Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Người dân cần biết

Người dân cần biết
Thứ 6, Ngày 27/05/2016, 17:00
Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 18/5/2016 đến 24/5/2016 và dự báo trong tuần tới
27/05/2016

Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 18/5/2016 đến 24/5/2016

1. Cây lúa hè thu: hiện nay gieo sạ được 138.749 ha/KH 222.500 ha, tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ, thành phố Tân An và các huyện Đồng Tháp Mười. Trong đó giai đoạn mạ 26.305 ha, đẻ nhánh 41.433 ha, đòng 18.166 ha, trỗ chín 22.502 ha, thu hoạch 30.343 ha.
Về sâu bệnh hại có: 
1. Cây lúa. 
Rầy nâu: DTN 1.060 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m 2, tăng 30 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường. Rầy nâu đa số tuổi 5- trưởng thành.
Tuần qua rầy trưởng thành vào đèn rải rác ở các huyện Đồng Tháp Mười, trừ huyện Tân Thạnh rầy nâu vào đèn với mật số tương đối cao.
 Bệnh đạo ôn lá: DTN 3.180 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, tăng 1.830 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường.
Ốc bươu vàng: DTN 1.850 ha, mật độ 1-3 con/m2, giảm 680 ha so với tuần trước, xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường, trong đó có 100 ha mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng).
Sâu cuốn lá: DTN 1.030 ha, mật độ 10-20 con/m2, xuất hiện trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Sâu đa số tuổi 3-5.
Ngoài ra còn có ngộ độc phèn (746 ha), bọ trĩ (440 ha), chuột (380 ha), ngộ độc hữu cơ (250 ha), nhện gié (200 ha), rầy phấn trắng (155 ha), lem lép hạt (150 ha) xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng - trỗ chín.
Nhận xét:
Tình hình sâu bệnh hại tuần qua nổi bật có bệnh đạo ôn lá, diện tích nhiễm tăng mạnh do điều kiện thời tiết những ngày qua có mưa, đồng thời đa số diện tích lúa hiện nay đang ở đoạn đẻ nhánh - đòng rất thích hợp để nấm bệnh phát sinh. Đối tượng rầy nâu, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng gây hại cục bộ với mật độ thấp, riêng ốc bươu vàng có 100 ha mật độ 7-10 con/m2 ở Vĩnh Hưng. Chuột, ngộ độc hữu cơ, bọ trĩ, rầy cánh phấn, ngộ độc phèn, nhện gié xuất hiện rải rác.
Ngoài ra tình hình thời tiết mưa lớn kèm theo dông lốc trong tuần qua đã làm đổ ngã một số diện tích lúa hè thu sớm giai đoạn trỗ đều - chín cụ thể như ở Tân Thạnh có 300 ha (xã Tân Bình, Kiến Bình, Nhơn Ninh) bị ngã với tỷ lệ 3-5%, tại Tân Hưng có 120 ha (xã Vĩnh Đại, Vĩnh Bửu) tỷ lệ ngã 40-50%.
2. Cây mía: 10.503 ha, trong đó giai đoạn cây con 5.525 ha, đẻ nhánh 470 ha, vươn lóng 3.500 ha, chín 1.008 ha.
Sâu bệnh gây hại trên mía ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng như: sâu đục thân (590 ha), sâu đục ngọn (440 ha), rầy đen (340 ha), rệp sáp (120 ha). 
Tuần qua đối tượng sâu đục thân, sâu đục ngọn, rầy đen có DTN gia tăng mạnh ở Bến Lức trên mía thời kỳ cây con - vươn lóng. Tại huyện Thủ Thừa tình hình tương đối ổn định, hầu hết các đối tượng đang phát sinh rải rác ở mức nhẹ.
3. Cây rau các loại: 1.390 ha.
Sâu bệnh hại rau ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa:
Trên rau các loại tình hình sâu bệnh hại phổ biến có sâu xanh (47 ha), rầy mềm (37 ha), bọ nhảy (36 ha), sâu tơ (34 ha), thán thư (34 ha)...
Tình hình thời tiết tuần qua tại các huyện trồng rau chủ yếu nắng nóng, mặc dù có mưa nhưng lượng mưa thấp nên diện tích rau đến nay vẫn không tăng, đặc biệt là ở huyện Cần Đước tình trạng hết nước tưới đang xảy ra ở một số diện tích trồng rau ăn trái. Về sâu bệnh hại rau tuần qua tương đối ổn định, trong đó sâu hại là đối tượng xuất hiện và gây hại phổ biến hiện nay, tuy nhiên đa số phát sinh và gây hại ở mức nhẹ. 
4. Cây chanh: 6.841 ha. Sâu bệnh hại cây chanh ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ có:
Nhện đỏ: DTN 1.077  ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 18 ha so với tuần trước.
Bệnh nấm hồng: DTN 750 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước.
Sâu vẽ bùa: DTN 721 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 4 ha so với tuần trước.
Bệnh ghẻ: DTN 580 ha, tỷ lệ bệnh 5-15% lá, quả, tương đương so với tuần trước.
Bệnh nứt thân xì mủ: DTN 257 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 7 ha so với tuần trước.
Bệnh vàng lá sinh lý: DTN 165 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% lá, tăng 15 ha so với tuần trước.
Đối tượng nhện đỏ, bệnh vàng lá sinh lý, bệnh nứt thân có DTN gia tăng so với tuần trước. Trong đó đối tượng bệnh nứt thân xì mủ và bệnh vàng lá sinh lý phát sinh chủ yếu ở Đức Hòa trên những vườn chanh ít được chăm sóc, đặc biệt hiện nay thời tiết đang chuyển mùa một vài cơn mưa cũng là điều kiện để nấm bệnh phát sinh.
5. Cây thanh long: 7.280 ha. Giai đoạn sinh trưởng từ 1-10 năm tuổi. Sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành có:
Bệnh đốm nâu: DTN 306 ha, tăng 4 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, hầu hết DTN bệnh ở mức nhẹ.
Do thời tiết tuần qua tại huyện Châu Thành có mưa là điều kiện để bệnh đốm nâu phát sinh và gia tăng diện tích nhiễm so với tuần trước, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ tăng nhẹ do áp lực bệnh chưa cao. 
6. Cây đậu phộng: hiện nay cây đậu phộng được gieo sạ chủ yếu ở huyện Đức Hòa với diện tích 728 ha. Tình hình sâu bệnh chỉ có rầy xanh (36 ha), sâu ăn tạp (31 ha), bệnh đốm lá xuất hiện rải rác trên đậu phộng giai đoạn cây con.

Dự kiến tình hình sinh vật gây hại tuần từ ngày 25/5 đến 31/5/2016

1. Cây lúa:
Rầy nâu: trưởng thành - trứng. DTN và mật độ giảm.
Bệnh đạo ôn lá: gia tăng DTN do thời tiết có mưa, ẩm độ không khí cao, đặc biệt hiện nay phần lớn diện tích lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng rất dễ mẫn cảm với nấm bệnh.
Sâu năn, sâu cuốn lá, sâu phao, chuột: phát sinh và gia tăng DTN trên lúa đẻ nhánh - đòng chủ yếu ở các huyện Đồng Tháp Mười.
Ốc bươu vàng: DTN tăng, tập trung trên lúa giai đoạn mạ ở thành phố Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và các huyện Đồng Tháp Mười do thời tiết có mưa các huyện bắt đầu xuống giống, đặc biệt gây hại mạnh ở những chân ruộng trũng và khi thời tiết có mưa nhiều.
Lem lép hạt: phát sinh rải rác trên trà lúa hè thu sớm giai đoạn trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh do thời tiết có mưa.
2. Trên cây mía: Sâu đục ngọn, sâu đục thân, rầy đen tiếp tục gia tăng DTN trên mía gốc giai đoạn cây con - vươn lóng.
3. Rau các loại: Diện tích trồng tăng. Sâu tơ, bọ nhảy, rầy xanh, sâu xanh, bệnh thán thư, đốm lá, lở cổ rễ,… phát sinh và gây hại trên rau ăn lá và rau ăn trái. Đặc biệt trên rau trồng mới. 
4. Cây chanh: DTN nhện đỏ và sâu vẽ bùa giảm. Bệnh hại phát sinh do thời tiết có mưa, ẩm độ không khí cao. 
5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu DTN và TLB gia tăng trên thanh long thời kỳ cho trái do thời tiết có mưa.
6. Cây đậu phộng: sâu ăn tạp, bệnh đốm lá, lở cổ rễ gia tăng DTN trên đậu phộng ở giai đoạn cây con.
Các chủ trương triển khai thực hiện trong thời gian tới
Trên lúa hè thu tiếp tục theo dõi diễn biến sâu bệnh hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu năn, bệnh đạo ôn lá, ốc bươu vàng,…đang phát sinh trên các trà lúa, cảnh báo và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra cần tổ chức tập huấn kỹ thuật giúp cho nông dân quản lý tốt đồng ruộng.
Hiện nay thời tiết bắt đầu có mưa, trong thời gian tới lúa hè thu sẽ tiếp tục được xuống giống, do đó đối với huyện bị ảnh hưởng bởi nước mặn vận động nông dân tranh thủ nguồn nước mưa để rửa mặn nhiều lần, đối với những huyện không bị ảnh hưởng bởi nước mặn vận động nông dân diệt chuột, ốc bươu vàng bằng các biện pháp thủ công hoặc bằng thuốc hóa học trước khi xuống giống.
Trên cây thanh long: Cần tập trung hướng dẫn kỹ thuật, biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh, lưu ý một số hoạt chất cấm sử dụng trên thanh long.
Trên cây chanh: Theo dõi sát tình hình sâu bệnh. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, an toàn và hiệu quả.
                                                                                             Lê Thị Ngọc Luyến
Chi cục Bảo vệ thực vật

Lượt người xem:   2200
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
TÌM KIẾM​
​​​
SỐ XÃ NTM​​​​​ NÂNG CAO​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
SỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NTM​​​​​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 480000

Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Long An
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – C​ơ quan thường trực Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An
Chịu trách nhiệm: Ông Võ Kim Thuần – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An
Cơ quan quản trị: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Địa chỉ: Số 31, Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại : (0272) 3525 759 ​ * Fax: (0272) 3825 273 ​ * Email: bbtntm@longan.gov.vn ​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​ ​