I . TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA (Từ ngày 07/5/2014 đến 12/5/2014).
1. Cây lúa:
Lúa hè thu: Diện tích 147.257 ha/KH 227.450 ha, giai đoạn mạ: 62.038 ha, giai đoạn đẻ nhánh: 67.875 ha, giai đoạn đòng 17.344 ha. Trên lúa hè thu xuất hiện một số đối tượng sau:
- Rầy nâu: diện tích nhiễm (DTN) 2.421 ha giảm 2.961 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Hòa, Đức Huệ), mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2. Rầy đa số tuổi 5 - trưởng thành.
- OBV: DTN 5.557 ha, giảm 1.820 ha so với tuần trước, mật độ phổ biến 3-6 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, tx Kiến Tường, Đức Huệ, trong đó có 500 ha, mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng).
- Bệnh đạo ôn lá: DTN 4.747 ha, tăng 1.998 ha so với tuần trước, TLB phổ biến 5-10% phát sinh trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh- đòng (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ).
- Sâu cuốn lá nhỏ: DTN 1.093 ha, tăng 313 ha so với tuần trước mật độ 10-20 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng ở huyện Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Đức Hòa, Đức Huệ. Sâu đa số tuổi 2-3.
Ngoài ra còn có sâu đục bẹ (200 ha), chuột (188 ha), bọ trĩ (119 ha), sâu năn (100 ha), ngộ độc phèn (68 ha), ngộ độc hữu cơ (50 ha), sâu đục thân (20 ha)…phát sinh ở mức độ nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn mạ- đẻ nhánh.
2. Cây mía: diện tích : 12.530 ha/KH 12.674 ha đang ở giai đoạn cây con- vươn lóng ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng dịch hại sau:
- Sâu đục ngọn: DTN 310 ha, TLH 1-5%, tăng 40 ha so với tuần trước.
- Rầy đen: DTN 235 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tăng 45 ha so với tuần trước.
- Rệp sáp: DTN 200 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tăng 40 so với tuần trước.
3. Cây rau các loại: diện tích 1.340 ha/KH 4.610 ha tình hình dịch hại có các đối tượng sau:
Trên rau ăn lá và rau gia vị ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc có các đối tượng gây hại sau:
- Bọ nhảy DTN 182 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 8 ha so với tuần trước.
- Sâu tơ DTN 179 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 11 ha so với tuần trước.
- Bệnh lở cổ rễ DTN 63 ha, tỷ lệ cây bị chết 5-10%, giảm 2 ha so với tuần trước.
- Bệnh đốm lá DTN 54 ha, TLB 5-10%, tăng 3 ha so với tuần trước.
- Sâu khoang DTN 41 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 3 ha so với tuần trước.
- Sâu xanh DTN 38 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 1 ha so với tuần trước.
Trên rau ăn trái ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa có các đối tượng gây hại sau:
- Sâu xanh: DTN 61 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 3 ha so với tuần trước.
- Ruồi đục trái: DTN 41 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 12 ha so với tuần trước.
- Bọ trĩ: DTN 45 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 10-15%, tăng 5 ha so với tuần trước.
- Bệnh thán thư: DTN 32 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước.
- Rầy mềm: DTN 21 ha, mật độ 50-100 con/m2, giảm 2 ha so với tuần trước.
4. Cây đậu phộng: diện tích 616 ha/KH 1.637 ha, tập trung ở huyện Đức Hòa.
- Bệnh đốm lá: DTN 54 ha, TLB 10-20 %, tăng 38 ha so với tuần trước.
- Sâu ăn tạp: DTN 17 ha, mật độ 5-10 con/m2.
5. Cây chanh: diện tích 5.112 ha, tập trung ở huyện Bến Lức.
- Nhện đỏ: DN 600 ha, tỷ lệ hại 10-15% lá, quả, giảm 50 ha so với tuần trước.
- Bệnh nấm hồng: DTN 600 ha, tỷ lệ hại 10% cây, tương đương so với tuần trước.
- Bệnh ghẻ: DTN 550 ha, tỷ lệ hại 10- 15% lá, quả, tăng 100 ha so với tuần trước.
- Sâu vẽ bùa: DTN 500 ha, tỷ lệ hại 10% lá, giảm 50 ha so với tuần trước.
- Bệnh nứt thân: DTN 450 ha, tỷ lệ hại 5-10% cây, tương đương so với tuần trước.
- Bệnh vàng lá: DTN 50 ha, tỷ lệ hại 5% cây, tương đương so với tuần trước.
6. Cây thanh long: diện tích 3.479 ha, sâu bệnh tập trung ở huyện Châu Thành, Đức Hòa. Diện tích bệnh đốm nâu: 326 ha, TLB 3-5%, giảm 2 so với tuần trước.
II. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Cây lúa:
- Rầy nâu: trưởng thành - trứng.
- Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá: gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ.
- Ốc bươu vàng: DTN và mật độ gia tăng trên trà lúa mới gieo sạ - mạ khi có mưa nhiều.
- Sâu đục thân, sâu phao, sâu năn, ngộ độc hữu cơ phát sinh trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh.
2. Trên cây mía: các đối tượng sâu đục ngọn, rầy đen, rệp sáp…tiếp tục gây hại trên mía giai đoạn cây con- vươn lóng.
3. Rau các loại: sâu bệnh tiếp tục phát sinh và gia tăng DTN trên rau ăn lá và rau ăn trái.
4. Cây đậu phộng: sâu ăn tạp, bệnh đốm lá, bệnh héo vàng…gia tăng diện tích nhiễm trên đậu giai đoạn 40-60 ngày.
5. Cây chanh: các đối tượng sâu bệnh tiếp tục phát sinh ớ mức nhẹ.
6. Cây thanh long: bệnh đốm nâu gia tăng DTN trong điều kiện có mưa nhiều, ẩm độ cao.
III. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN.
Cần vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, diệt OBV…và chủ động gieo sạ đúng lịch nhằm hạn chế dịch hại phát sinh, đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá. Trên trà lúa đẻ nhánh - đòng cần thăm đồng thường xuyên để theo dõi diễn biến các đối tượng như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu năn, sâu phao, bệnh đạo ôn lá, ngộ độc hữu cơ,…phát sinh và gây hại để chủ động phòng trừ.
Trên cây thanh long: tình hình thời tiết hiện nay bắt đầu có mưa do đó các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới.
Trên các đối tượng cây trồng khác như cây mía, cây rau, cây đậu phộng, cây chanh cần theo dõi diễn biến dịch hại phát sinh và gia tăng diện tích trong điều kiện thời tiết mưa nhiều như hiện nay.
KIM QUYÊN
Chi cục Bảo vệ thực vật