Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Người dân cần biết

Người dân cần biết
Thứ 3, Ngày 27/05/2014, 16:29
Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 21/5 đến 27/5/2014 và dự báo trong tuần tới
27/05/2014
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trong 7 ngày qua (từ ngày 21/5/2014 đến 27/5/2014) và dự báo trong tuần tới với những vấn đề như sau:
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trong 7 ngày qua (từ ngày 21/5/2014 đến 27/5/2014) và dự báo trong tuần tới với những vấn đề như sau:


I . TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA (Từ ngày 21/5/2014 đến 27/5/2014).
1. Cây lúa: 
Lúa hè thu: 210.225 ha/KH 227.450 ha, Mạ: 71.441 ha, đẻ nhánh: 105.163 ha, đòng trỗ 16.544 ha, chín 16.334 ha, thu hoạch: 743 ha.
- Rầy nâu: diện tích nhiễm (DTN)  3.100 ha, tăng 928 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Huệ), mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, trong đó có 150 ha mật độ 2000-3000 con/m2.  Rầy đa số tuổi 1-2.
- OBV: DTN 991 ha, giảm 1.516 ha so với tuần trước, mật độ phổ biến 1-3 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Tân Hưng, tx Kiến Tường, Thủ Thừa, Tân Trụ, Đức Huệ.
- Bệnh đạo ôn lá: DTN 6.010 ha, tăng 2.553 ha so với tuần trước, TLB phổ biến 5-10% phát sinh trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh- đòng (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ và tp Tân An), trong đó có 400 ha TLB 10-20% (Vĩnh Hưng).
- Sâu cuốn lá nhỏ: DTN 920 ha, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Huệ, trong đó có 100 ha mật độ  25-40 con/m2 (Vĩnh Hưng). Sâu đa số tuổi 3-4.
Ngoài ra còn có bọ trĩ (656 ha), lem lép hạt (320), bệnh khô cổ bông (240 ha), chuột (231 ha), ngộ độc hữu cơ (120 ha), sâu năn (100 ha), rầy cánh phấn (72 ha), sâu đục thân (52 ha), sâu phao (50 ha), ngộ độc phèn (38 ha)… phát sinh ở mức độ nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trổ.
2. Cây mía: diện tích : 12.530 ha/KH 12.674 ha đang ở giai đoạn vươn lóng ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng dịch hại sau:
- Sâu đục ngọn: DTN 310 ha, TLH 1-5%, tương đương so với tuần trước.
- Rầy đen: DTN 200 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, giảm 35 ha so với tuần trước.
- Rệp sáp: DTN 190 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, giảm 10 ha so với tuần trước.
- Bệnh đỏ bẹ: DTN 130 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%.
3. Cây rau các loại: diện tích 1.857 ha/KH  4.610 ha tình hình dịch hại có các đối tượng sau:
Trên rau ăn lá và rau gia vị ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc có các đối tượng gây hại sau:
- Bọ nhảy DTN 181 ha, mật độ 10-20 con/m2, tương đương so với tuần trước.
- Sâu tơ DTN 168 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 11 ha so với tuần trước.
- Bệnh lở cổ rễ DTN 72 ha, tỷ lệ cây bị chết 5-10%, tăng 4 ha so với tuần trước.
- Bệnh đốm lá DTN 50 ha, TLB 5-10%, giảm 4 so với tuần trước.
- Sâu khoang DTN 45 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 2 ha so với tuần trước.
- Sâu xanh DTN 43 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 1 ha so với tuần trước.
Trên rau ăn trái ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa có các đối tượng gây hại sau: 
- Sâu xanh: DTN 67 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 3 ha so với tuần trước.
- Bọ trĩ: DTN 65 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 10-15%, tăng 15 ha so với tuần trước.
- Bệnh thán thư: DTN 36 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước.
- Ruồi đục trái: DTN 32 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 6 ha so với tuần trước.
- Rầy mềm: DTN 24 ha, mật độ 50-100 con/m2, giảm 3 ha so với tuần trước.
4. Cây đậu phộng: diện tích 679 ha/KH 1.637 ha, tập trung ở huyện Đức Hòa. Tình hình dịch hại có các đối tượng sau:
- Rầy xanh: DTN 30 ha, mật độ 50-70 con/m2, giảm 30 ha so với tuần trước.
- Bệnh đốm lá: DTN 5 ha, TLB 10-20 %, giảm 49 ha so với tuần trước.
5. Cây chanh: diện tích 5.114 ha, tập trung ở huyện Bến Lức. Tình hình dịch hại có các đối tượng sau:
- Nhện đỏ: DN 600 ha,  tỷ lệ hại 10-15% lá, quả, tương đương so với tuần trước.
- Bệnh nấm hồng: DTN 600 ha, tỷ lệ hại 10% cây, tương đương so với tuần trước.
- Bệnh ghẻ: DTN 550 ha, tỷ lệ hại 10- 15% lá, quả, tương đương so với tuần trước.
- Sâu vẽ bùa: DTN 500 ha, tỷ lệ hại 10% lá, tương đương so với tuần trước.
- Bệnh nứt thân: DTN 450 ha, tỷ lệ hại 5-10% cây, tương đương so với tuần trước.
- Bệnh vàng lá: DTN 50 ha, tỷ lệ hại 5% cây, tương đương so với tuần trước.
6. Cây thanh long:  diện tích 5.136 ha, sâu bệnh tập trung ở huyện Châu Thành, Đức Hòa. Diện tích bệnh đốm nâu: 533 ha tăng 44 ha so với tuần trước, trong đó 427 ha TLB 1-5 %, 106 ha TLB 5-10%.
  II. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI.
  1. Cây lúa: 
  - Rầy nâu, sâu cuốn lá: DTN và mật độ giai tăng trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng trỗ.
- Bệnh đạo ôn lá: phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng.
- Chuột, Ốc bươu vàng: DTN giảm, chỉ xuất hiện  rải rác trên lúa mới gieo sạ.
  - Sâu đục thân, sâu phao, sâu năn, bọ trĩ, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn… tiếp tục phát sinh trên lúa hè thu giai đoạn mạ-đẻ nhánh.
- Bệnh khô vằn, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá… phát sinh trên lúa đòng  trỗ- chín.
2. Trên cây mía: các đối tượng sâu đục ngọn, rầy đen, rệp sáp…tiếp tục gây hại trên mía giai đoạn vươn lóng.
3. Rau các loại: sâu bệnh tiếp tục phát sinh và gia tăng DTN trên rau ăn lá và rau ăn trái.
4. Cây đậu phộng: rầy xanh, rầy mềm, sâu ăn tạp, bệnh đốm lá,…phát sinh trên đậu trên 50 ngày tuổi.
5. Cây chanh: các đối tượng sâu bệnh phát sinh ớ mức nhẹ.
6. Cây thanh long: bệnh đốm nâu, thán thư phát sinh và gây hại trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao.
III. CÁC BIỆN PHÁP CẦN  THỰC HIỆN.
    Ở các huyện còn diện tích chưa gieo sạ nông dân cần vệ sinh đồng ruộng cày vùi rơm rạ, diệt OBV… và chủ động gieo sạ đúng lịch (lịch thời vụ đợt 3 là 5-15/6/2014) nhằm hạn chế dịch hại phát sinh, đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá. Trên lúa đã gieo sạ cần thăm đồng thường xuyên để theo dõi diễn biến các đối tượng như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu năn, sâu phao, bệnh đạo ôn lá, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá…phát sinh và gây hại để chủ động phòng trừ.
Trên cây thanh long: tình hình thời tiết hiện nay bắt đầu có mưa do đó các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới.
Trên các đối tượng cây trồng khác như cây mía, cây rau, cây đậu phộng, cây chanh cần theo dõi diễn biến dịch hại phát sinh và gia tăng diện tích trong điều kiện thời tiết mưa nhiều như hiện nay.

KIM QUYÊN
Chi cục Bảo vệ thực vật

Lượt người xem:   393
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
TÌM KIẾM​
​​​
SỐ XÃ NTM​​​​​ NÂNG CAO​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
SỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NTM​​​​​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 537470

Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Long An
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – C​ơ quan thường trực Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An
Chịu trách nhiệm: Ông Võ Kim Thuần – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An
Cơ quan quản trị: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Địa chỉ: Số 31, Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại : (0272) 3525 759 ​ * Fax: (0272) 3825 273 ​ * Email: bbtntm@longan.gov.vn ​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​ ​