Người dân cần biết
Thứ 5, Ngày 03/07/2014, 07:06
Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 25/6 đến 01/7/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau:
Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 25/6 đến 01/7/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: I . TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA (Từ ngày 25/6 đến 01/7/2014). 1. Cây lúa: Lúa hè thu: 225.260 ha/KH 227.450 ha, Mạ: 7.100 ha, đẻ nhánh: 52.382 ha, đòng trỗ: 106.005 ha, chín: 45.184 ha, thu hoạch: 14.589 ha. - Rầy nâu: diện tích nhiễm (DTN) 7.047 ha, tăng 4.567 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ), mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, trong đó có 1.000 ha mật độ 2.000- 3.000 con/m2 (Vĩnh Hưng). Rầy đa số tuổi 2-3. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 15.613 ha, giảm 245 ha so với tuần trước, TLB phổ biến 5-10% phát sinh trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị và tp Tân An, trong đó có 2.245 ha TLB 15-20% (Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ và tp Tân An), 39 ha TLB 25-30% (Châu Thành). - Bệnh lem lép hạt: DTN 4.760 ha, tăng 1.261 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, tập trung trên lúa giai đoạn trổ - chín ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh. - Bệnh cháy bìa lá: DTN 2.487 ha, tăng 1.421 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 10-20%, tập trung trên lúa giai đoạn đòng ở huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Trụ, Đức Hòa, tx Kiến Tường và tp Tân An. - Nhện gié: DTN 1.877 ha, mật độ phổ biến 1.500-3.000 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng. - Rầy cánh phấn: DTN 1.722 ha, tăng 192 ha so với tuần trước, mật độ phổ biến 750-1.000 con/m2 xuất hiện trên lúa giai đoạn đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng. - Sâu cuốn lá nhỏ: DTN 1.698 ha, tăng 255 ha so với tuần trước, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Vĩnh Hưng, Tân Trụ, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ, trong đó có 100 ha mật độ 25-30 con/m2 và 50 ha mật độ 40-100 con/m2 (Vĩnh Hưng). Sâu đa số tuổi 3-4. Ngoài ra trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ có khô vằn (1.055 ha), khô cổ bông (910 ha), chuột (514 ha), ruồi đục lá (350 ha), ngộ độc hữu cơ (300 ha), sâu năn (130 ha), ngộ độc phèn (115 ha),…Trên trà lúa giai đoạn mạ có ốc bươu vàng (169 ha) hầu hết phát sinh ở mức nhẹ - trung bình . 2. Cây mía: diện tích : 12.330 ha/KH 12.864 ha đang ở giai đoạn vươn lóng ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 360 ha, TLH 1-5%, tăng 10 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 200 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 170 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, giảm 10 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 220 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 20 ha so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: diện tích 3.013 ha/KH 4.610 ha có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 189 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 2 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 168 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 15 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm lá: DTN 100 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 32 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: diện tích 5.249 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Nhện đỏ: DTN 500 ha, tỷ lệ hại 10-15% lá, quả, giảm 50 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 620 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 550 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, tương đương so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 500 ha, tỷ lệ hại 10% lá, tương đương so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 500 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: diện tích 5.167 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 2.997 ha, tương đương so với tuần trước, xuất hiện ở vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.562 ha nhiễm ở mức nhẹ, 405 ha nhiễm ở mức trung bình, 30 ha nhiễm ở mức nặng, TLB trên cành 20%, TLB trên trái 5%. II. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Cây lúa: - Rầy nâu, sâu cuốn lá: DTN và mật độ gia tăng trên trà lúa đẻ nhánh - đòng trỗ. - Bệnh đạo ôn lá: DTN giảm trên trà lúa giai đoạn đòng. - Bệnh khô vằn, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá gia tăng DTN trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chín do thời tiết thích hợp. - Nhện gié, rầy cánh phấn tiếp tục phát sinh trên lúa giai đoạn đòng - trỗ 2. Trên cây mía: bệnh đỏ bẹ, bệnh đốm đỏ lá phát sinh và gia tăng DTN trên mía giai đoạn vươn lóng. 3. Rau các loại: DTN các đối tượng sâu hại giảm, bệnh hại gia tăng do hiện nay có mưa nhiều. 4. Cây chanh: sâu bệnh hại tiếp tục phát sinh và gây hại. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu có thể gia tăng DTN do mưa nhiều, ẩm độ cao. III. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN. Trên cây lúa: Trên lúa giai giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ có các đối tượng như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu năn, nhện gié, bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, khô vằn…đang phát sinh và gây hại. Đặc biệt tình hình thời tiết hiện nay có mưa nhiều, ẩm độ không khí cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh hại nhất là bệnh khô cổ bông, lem lép hạt,… phát sinh trên trà lúa đòng trỗ - chín.n, đồng thời cần quản lý nguồn nước thật tốt tránh đỗ ngã làm thiệt hại năng suất. Trên cây thanh long: Hiện nay mưa nhiều và ẩm độ không khí cao nên bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại ở hầu hết các vườn thanh long giai đoạn cho trái. Do đó các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Trên các đối tượng cây trồng khác như cây mía, cây rau, cây đậu phộng, cây chanh cần tiếp tục theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại phát sinh và gia tăng diện tích nhiễm trong điều kiện thời tiết mưa nhiều như hiện nay./. KIM QUYÊN Chi cục Bảo vệ thực vật
|