tỷ lệ bệnh trên thanh long giai đoạn cho trái; đối tượng rệp sáp, kiến,…gây hại rải rác.
Các biện pháp được triển khai và thực hiện ở địa phương
Trên cây lúa: tập trung theo dõi diễn biến dịch hại như rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, khô cổ bông, lem lép hạt, ốc bươu vàng, chuột, ngộ độc phèn,…đang phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ từ đó hướng dẫn cách nông dân cách chăm sóc cây lúa khỏe, để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
Trên cây thanh long: tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật, biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu theo qui trình của Cục BVTV, khuyến cáo các hoạt chất thuốc BVTV sử dụng trên thanh long theo quy định của Cục BVTV và tiếp tục phát động nông dân cắt tỉa vệ sinh vườn thanh long để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh đốm nâu gây ra cũng như các đối tượng sâu bệnh hại khác.
Trên cây mía, cây chanh: theo dõi sát tình hình sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục thân 4 vạch đầu nâu trên mía và bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ, sâu đục thân trên chanh. Đồng thời tuyên truyền phổ biến đến người nông dân về việc sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch.
Lê Thị Ngọc Luyến
Phòng kỹ thuật_Chi cục BVTV Long An