Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 06/01/2016 đến 12/01/2016
1. Cây lúa
Lúa đông xuân hiện nay gieo sạ được 232.157 ha/KH 230.550 ha. Trong đó lúa giai đoạn mạ 14.541 ha, đẻ nhánh 73.269 ha, đòng trỗ 93.989 ha, chín 44.829 ha, thu hoạch 5.529 ha (Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường). Về tình hình sâu bệnh hại chủ yếu có:
Rầy nâu: DTN 18.889 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tăng 14.914 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở hầu hết các huyện thị, trong đó có 1.500 ha mật độ rầy từ 3.000-4.000 con/m2 (Tân Thạnh). Rầy nâu đa số tuổi 2-3.
Bệnh đạo ôn lá: DTN 12.214 ha, tăng 2.683 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị. trong đó có 500 ha nhiễm bệnh với tỷ lệ 20-30% (thị xã Kiến Tường).
Sâu cuốn lá: DTN 2.705 ha, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng, trong đó có 500 ha mật độ sâu 50-100 con/m2 (Thạnh Hóa). Sâu đa số tuổi 1-2.
Rầy cánh phấn: DTN 1.200 ha, mật độ phổ biến 1.000-1.500 con/m2 tập trung trên lúa giai đoạn đòng - trỗ ở thị xã Kiến Tường.
Ngoài ra còn có chuột (589 ha), sâu phao (363 ha), ốc bươu vàng (260 ha), khô cổ bông (106 ha), sâu năn (100 ha) gây hại rải rác trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đòng trỗ.
2. Cây mía: diện tích trồng là 11.648 ha, trong đó giai đoạn vươn lóng - chín 8.288 ha, thu hoạch 3.360 ha.
Sâu bệnh gây hại tập trung chủ yếu ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như: bệnh đỏ bẹ (450 ha), sâu đục thân (425 ha), đốm đỏ lá (300 ha), rầy đen (230 ha), rệp sáp (108 ha)…
3. Cây rau các loại được trồng ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa với diện tích là 3.178 ha
Trên rau các loại tình hình sâu bệnh hại phổ biến có bọ nhảy (105 ha), sâu tơ (98 ha), sâu xanh (94 ha), bọ trĩ (44 ha), bệnh thán thư (42 ha), bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm lá, sương mai, chết cây con gây hại rải rác.
4. Cây chanh: diện tích trồng là 6.841 ha. Sâu bệnh hại tập trung chủ yếu ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ
Bệnh nấm hồng: DTN 856 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 1 ha so với tuần trước.
Bệnh ghẻ: DTN 718 ha, tỷ lệ bệnh 5-15% lá, quả, tăng 13 so với tuần trước.
Sâu vẽ bùa: DTN 445 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 2 ha so với tuần trước.
Nhện đỏ: DTN 444 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 35 ha so với tuần trước.
Bệnh nứt thân: DTN 205 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 62 ha so với tuần trước.
5. Cây thanh long: toàn tỉnh có 7.126 ha, đa số từ 1-10 năm tuổi. Sâu bệnh xuất hiện trên thanh long ở huyện Châu Thành chủ yếu có:
Bệnh đốm nâu: DTN 1.340 ha, tăng 20 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 1.327 ha nhiễm mức nhẹ, 13 ha nhiễm ở mức trung bình, với TLB trên cành là 9%, TLB trên trái là 1%.
6. Cây đậu phộng: được trồng ở Đức Hòa, Đức Huệ với diện tích là 3.998 ha. Tuần qua sâu bệnh hại chủ yếu có bệnh lở cổ rễ (70 ha), sâu ăn tạp (82 ha), bệnh đốm lá (66 ha), hầu hết phát sinh rải rác trên đậu phộng giai đoạn cây con- ra hoa
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng tuần tới
1. Cây lúa
Rầy nâu, sâu cuốn lá: DTN và mật độ gia tăng. Đặc biệt gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.
Bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh cháy bìa lá: phát sinh và gia tăng DTN trên lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị do điều kiện thời tiết có sương mù về đêm, ẩm độ không khí cao, đặc biệt gây hại mạnh trên ruộng lúa gieo sạ dày, bón thừa phân đạm.
Bệnh khô cổ bông, bệnh lem lép hạt: phát sinh rải rác trên lúa đông xuân giai đoạn trỗ đều - chắc chín ở các huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và các huyện Đồng Tháp Mười.
Ốc bươu vàng, chuột, sâu phao, sâu năn: gây hại cục bộ trên lúa đông xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An.
2. Trên cây mía: DTN các đối tượng sâu bệnh hại tiếp tục giảm do thu hoạch, trong đó sâu đục thân phát sinh và gây hại rải rác trên mía gốc giai đoạn vươn lóng ở Đức Huệ.
3. Rau các loại: sâu bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại trên cây rau các loại thời kỳ sinh tưởng mạnh.
4. Cây chanh: DTN nhện đỏ gia tăng; DTN bệnh nấm hồng, sâu vẽ bùa, bệnh ghẻ giảm trên chanh thời kỳ cho trái.
5. Cây thanh long: DTN bệnh đốm nâu tiếp tục gây hại ở mức nhẹ - trung bình
Các biện pháp được triển khai và thực hiện ở địa phương
Trên cây lúa: tập trung theo dõi diễn biến dịch hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu năn, bệnh đạo ôn lá, khô cổ bông, khô vằn, lem lép hạt,… Đồng thời hướng dẫn nông dân cách chăm sóc và phòng trừ dịch hại hiệu quả. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại CV số 10214/BNN-TT ngày 17/12/2015 về việc chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân, nên hạn chế gieo sạ lúa đông xuân 2016 trong tháng 01/2016 do có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn; giữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước bên trong nội đồng, tránh ô nhiễm.
Trên cây thanh long: tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật, biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu theo qui trình của Cục Bảo vệ thực vật, khuyến cáo các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng trên thanh long theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, tuân thủ thời gian cách ly khi thu hoạch và tiếp tục phát động nông dân cắt tỉa vệ sinh vườn thanh long để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh đốm nâu gây ra cũng như các đối tượng sâu bệnh hại khác.
Trên cây chanh: theo dõi sát tình hình sâu bệnh, đặc biệt chú ý đối với bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ, nhện đỏ và sâu vẽ bùa. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, an toàn và hiệu quả.
Lê Thị Ngọc Luyến
Chi cục BVTV Long An