| Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước tại các huyện vùng hạ | Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước tại các huyện vùng hạ | |
Ngày 08/6/2017 (14/5 Âm lịch), Chi cục Thủy sản tổ chức quan trắc chất lượng môi trường nước nuôi tôm tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và Tân Trụ.
Kết quả: Có 07 chỉ tiêu được kiểm tra. Trong đó, có 03/07 chỉ tiêu là phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm như Nhiệt độ; Độ trong; Hàm lượng NH3. Bên cạnh đó, còn một số chỉ tiêu chưa phù hợp như: pH phần lớn tại điểm quan trắc có pH thấp như huyện Cần Đước, huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ, không thích hợp nuôi tôm (dao động từ 6,0 – 6,5). Độ mặn phần lớn tại tất cả các điểm quan trắc độ mặn thấp như huyện Cần Đước, huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ và điểm cầu Ông Chuồng huyện Cần Giuộc, không thích hợp để nuôi tôm (dao động từ 0 – 2,0‰). Độ kiềm tại tất cả các điểm quan trắc độ kiềm trong môi trường nước thấp, không thích hợp nuôi tôm (dao động từ 21,8 – 65,4 mg/l). Hàm lượng oxy hòa tan tại điểm quan trắc như điểm Kênh Hàn thuộc huyện Cần Giuộc, điểm bến đò Xã Bảy thuộc huyện Tân Trụ và các điểm thuộc Cần Đước hàm lượng oxy hòa tan thấp, không thích hợp để nuôi tôm (dao động từ 3,0 – 3,5 mg/l).
Kết quả phân tích Virus đốm trắng cho thấy có 08/08 mẫu giáp xác thu ngoài tự nhiên trong vùng nuôi tôm tập trung đều âm tính với virus gây hội chứng đốm trắng.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn: Khu vực Long An mây thay đổi đến nhiều mây, ngày nắng có lúc gián đoạn, có nơi nắng nóng, chiều và tối có mưa rào và dông vài nơi, có nơi mưa vừa, mưa to, kèm theo gió giật mạnh và lốc xoáy.
Hiện nay, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đốm trắng và sốc môi trường vẫn còn xuất hiện tại một số nơi. Do đó, người nuôi tôm nên thường xuyên kiểm tra ao nuôi và có biện pháp xử lý nước cấp vào ao nuôi; giữ mức nước ao nuôi từ 1,5 m trở lên và thường xuyên chạy quạt cung cấp oxy cho tôm nuôi.
Theo diễn biến tình hình thời tiết, chất lượng môi trường nước quan trắc, kết quả phân tích mẫu giáp xác trong vùng nuôi, các hộ dân nuôi tôm cần lưu ý một số vấn đề sau:
Các hộ nuôi tôm có thể lấy nước để cấp vào ao nuôi tôm trong đợt triều cường này. Tuy nhiên, nên hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, mà phải cấp nước qua ao lắng bằng lưới lọc, xử lý thật kỹ nhằm hạn chế nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài vào ao nuôi; tăng cường bổ sung thêm vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.
Tại các điểm có độ kiềm thấp, cần nâng độ kiềm đạt 80 – 120 mg/l bằng các sản phẩm như: Dolomite, Alkaline kết hợp với khoáng và bón vôi,…; thường xuyên chạy quạt để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ nước và cung cấp oxy cho tôm nuôi; bón vôi để ổn định pH.
Hiện nay, có mưa đầu mùa ở nhiều nơi, ngày nắng nóng. Do đó người nuôi tôm cần lưu ý: Gia cố bờ ao cẩn thận để tránh hiện tượng rửa trôi phèn, bón vôi quanh bờ ao và thường xuyên theo dõi tôm nuôi, tình hình thời tiết, dịch bệnh, chất lượng môi trường nước ao nuôi và nước cấp để có biện pháp xử lý kịp thời./.
Trần Văn Ngọt Chi cục Thủy sản | 09/06/2017 8:00 SA | Đã ban hành | | Tập trung chăm sóc và gieo sạ lúa hè thu năm 2017 | Tập trung chăm sóc và gieo sạ lúa hè thu năm 2017 | | Tính đến ngày 04/5/2017, vụ lúa hè thu 2017 toàn tỉnh đã gieo sạ được 87.421 ha/KH 221.700 ha, đạt 39,4% so với kế hoạch, tập trung ở các huyện Đồng Tháp Mười, diện tích thu hoạch 16.930 ha, năng suất khô 58 tạ/ha, sản lượng 98.493 tấn. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn: Mùa mưa năm 2017 thực sự bắt đầu vào khoảng giữa tháng 5, có nơi đầu tháng 5 tùy theo vùng. Thời kỳ ít mưa có khả năng xảy ra vào cuối tháng 7, 8 và mùa mưa sẽ kết thúc vào cuối tháng 11/2017; Thời gian xuất hiện đỉnh lũ cao nhất năm 2017 tại các huyện đầu nguồn phía Bắc của tỉnh vào khoảng thời gian từ giữa đến cuối tháng 10/2017; Nhiệt độ trung bình trong mùa mưa ở mức cao hơn TBNN, tháng 4 và nửa đầu tháng 5 là thời kỳ nắng nóng cao điểm, nhiệt độ ở mức 35 - 37oC; Độ mặn từ nay đến hết mùa khô không còn gay gắt nữa. Nhằm đảm bảo thắng lợi trong sản xuất vụ hè thu 2017, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung như sau:
1. Đối với trà lúa hè thu sớm:
Chỉ đạo các đơn vị có liên quan thường xuyên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và nguồn nước để kịp thời bơm tưới khi xảy ra hạn cục bộ; lưu ý các vùng có khả năng bị ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn và chủ động có các giải pháp để ứng phó kịp thời.
Chuẩn bị nước trong nội đồng đề phòng xâm nhập mặn và thiếu nước từ thượng nguồn; tranh thủ nguồn nước ngọt, dẫn nước hoặc bơm tưới cho lúa, nhất là tưới đủ nước cho 3 lần bón phân và thời kỳ lúa làm đòng, trỗ. Cần chủ động các phương án tiêu thoát nước đề phòng mưa lớn bất thường.
Khuyến cáo nông dân chăm sóc, bón thúc sớm, tập trung, bón cân đối NPK, tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, tăng dảnh lúa hữu hiệu, tăng khả năng chống chịu ngay từ giai đoạn đầu; khi bón phân cần có đủ nước tưới, sử dụng các dạng phân Urê chậm tan để chống thất thoát đạm.
Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và xử lý nhanh, kịp thời các dịch bệnh phát sinh nhất là rầy nâu, sâu năn trong điều kiện nắng nóng, có mưa xen kẽ
2. Đối với sản xuất lúa hè thu chính vụ:
Các địa phương rà soát kế hoạch sản xuất lùa hè thu chính vụ, tập trung chỉ đạo bố trí thời vụ xuống giống hè thu năm 2017 hợp lý, đảm bảo thích ứng và linh hoạt với diễn biến nguồn nước ở các vùng chủ động được nước, vùng có nguy cơ thiếu nước và gắn với lịch né rầy, cụ thể:
- Tháng 6: Từ 02- 12/6/2017 (các huyện phía Nam và các vùng thiếu nguồn nước của các huyện phía Bắc nhưng có đê bao chống lũ).
3. Công tác khác
Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 100-120kg/ha nhằm hưởng ứng chương trình “Giảm lượng giống lúa gieo sạ ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long” do Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các loại vật tư không đảm bảo chất lượng, hàng gian hàng giả trên thị trường./.
Thành Lập Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
| 05/05/2017 11:00 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 18/5/2016 đến 24/5/2016 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 18/5/2016 đến 24/5/2016 và dự báo trong tuần tới | | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 18/5/2016 đến 24/5/2016
1. Cây lúa hè thu: hiện nay gieo sạ được 138.749 ha/KH 222.500 ha, tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ, thành phố Tân An và các huyện Đồng Tháp Mười. Trong đó giai đoạn mạ 26.305 ha, đẻ nhánh 41.433 ha, đòng 18.166 ha, trỗ chín 22.502 ha, thu hoạch 30.343 ha. Về sâu bệnh hại có: 1. Cây lúa. Rầy nâu: DTN 1.060 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m 2, tăng 30 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường. Rầy nâu đa số tuổi 5- trưởng thành. Tuần qua rầy trưởng thành vào đèn rải rác ở các huyện Đồng Tháp Mười, trừ huyện Tân Thạnh rầy nâu vào đèn với mật số tương đối cao. Bệnh đạo ôn lá: DTN 3.180 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, tăng 1.830 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường. Ốc bươu vàng: DTN 1.850 ha, mật độ 1-3 con/m2, giảm 680 ha so với tuần trước, xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường, trong đó có 100 ha mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng). Sâu cuốn lá: DTN 1.030 ha, mật độ 10-20 con/m2, xuất hiện trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Sâu đa số tuổi 3-5. Ngoài ra còn có ngộ độc phèn (746 ha), bọ trĩ (440 ha), chuột (380 ha), ngộ độc hữu cơ (250 ha), nhện gié (200 ha), rầy phấn trắng (155 ha), lem lép hạt (150 ha) xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng - trỗ chín. Nhận xét: Tình hình sâu bệnh hại tuần qua nổi bật có bệnh đạo ôn lá, diện tích nhiễm tăng mạnh do điều kiện thời tiết những ngày qua có mưa, đồng thời đa số diện tích lúa hiện nay đang ở đoạn đẻ nhánh - đòng rất thích hợp để nấm bệnh phát sinh. Đối tượng rầy nâu, sâu cuốn lá, ốc bươu vàng gây hại cục bộ với mật độ thấp, riêng ốc bươu vàng có 100 ha mật độ 7-10 con/m2 ở Vĩnh Hưng. Chuột, ngộ độc hữu cơ, bọ trĩ, rầy cánh phấn, ngộ độc phèn, nhện gié xuất hiện rải rác. Ngoài ra tình hình thời tiết mưa lớn kèm theo dông lốc trong tuần qua đã làm đổ ngã một số diện tích lúa hè thu sớm giai đoạn trỗ đều - chín cụ thể như ở Tân Thạnh có 300 ha (xã Tân Bình, Kiến Bình, Nhơn Ninh) bị ngã với tỷ lệ 3-5%, tại Tân Hưng có 120 ha (xã Vĩnh Đại, Vĩnh Bửu) tỷ lệ ngã 40-50%. 2. Cây mía: 10.503 ha, trong đó giai đoạn cây con 5.525 ha, đẻ nhánh 470 ha, vươn lóng 3.500 ha, chín 1.008 ha. Sâu bệnh gây hại trên mía ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng như: sâu đục thân (590 ha), sâu đục ngọn (440 ha), rầy đen (340 ha), rệp sáp (120 ha). Tuần qua đối tượng sâu đục thân, sâu đục ngọn, rầy đen có DTN gia tăng mạnh ở Bến Lức trên mía thời kỳ cây con - vươn lóng. Tại huyện Thủ Thừa tình hình tương đối ổn định, hầu hết các đối tượng đang phát sinh rải rác ở mức nhẹ. 3. Cây rau các loại: 1.390 ha. Sâu bệnh hại rau ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa: Trên rau các loại tình hình sâu bệnh hại phổ biến có sâu xanh (47 ha), rầy mềm (37 ha), bọ nhảy (36 ha), sâu tơ (34 ha), thán thư (34 ha)... Tình hình thời tiết tuần qua tại các huyện trồng rau chủ yếu nắng nóng, mặc dù có mưa nhưng lượng mưa thấp nên diện tích rau đến nay vẫn không tăng, đặc biệt là ở huyện Cần Đước tình trạng hết nước tưới đang xảy ra ở một số diện tích trồng rau ăn trái. Về sâu bệnh hại rau tuần qua tương đối ổn định, trong đó sâu hại là đối tượng xuất hiện và gây hại phổ biến hiện nay, tuy nhiên đa số phát sinh và gây hại ở mức nhẹ. 4. Cây chanh: 6.841 ha. Sâu bệnh hại cây chanh ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ có: Nhện đỏ: DTN 1.077 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 18 ha so với tuần trước. Bệnh nấm hồng: DTN 750 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. Sâu vẽ bùa: DTN 721 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 4 ha so với tuần trước. Bệnh ghẻ: DTN 580 ha, tỷ lệ bệnh 5-15% lá, quả, tương đương so với tuần trước. Bệnh nứt thân xì mủ: DTN 257 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 7 ha so với tuần trước. Bệnh vàng lá sinh lý: DTN 165 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% lá, tăng 15 ha so với tuần trước. Đối tượng nhện đỏ, bệnh vàng lá sinh lý, bệnh nứt thân có DTN gia tăng so với tuần trước. Trong đó đối tượng bệnh nứt thân xì mủ và bệnh vàng lá sinh lý phát sinh chủ yếu ở Đức Hòa trên những vườn chanh ít được chăm sóc, đặc biệt hiện nay thời tiết đang chuyển mùa một vài cơn mưa cũng là điều kiện để nấm bệnh phát sinh. 5. Cây thanh long: 7.280 ha. Giai đoạn sinh trưởng từ 1-10 năm tuổi. Sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành có: Bệnh đốm nâu: DTN 306 ha, tăng 4 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, hầu hết DTN bệnh ở mức nhẹ. Do thời tiết tuần qua tại huyện Châu Thành có mưa là điều kiện để bệnh đốm nâu phát sinh và gia tăng diện tích nhiễm so với tuần trước, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ tăng nhẹ do áp lực bệnh chưa cao. 6. Cây đậu phộng: hiện nay cây đậu phộng được gieo sạ chủ yếu ở huyện Đức Hòa với diện tích 728 ha. Tình hình sâu bệnh chỉ có rầy xanh (36 ha), sâu ăn tạp (31 ha), bệnh đốm lá xuất hiện rải rác trên đậu phộng giai đoạn cây con.
Dự kiến tình hình sinh vật gây hại tuần từ ngày 25/5 đến 31/5/2016
1. Cây lúa: Rầy nâu: trưởng thành - trứng. DTN và mật độ giảm. Bệnh đạo ôn lá: gia tăng DTN do thời tiết có mưa, ẩm độ không khí cao, đặc biệt hiện nay phần lớn diện tích lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng rất dễ mẫn cảm với nấm bệnh. Sâu năn, sâu cuốn lá, sâu phao, chuột: phát sinh và gia tăng DTN trên lúa đẻ nhánh - đòng chủ yếu ở các huyện Đồng Tháp Mười. Ốc bươu vàng: DTN tăng, tập trung trên lúa giai đoạn mạ ở thành phố Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và các huyện Đồng Tháp Mười do thời tiết có mưa các huyện bắt đầu xuống giống, đặc biệt gây hại mạnh ở những chân ruộng trũng và khi thời tiết có mưa nhiều. Lem lép hạt: phát sinh rải rác trên trà lúa hè thu sớm giai đoạn trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh do thời tiết có mưa. 2. Trên cây mía: Sâu đục ngọn, sâu đục thân, rầy đen tiếp tục gia tăng DTN trên mía gốc giai đoạn cây con - vươn lóng. 3. Rau các loại: Diện tích trồng tăng. Sâu tơ, bọ nhảy, rầy xanh, sâu xanh, bệnh thán thư, đốm lá, lở cổ rễ,… phát sinh và gây hại trên rau ăn lá và rau ăn trái. Đặc biệt trên rau trồng mới. 4. Cây chanh: DTN nhện đỏ và sâu vẽ bùa giảm. Bệnh hại phát sinh do thời tiết có mưa, ẩm độ không khí cao. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu DTN và TLB gia tăng trên thanh long thời kỳ cho trái do thời tiết có mưa. 6. Cây đậu phộng: sâu ăn tạp, bệnh đốm lá, lở cổ rễ gia tăng DTN trên đậu phộng ở giai đoạn cây con. Các chủ trương triển khai thực hiện trong thời gian tới Trên lúa hè thu tiếp tục theo dõi diễn biến sâu bệnh hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu năn, bệnh đạo ôn lá, ốc bươu vàng,…đang phát sinh trên các trà lúa, cảnh báo và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra cần tổ chức tập huấn kỹ thuật giúp cho nông dân quản lý tốt đồng ruộng. Hiện nay thời tiết bắt đầu có mưa, trong thời gian tới lúa hè thu sẽ tiếp tục được xuống giống, do đó đối với huyện bị ảnh hưởng bởi nước mặn vận động nông dân tranh thủ nguồn nước mưa để rửa mặn nhiều lần, đối với những huyện không bị ảnh hưởng bởi nước mặn vận động nông dân diệt chuột, ốc bươu vàng bằng các biện pháp thủ công hoặc bằng thuốc hóa học trước khi xuống giống. Trên cây thanh long: Cần tập trung hướng dẫn kỹ thuật, biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh, lưu ý một số hoạt chất cấm sử dụng trên thanh long. Trên cây chanh: Theo dõi sát tình hình sâu bệnh. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, an toàn và hiệu quả. Lê Thị Ngọc Luyến Chi cục Bảo vệ thực vật
| 27/05/2016 5:00 CH | Đã ban hành | | THÔNG BÁO tình hình sinh vật gây từ ngày 11 đến 17/5/2016 và dự báo trong tuần tới | THÔNG BÁO tình hình sinh vật gây từ ngày 11 đến 17/5/2016 và dự báo trong tuần tới | | 1. Cây lúa hè thu: hiện nay gieo sạ được 113.442 ha, tập trung ở huyện Đức Hòa, Đức Huệ và các huyện Đồng Tháp Mười, trong đó giai đoạn mạ 10.459 ha, đẻ nhánh 39.639 ha, đòng 23.815 ha, trỗ chín 12.266 ha, thu hoạch 27.263 ha. Về sâu bệnh hại có: Rầy nâu: DTN 1.030 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m 2, giảm 2.780 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường. Rầy nâu đa số tuổi 3-4. Bệnh đạo ôn lá: DTN 1.350 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, tăng 220 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường. Ốc bươu vàng: DTN 2.530 ha, mật độ 1-3 con/m2, giảm 1.200 ha so với tuần trước, xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng và Mộc Hóa trong đó có 200 ha mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng). Ngoài ra còn có bọ trĩ (570 ha), sâu cuốn lá (550 ha), ngộ độc phèn (397 ha), rầy phấn trắng (370 ha), chuột (330 ha), ngộ độc hữu cơ (200 ha), nhện gié (160 ha) xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Tuần qua sâu bệnh hại đáng chú ý là rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, ốc bươu vàng trong đó rầy nâu có DTN và mật độ thấp, bệnh đạo ôn lá có xu hướng gia tăng DTN so với tuần trước do hiện nay đa số diện tích lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh – đòng, đây là giai đoạn rất mẫn cảm với nấm bệnh. Ốc bươu vàng tiếp tục xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở các huyện Đồng Tháp Mười, đặc biệt ở Vĩnh Hưng (200 ha) mật độ ốc bươu vàng khá cao 7-10 con/m2. 2. Cây mía: 10.503 ha, trong đó giai đoạn cây con 5.525 ha, đẻ nhánh 470 ha, vươn lóng 3.500 ha, chín 1.008 ha. Sâu bệnh gây hại trên mía ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng như: sâu đục thân (510 ha), sâu đục ngọn (380 ha), rầy đen (290 ha), rệp sáp (120 ha). 3. Cây rau các loại: 1.460 ha. Sâu bệnh hại rau ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa phổ biến có sâu xanh (44 ha), bọ nhảy (41 ha), sâu tơ (41 ha), rầy mềm (36 ha), thán thư (34 ha)... 4. Cây chanh: 6.841 ha. Sâu bệnh hại cây chanh ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. Nhện đỏ: DTN 1.059 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 30 ha so với tuần trước. Bệnh nấm hồng: DTN 750 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. Sâu vẽ bùa: DTN 725 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 21 ha so với tuần trước. Bệnh ghẻ: DTN 580 ha, tỷ lệ bệnh 5-15% lá, quả, tương đương so với tuần trước. Bệnh nứt thân: DTN 250 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. Bệnh vàng lá sinh lý: DTN 150 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% lá, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: 7.280 ha. Giai đoạn sinh trưởng từ 1-10 năm tuổi. Sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành chủ yếu có: Sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành có bệnh đốm nâu nhiễm với diện tích là 302 ha, tương đương so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, hầu hết DTN bệnh ở mức nhẹ. 6. Cây đậu phộng: hiện nay cây đậu phộng được gieo sạ chủ yếu ở huyện Đức Hòa với diện tích 579 ha. Tình hình sâu bệnh chỉ có rầy xanh (43 ha), sâu ăn tạp (25 ha), bọ phấn trắng, bệnh đốm lá xuất hiện rải rác trên đậu phộng giai đoạn cây con. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại tuần từ ngày 18/5 đến 24/5/2016 1. Cây lúa: Rầy nâu: tuổi 5- trưởng thành, gây hại cục bộ trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ. Bệnh đạo ôn lá: phát sinh và gia tăng DTN trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở các huyện Đồng Tháp Mười do thời tiết có mưa. Rầy cánh phấn, nhện gié: gây hại ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn đòng trỗ ở Đức Huệ, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường. Sâu năn, sâu cuốn lá, chuột, bọ trĩ: xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Ốc bươu vàng: gây hại mạnh ở những chân ruộng trũng, đặc biệt khi thời tiết có mưa nhiều. 2. Trên cây mía: Sâu đục ngọn, sâu đục thân, rầy đen gia tăng DTN trên mía gốc giai đoạn cây con - vươn lóng. 3. Rau các loại: Diện tích trồng tăng nhẹ, sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy xanh,… tiếp tục phát sinh và gây hại trên rau ăn lá và rau ăn trái. 4. Cây chanh: mặc dù thời tiết hiện nay có mưa nhưng lượng mưa ít nên nhện đỏ và sâu vẽ bùa tiếp tục gia tăng DTN trên chanh thời kỳ cho trái, bệnh hại phát sinh rải rác ở mức nhẹ. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu DTN và TLB tăng nhẹ trên thanh long thời kỳ cho trái do thời tiết có mưa. 6. Cây đậu phộng: sâu ăn tạp, rầy xanh, bọ phấn trắng gia tăng DTN trên đậu phộng ở giai đoạn cây con.
Các chủ trương triển khai thực hiện trong thời gian tới Trên cây lúa: tiếp tục theo dõi diễn biến sâu bệnh hại như rầy nâu, rầy cánh phấn, bệnh đạo ôn lá, ốc bươu vàng,…đang phát sinh trên các trà lúa, cảnh báo và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra tổ chức tập huấn kỹ thuật giúp cho nông dân quản lý tốt đồng ruộng. Đồng thời khuyến cáo nông dân chỉ xuống giống khi chủ động được nguồn nước ngọt và tranh thủ nguồn nước mưa để rửa mặn nhiều lần trước khi xuống giống. Đối với những huyện không bị ảnh hưởng bởi nước mặn và chủ động được nguồn nước thì vận động nông dân chủ động gieo sạ đúng lịch thời vụ đợt 2 từ ngày 15-25/5/2016, diệt chuột, ốc bươu vàng bằng các biện pháp thủ công hoặc bằng thuốc hóa học trước khi xuống giống. Trên cây thanh long: tập trung hướng dẫn kỹ thuật, biện pháp canh tác, phòng trừ sâu bệnh, lưu ý một số hoạt chất cấm sử dụng trên thanh long. Trên cây chanh: theo dõi sát tình hình sâu bệnh, đặc biệt chú ý đối với sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bệnh ghẻ, bệnh vàng lá sinh lý trên chanh. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, an toàn và hiệu quả. Lê Thị Ngọc Luyến Chi cục Bảo vệ thực vật
| 19/05/2016 11:00 SA | Đã ban hành | | Bản tin dự báo tình hình sâu bệnh trên cây lúa trong tuần từ ngày 13 đến ngày 19/4/2016 và dự báo trong tuần tới | Bản tin dự báo tình hình sâu bệnh trên cây lúa trong tuần từ ngày 13 đến ngày 19/4/2016 và dự báo trong tuần tới | | 1. Về tình hình sản xuất lúa.
- Đến nay lúa hè thu gieo sạ được 78.360 ha tập trung chủ yếu ở huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường. Trong đó giai đoạn mạ 15.805 ha, giai đoạn đẻ nhánh 19.869 ha, đòng 14.245 ha, trỗ chín 28.441 ha. - Ngoài ra, diện tích của một số cây trồng khác như: cây mía 11.263 ha, cây thanh long 7.280 ha, cây chanh 6.841 ha, cây đậu phộng 80 ha, cây khoai mỡ 2.884 ha, cây mè: 2.998,5 ha, rau các loại 1.695 ha.
2. Về tình hình dịch hại.
Trên lúa hè thu
- Rầy nâu: hiện nay trên đồng phổ biến tuổi 3-4, xuất hiện ớ mức độ nhẹ với mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường. - Bệnh đạo ôn lá: DTN giảm so với tuần trước do đa số diện tích đều được nông dân theo dõi và phòng trừ kịp thời. Hiện nay bệnh chỉ gây hại ở mức nhẹ.
- Ốc bươu vàng: mật độ độ phổ biến 1-3 con/m2 xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, trong đó 500 ha mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng).
- Sâu năn gia tăng diện tích nhiễm trên lúa giai đoạn đẻ nhánh chủ yếu ở thị xã Kiến Tường và Tân Hưng với tỷ lệ hại phổ biến 5-10%. Đặc biệt ở xã Hưng Điền B và Vĩnh Châu A huyện Tân Hưng có 38,2 ha bị hại ở mức năng với TLH 70-90% gây hại nặng ở xã Hưng Điền B và xã Vĩnh Châu A của huyện Tân Hưng.
- Ngoài ra cũng cần lưu ý đối tượng chuột, sâu cuốn lá, ngộ độc phèn, bọ trĩ gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng. Rầy cánh phấn và nhện gié đang phát sinh rải rác trên giai đoạn đòng- trỗ. Trên cây trồng khác.
Cây mía: Hiện nay sâu bệnh hại mía chủ yếu tập trung phát sinh trên mía thời kỳ cây con - vươn lóng ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, trong đó chủ yếu có các đối tượng như sâu đục ngọn, sâu đục thân, rầy đen, rệp sáp nhưng hầu hết chỉ gây hại ở mức nhẹ.
Cây rau các loại: DTN sâu hại tuần qua có gia tăng do điều kiện thời tiết thích hợp, trong đó đáng chú ý là sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy mềm, ruồi đục trái. Tuy nhiên DTN tăng không nhiều do một số diện tích rau được thu hoạch.
Cây chanh: Hầu hết đối tượng sâu bệnh hại đều giảm DTN, chủ yếu ở huyện Đức Huệ do thời tiết nắng nóng và diện tích chanh ra lộc giảm nên áp lực sâu bệnh hại giảm, bên cạnh đó đa số nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và hiệu quả. Cây thanh long: Hiện nay bệnh đốm nâu gây hại rải rác ở mức nhẹ (TLB trên cành, trên trái khoảng 1%). Nhìn chung DTN thấp hơn so với cùng kỳ năm trước rất nhiều (tuần 15-21/4/2015 DTN là 1.629 ha) do điều kiện thời tiết năm nay nắng nóng và khô hạn không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Đối tượng rệp sáp, bệnh thán thư, bọ xít, kiến, ốc sên gây hại rải rác.
3. Dự báo tình hình sinh vật gây hại trong tuần tới. Trên cây lúa: cần chú ý đối tượng: - Rầy nâu: xuất hiện cục bộ trên lúa giai đoạn đòng trỗ- chín. - Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, sâu năn, ngộ độc phèn: tiếp tục phát sinh và gây hại cục bộ trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở các huyện Đồng Tháp Mười. - Bệnh lem lép hạt, nhện gié: phát sinh trên lúa giai đoạn đòng - trỗ ở Đức Huệ, Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường. - Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ: xuất hiện và gây hại cục bộ trên lúa mới gieo sạ - mạ. Đặc biệt bọ trĩ gây hại mạnh ở những ruộng có gò cao. Trên cây mía: Sâu đục ngọn, sâu đục thân, rầy đen gia tăng DTN trên mía gốc giai đoạn cây con - vươn lóng. Rau các loại: DTN các đối tượng sâu bệnh hại tiếp tục giảm, tuy nhiên sâu hại là đối tượng gây hại chủ yếu trên ruộng rau do thời tiết nắng nóng, khô hạn. Cây chanh: sâu bệnh hại phát sinh và gây hại ở mức nhẹ, trong đó sâu vẽ bùa, nhện đỏ chỉ xuất hiện ở vườn chanh ra lộc và trái non. Cây thanh long: bệnh đốm nâu gây hại rải rác ở mức nhẹ. Lê Thị Ngọc Luyến Chi cục BVTV Long An
| 21/04/2016 4:00 CH | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 17 – 23/02/2016 và dự báo gây hại trong tuần tới. | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 17 – 23/02/2016 và dự báo gây hại trong tuần tới. | | Tuần qua khu vực Tỉnh Long An chủ yếu chịu ảnh hưởng rìa xa phía Tây nam của áp cao lạnh lục địa suy yếu vào đầu tuần và tăng cường vào khoảng giữa tuần đến cuối tuần. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới hoạt động ổn định. Thời tiết: Trời mây thay đổi, đêm không mưa. Ngày nắng. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa. Trên lúa đông xuân: - Rầy nâu: DTN 3.321 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 5.934 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chắc chín ở huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng. Rầy nâu đa số tuổi 5- trưởng thành. Riêng ở huyện Vĩnh Hưng, Tân Trụ có rầy nâu gối lứa tuổi 2-3. Tuần qua hầu hết các huyện không có rầy trưởng thành vào đèn. Trừ huyện Vĩnh Hưng có rầy vào đèn với mật số khá cao. - Bệnh cháy bìa lá: DTN 2.752 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 10-20%, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Bến Lức, Tân Trụ, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 1.538 ha, giảm 1.588 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Đức Hòa, Đức Huệ và thành phố Tân An. - Bệnh khô cổ bông: DTN 1.363 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 2-5%, giảm 178 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn trỗ - chắc chín ở huyện Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng. - Bệnh vàng lá chín sớm: DTN 1.290 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, tập trung trên lúa giai đoạn trỗ - chắc chín ở huyện Thủ Thừa, Vĩnh Hưng. Ngoài ra còn có sâu cuốn lá (1.067 ha), chuột (799 ha), bệnh lem lép hạt (495 ha), khô vằn (398 ha) gây hại cục bộ trên lúa đòng - trỗ chín. Nhận xét: Tuần qua hầu hết các đối tượng như rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá giảm DTN. Trong đó rầy nâu, sâu cuốn lá trưởng thành rộ; Bệnh đạo ôn lá giảm DTN do đa số diện tích lúa chuyển sang giai đoạn đòng trỗ; Bệnh khô cổ bông, khô vằn, cháy bìa lá, bệnh lem lép hạt, bệnh vàng lá chín sớm đang phát sinh và gia tăng DTN trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chắc chín. Trên lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh, cục bộ có sâu năn (30 ha) với TLH 10-20% (thị xã Kiến Tường), bệnh đạo ôn lá (140 ha) với TLB 5-10% (Tân Thạnh). Ngoài ra tình hình khô hạn, nhiễm mặn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa: Trên trà lúa giai đoạn trỗ ở các xã An Thạnh, Thanh Phú, Tân Bữu của huyện Bến Lức bị thiệt hại với tổng diện tích là 95 ha, trong đó có 45 ha (TLH 70%); 20 ha (TLH 30%); 30 ha (TLH 10%). 2. Cây mía: Sâu bệnh gây hại trên mía thời kỳ vươn lóng - chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như: rầy đen (215 ha), sâu đục thân (210 ha), bệnh đỏ bẹ (200 ha), bệnh đốm đỏ lá (170 ha), rệp sáp (100 ha), sâu đục ngọn (100 ha). DTN rầy đen, sâu đục thân, bệnh đỏ bẹ, đốm đỏ lá giảm do thu hoạch, hiện nay hầu hết các đối tượng chỉ gây hại ở mức nhẹ, riêng đối tượng sâu đục ngọn đang phát sinh trên mía gốc thời kỳ vươn lóng ở huyện Bến Lức. 3. Cây rau các loại: Sâu bệnh hại rau ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa: Trên rau các loại tình hình sâu bệnh hại phổ biến có bọ nhảy (76 ha), sâu tơ (75 ha), sâu xanh (68 ha), bệnh thán thư (45 ha), bọ phấn trắng (36 ha), rầy mềm, rầy xanh, sâu khoang,… tuần qua do điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn nên diện tích trồng rau giảm, về sâu bệnh hại nhìn chung DTN bệnh hại giảm, sâu hại tăng nhẹ. 4. Cây chanh: Sâu bệnh hại cây chanh ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Bệnh nấm hồng: DTN 780 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 19 ha so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 605 ha, tỷ lệ bệnh 5-15% lá, quả, giảm 39 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 739 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 185 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 709 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 196 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 250 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. Tuần qua DTN bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ giảm, DTN nhện đỏ, sâu vẽ bùa tăng mạnh do thời tiết nắng nóng, khô hạn 5. Cây thanh long: Sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành có: - Bệnh đốm nâu: DTN 1.240 ha, giảm 6 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, hầu hết diện tích nhiễm bệnh ở mức nhẹ, trong đó TLB trên cành là 6%, TLB trên trái là 1%. Nhìn chung DTN và TLB giảm do thời tiết bước vào mùa khô, ẩm độ thấp không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, hầu hết bệnh chỉ gây hại ở mức nhẹ. Đối tượng rệp sáp, bệnh thán thư, bọ xít, kiến, ốc sên gây hại rải rác. 6. Cây đậu phộng: sâu bệnh hại có sâu ăn tạp (115 ha), bệnh đốm lá (40 ha), sâu xanh (19 ha), nhện (17 ha). Hầu hết các đối tượng giảm DTN trên đậu phộng giai đoạn đậu trái - thu hoạch.
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI
Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Long An tuần từ 11-20/02/2016: Ngày đầu tuần và những ngày cuối tuần chịu ảnh hưởng rìa Tây Nam của lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới khống chế. Thời tiết khu vực Long An hầu như không mưa, ban ngày trời nắng, sáng sớm có sương mù nhẹ. Về thủy văn: Mực nước các nơi dao động theo triều, kỳ nước cao nhất xuất hiện vào những ngày đầu tuần. Độ mặn giảm dần đến cuối tuần. 1. Cây lúa: - Rầy nâu: trưởng thành - trứng. - Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá: phát sinh và gây hại cục bộ trên trà lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh ở huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường. - Bệnh khô cổ bông, bệnh lem lép hạt, cháy bìa lá, khô vằn, vàng lá chín sớm: gia tăng DTN trên lúa đông xuân giai đoạn đòng trỗ - chín. 2. Trên cây mía: Sâu đục ngọn gây hại rải rác trên mía gốc giai đoạn cây con -vươn lóng. 3. Rau các loại: DTN sâu bệnh hại giảm do diện tích trồng giảm, trong đó sâu hại gây hại mạnh hơn bệnh hại do thời tiết tiếp tục khô hạn. 4. Cây chanh: DTN bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ giảm; DTN nhện đỏ, sâu vẽ bùa gia tăng trên chanh thời kỳ cho trái do thời tiết khô hạn và nắng nóng. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu gây hại ở mức nhẹ.
ĐỀ NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG
- Trên cây lúa: Đề nghị các trạm Bảo vệ thực vật huyện cần chú ý theo dõi đối tượng rầy nâu, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá, khô vằn đang phát sinh và gây hại trên trà lúa đông xuân giai đoạn đòng trỗ - chín. Bên cạnh đó một số diện tích lúa xuân hè giai đoạn mạ - đẻ nhánh rất mẫn cảm với sâu bệnh hại đặc biệt là rầy nâu di trú, đạo ôn lá, sâu cuốn lá, sâu năn…. Do đó đề nghị trạm Bảo vệ thực vật các huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường cần tập trung theo dõi các đối tượng sâu bệnh, cảnh báo và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời. Ngoài ra cần tiếp tục theo dõi tình hình khô hạn và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa và có báo cáo kịp thời. - Trên cây thanh long: Cần tập trung hướng dẫn kỹ thuật, biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu theo qui trình của Cục Bảo vệ thực vật, khuyến cáo các hoạt chất thuốc Bảo vệ thực vật, sử dụng trên thanh long theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, tuân thủ thời gian cách ly khi thu hoạch và tiếp tục phát động nông dân cắt tỉa vệ sinh vườn thanh long để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh đốm nâu gây ra cũng như các đối tượng sâu bệnh hại khác. - Trên cây chanh: Đề nghị trạm Bảo vệ thực vật các huyện trồng chanh theo dõi sát tình hình sâu bệnh, đặc biệt chú ý đối với bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ, sâu đục thân trên chanh. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, an toàn và hiệu quả.
Lê Thị Ngọc Luyến Chi cục BVTV Long An
| 01/03/2016 12:00 CH | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 13/01 đến 19/01/2016 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 13/01 đến 19/01/2016 và dự báo trong tuần tới | |
1. Cây lúa. Hiện nay lúa đông xuân 2015-2016 gieo sạ được 233.822 ha/KH 230.550 ha. Trong đó giai đoạn mạ 11.763 ha, đẻ nhánh 49.904 ha, đòng trổ 114.637 ha, chín 43.237 ha, thu hoạch 14.281 ha (Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường). Về tình hình sâu bệnh hại trong tuần qua có: Rầy nâu: DTN 11.959 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 6.930 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ ở hầu hết các huyện thị, trong đó có 150 ha mật độ rầy 3.500- 6.000 con/m2 (Thạnh Hóa). Rầy nâu đa số tuổi 3-5. Bệnh đạo ôn lá: DTN 9.691 ha, giảm 2.523 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị, trong đó có 20 ha nhiễm bệnh với tỷ lệ 20-30% (Thạnh Hóa). Sâu cuốn lá: DTN 1.260 ha, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ ở huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng. Sâu đa số tuổi 3-5. Ngoài ra còn có chuột (706 ha), ốc bươu vàng (382 ha), khô cổ bông (296 ha), bệnh lem lép hạt (230 ha), sâu phao (220 ha), sâu năn (150 ha), bọ trĩ (100 ha) gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đòng trổ. 2. Cây mía: 11.648 ha, trong đó giai đoạn vươn lóng - chín 7.648 ha, thu hoạch 4.000 ha. Sâu bệnh gây hại tập trung ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như: bệnh đỏ bẹ (430 ha), sâu đục thân (425 ha), đốm đỏ lá (300 ha), rầy đen (230 ha), rệp sáp (108 ha)… 3. Cây rau các loại: 3.159 ha. Sâu bệnh hại rau ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa có: Trên rau các loại tình hình sâu bệnh hại phổ biến có bọ nhảy (109 ha), sâu tơ (103 ha), sâu xanh (91 ha), bệnh thán thư (49 ha), bọ trĩ (38 ha), bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm lá, sương mai, chết cây con… 4. Cây chanh: 6.841 ha. Sâu bệnh hại cây chanh ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ có: Bệnh nấm hồng: DTN 844 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 12 ha so với tuần trước. Bệnh ghẻ: DTN 701 ha, tỷ lệ bệnh 5-15% lá, quả, giảm 17 ha so với tuần trước. Sâu vẽ bùa: DTN 636 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 191 ha so với tuần trước. Nhện đỏ: DTN 431 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, giảm 13 ha so với tuần trước. Bệnh nứt thân: DTN 205 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: 7.126 ha. Giai đoạn sinh trưởng từ 1-10 năm tuổi. Sâu bệnh xuất hiện chủ yếu ở huyện Châu Thành có: Bệnh đốm nâu: DTN 1.237 ha, giảm 103 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 1.237 ha nhiễm mức nhẹ, với TLB trên cành là 6%, TLB trên trái là 1%. Dự kiến tình hình sâu bệnh hại trong thời gian tới (tuần từ ngày 20- 26/01/2016) 1. Cây lúa: Rầy nâu, sâu cuốn lá: tuổi 5- trưởng thành. Riêng cuối tuần có đợt rầy gối lứa nở với mật độ cao cục bộ trên trà lúa đẻ nhánh - đòng trổ, chủ yếu ở một số huyện Đồng Tháp Mười. Bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh cháy bìa lá: gia tăng DTN trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An do điều kiện thời tiết có sương mù về đêm, ẩm độ không khí cao, đặc biệt gây hại mạnh trên ruộng lúa gieo sạ dày, bón thừa phân đạm. Bệnh khô cổ bông, bệnh lem lép hạt: phát sinh rải rác ở các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa và các huyện Đồng Tháp Mười trên lúa giai đoạn trổ đều - chắc chín. Ốc bươu vàng, chuột, sâu phao, bọ trĩ, sâu năn, ngộ độc phèn: gây hại cục bộ trên lúa đông xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đòng. 2. Trên cây mía: sâu bệnh ở Bến Lức, Thủ Thừa tiếp tục giảm do thu hoạch; Sâu đục thân tiếp tục phát sinh và gây hại rải rác trên mía gốc giai đoạn vươn lóng ở Đức Hòa, Đức Huệ. 3. Rau các loại: sâu bệnh hại gia tăng DTN và mật độ trên cây rau các loại trong thời kỳ sinh trưởng mạnh. 4. Cây chanh: DTN nhện đỏ, sâu vẽ bùa gia tăng; DTN bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ giảm trên chanh thời kỳ cho trái. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu giảm DTN và tỷ lệ bệnh do thời tiết nắng nóng và đa số nông dân đều tích cực chăm sóc. Các chủ trương triển khai thực hiện trong thời gian tới Trên cây lúa: Trên trà lúa đông xuân đề nghị trạm Bảo vệ thực vật các huyện, thị cần tập trung theo dõi diễn biến dịch hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu năn, bệnh đạo ôn lá, khô cổ bông, khô vằn, lem lép hạt,… Đặc biệt là chú ý đợt rầy gối lứa sẽ nở 24-30/01 có thể có mật độ rất cao. Thường xuyên thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nông dân chủ động phòng trừ hiệu quả. Tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại CV số 10214/BNN-TT ngày 17/12/2015 về việc chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân, nên hạn chế gieo sạ lúa đông xuân 2016 trong tháng 01/2016 do có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn; giữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước bên trong nội đồng, tránh ô nhiễm. Trên cây thanh long: tập trung hướng dẫn kỹ thuật, biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu theo qui trình của Cục Bảo vệ thực vật, khuyến cáo các hoạt chất thuốc Bảo vệ thực vật, sử dụng trên thanh long theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, tuân thủ thời gian cách ly khi thu hoạch và tiếp tục phát động nông dân cắt tỉa vệ sinh vườn thanh long để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh đốm nâu gây ra cũng như các đối tượng sâu bệnh hại khác. Trên cây chanh: theo dõi sát tình hình sâu bệnh, đặc biệt chú ý đối với bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ, sâu đục thân trên chanh. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, an toàn và hiệu quả.
Lê Thị Ngọc Luyến Chi cục Bảo vệ thực vật
| 21/01/2016 4:00 CH | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 06/01/2016 đến 12/01/2016 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 06/01/2016 đến 12/01/2016 và dự báo trong tuần tới | | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 06/01/2016 đến 12/01/2016 1. Cây lúa Lúa đông xuân hiện nay gieo sạ được 232.157 ha/KH 230.550 ha. Trong đó lúa giai đoạn mạ 14.541 ha, đẻ nhánh 73.269 ha, đòng trỗ 93.989 ha, chín 44.829 ha, thu hoạch 5.529 ha (Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường). Về tình hình sâu bệnh hại chủ yếu có:
Rầy nâu: DTN 18.889 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tăng 14.914 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở hầu hết các huyện thị, trong đó có 1.500 ha mật độ rầy từ 3.000-4.000 con/m2 (Tân Thạnh). Rầy nâu đa số tuổi 2-3.
Bệnh đạo ôn lá: DTN 12.214 ha, tăng 2.683 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị. trong đó có 500 ha nhiễm bệnh với tỷ lệ 20-30% (thị xã Kiến Tường).
Sâu cuốn lá: DTN 2.705 ha, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng, trong đó có 500 ha mật độ sâu 50-100 con/m2 (Thạnh Hóa). Sâu đa số tuổi 1-2.
Rầy cánh phấn: DTN 1.200 ha, mật độ phổ biến 1.000-1.500 con/m2 tập trung trên lúa giai đoạn đòng - trỗ ở thị xã Kiến Tường. Ngoài ra còn có chuột (589 ha), sâu phao (363 ha), ốc bươu vàng (260 ha), khô cổ bông (106 ha), sâu năn (100 ha) gây hại rải rác trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đòng trỗ.
2. Cây mía: diện tích trồng là 11.648 ha, trong đó giai đoạn vươn lóng - chín 8.288 ha, thu hoạch 3.360 ha.
Sâu bệnh gây hại tập trung chủ yếu ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như: bệnh đỏ bẹ (450 ha), sâu đục thân (425 ha), đốm đỏ lá (300 ha), rầy đen (230 ha), rệp sáp (108 ha)…
3. Cây rau các loại được trồng ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa với diện tích là 3.178 ha
Trên rau các loại tình hình sâu bệnh hại phổ biến có bọ nhảy (105 ha), sâu tơ (98 ha), sâu xanh (94 ha), bọ trĩ (44 ha), bệnh thán thư (42 ha), bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm lá, sương mai, chết cây con gây hại rải rác.
4. Cây chanh: diện tích trồng là 6.841 ha. Sâu bệnh hại tập trung chủ yếu ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ
Bệnh nấm hồng: DTN 856 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 1 ha so với tuần trước. Bệnh ghẻ: DTN 718 ha, tỷ lệ bệnh 5-15% lá, quả, tăng 13 so với tuần trước. Sâu vẽ bùa: DTN 445 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 2 ha so với tuần trước. Nhện đỏ: DTN 444 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 35 ha so với tuần trước. Bệnh nứt thân: DTN 205 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 62 ha so với tuần trước.
5. Cây thanh long: toàn tỉnh có 7.126 ha, đa số từ 1-10 năm tuổi. Sâu bệnh xuất hiện trên thanh long ở huyện Châu Thành chủ yếu có:
Bệnh đốm nâu: DTN 1.340 ha, tăng 20 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 1.327 ha nhiễm mức nhẹ, 13 ha nhiễm ở mức trung bình, với TLB trên cành là 9%, TLB trên trái là 1%.
6. Cây đậu phộng: được trồng ở Đức Hòa, Đức Huệ với diện tích là 3.998 ha. Tuần qua sâu bệnh hại chủ yếu có bệnh lở cổ rễ (70 ha), sâu ăn tạp (82 ha), bệnh đốm lá (66 ha), hầu hết phát sinh rải rác trên đậu phộng giai đoạn cây con- ra hoa
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng tuần tới
1. Cây lúa Rầy nâu, sâu cuốn lá: DTN và mật độ gia tăng. Đặc biệt gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh cháy bìa lá: phát sinh và gia tăng DTN trên lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị do điều kiện thời tiết có sương mù về đêm, ẩm độ không khí cao, đặc biệt gây hại mạnh trên ruộng lúa gieo sạ dày, bón thừa phân đạm.
Bệnh khô cổ bông, bệnh lem lép hạt: phát sinh rải rác trên lúa đông xuân giai đoạn trỗ đều - chắc chín ở các huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và các huyện Đồng Tháp Mười.
Ốc bươu vàng, chuột, sâu phao, sâu năn: gây hại cục bộ trên lúa đông xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An.
2. Trên cây mía: DTN các đối tượng sâu bệnh hại tiếp tục giảm do thu hoạch, trong đó sâu đục thân phát sinh và gây hại rải rác trên mía gốc giai đoạn vươn lóng ở Đức Huệ.
3. Rau các loại: sâu bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại trên cây rau các loại thời kỳ sinh tưởng mạnh.
4. Cây chanh: DTN nhện đỏ gia tăng; DTN bệnh nấm hồng, sâu vẽ bùa, bệnh ghẻ giảm trên chanh thời kỳ cho trái.
5. Cây thanh long: DTN bệnh đốm nâu tiếp tục gây hại ở mức nhẹ - trung bình
Các biện pháp được triển khai và thực hiện ở địa phương
Trên cây lúa: tập trung theo dõi diễn biến dịch hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu năn, bệnh đạo ôn lá, khô cổ bông, khô vằn, lem lép hạt,… Đồng thời hướng dẫn nông dân cách chăm sóc và phòng trừ dịch hại hiệu quả. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại CV số 10214/BNN-TT ngày 17/12/2015 về việc chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân, nên hạn chế gieo sạ lúa đông xuân 2016 trong tháng 01/2016 do có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn; giữ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước bên trong nội đồng, tránh ô nhiễm.
Trên cây thanh long: tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật, biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu theo qui trình của Cục Bảo vệ thực vật, khuyến cáo các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng trên thanh long theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, tuân thủ thời gian cách ly khi thu hoạch và tiếp tục phát động nông dân cắt tỉa vệ sinh vườn thanh long để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh đốm nâu gây ra cũng như các đối tượng sâu bệnh hại khác.
Trên cây chanh: theo dõi sát tình hình sâu bệnh, đặc biệt chú ý đối với bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ, nhện đỏ và sâu vẽ bùa. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, theo nguyên tắc 4 đúng, an toàn và hiệu quả. Lê Thị Ngọc Luyến Chi cục BVTV Long An
| 15/01/2016 9:00 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 16/12/2015 đến 22/12/2015 và dự báo dịch hại tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại từ ngày 16/12/2015 đến 22/12/2015 và dự báo dịch hại tuần tới | | 1. Cây lúa Lúa đông xuân: hiện nay gieo sạ được 232.716 ha/KH 230.550 ha, tập trung ở huyện Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ và các huyện Đồng Tháp Mười. Trong đó giai đoạn mạ: 39.966 ha, đẻ nhánh: 107.393 ha, đòng trỗ: 61.230 ha, chín: 23.826 ha, thu hoạch: 301 ha (Cần Đước, Cần Giuộc, thị xã Kiến Tường). Về tình hình sâu bệnh hại chủ yếu có: Rầy nâu: DTN 4.974 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 852 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ ở huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường, trong đó có 80 ha mật độ rầy khá cao 3.000-4.000 con/m2 (Thạnh Hóa). Rầy nâu đa số tuổi 4, 5- trưởng thành. Bệnh đạo ôn lá: DTN 8.957 ha, tăng 3.900 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10% phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường. Ốc bươu vàng: DTN 1.428 ha, giảm 1.307 ha so với tuần trước, mật độ phổ biến 2-3 con/m2 xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, trong đó có 50 ha xuất hiện với mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng). Chuột: DTN 1.102 ha, tỷ lệ hại phổ biến 2-5%, tăng 104 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện Đồng Tháp Mười. Ngoài ra còn có sâu cuốn lá (650 ha), sâu phao (407 ha), bệnh cháy bìa lá (343 ha), ngộ độc phèn (298 ha), bọ trĩ (215 ha), bệnh khô vằn (180 ha) gây hại rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Lúa thu đông - mùa: đa số diện tích lúa ở giai đoạn chín - thu hoạch chỉ còn lại khoảng 2.000 ha giai đoạn đòng trỗ, tình hình sâu bệnh tập trung gây hại có rầy nâu (830 ha), bệnh khô cổ bông (689 ha), bệnh lem lép hạt (561 ha), bệnh cháy bìa lá (290 ha), trong đó rầy nâu gây hại cục bộ trên giống lúa nhiễm và đã có 12 ha ở xã Nhị Thành huyện Thủ Thừa bị cháy lõm với tỷ lệ 5% diện tích. 2. Cây mía: diện tích trồng là 11.648 ha, trong đó giai đoạn vươn lóng - chín: 10.698 ha, thu hoạch: 950 ha Sâu bệnh gây hại tập trung chủ yếu ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như: sâu đục thân (765 ha), bệnh đỏ bẹ (580 ha), rầy đen (250 ha), rệp sáp (105 ha)… 3. Cây rau các loại được trồng ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa với diện tích là 3.178 ha Sâu bệnh hại phổ biến có bọ nhảy (105 ha), sâu tơ (97 ha), sâu xanh (79 ha), bệnh thán thư (48 ha), bệnh lở cổ rễ (46 ha), bệnh đốm lá, sương mai, chết cây con… 4. Cây chanh: diện tích trồng là 6.841 ha. Sâu bệnh hại tập trung chủ yếu ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ Bệnh nấm hồng: DTN 888 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 55 ha so với tuần trước. Bệnh ghẻ: DTN 712 ha, tỷ lệ bệnh 5-15% lá, quả, tăng 38 ha so với tuần trước. Sâu vẽ bùa: DTN 393 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 61 ha so với tuần trước. Nhện đỏ: DTN 376 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 8 ha so với tuần trước. Bệnh nứt thân: DTN 270 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 5 ha so với tuần trước. 5. Cây thanh long: 6.849 ha. Giai đoạn sinh trưởng từ 1-10 năm tuổi. Sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành có: Bệnh đốm nâu: DTN 1.384 ha, tăng 32 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 1.356 ha nhiễm mức nhẹ, 28 ha nhiễm ở mức trung bình, với TLB trên cành là 12%, TLB trên trái là 1%. Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng tuần tới 1. Cây lúa: Rầy nâu: trưởng thành. Bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh cháy bìa lá: phát sinh và gia tăng DTN trên lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị do điều kiện thời tiết có sương mù về đêm, ẩm độ không khí cao, đặc biệt gây hại mạnh trên ruộng lúa gieo sạ dày, bón thừa phân đạm. Bệnh khô cổ bông, lem lép hạt: chỉ còn gây hại trên trà lúa thu đông - mùa giai đoạn trỗ đều - chắc chín ở các huyện phía Nam Ốc bươu vàng, ngộ độc phèn, bọ trĩ, chuột, sâu phao: gây hại rải rác trên lúa đông xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh- đòng. 2. Trên cây mía: trên mía giai đoạn vươn lóng - chín sâu bệnh hại tiếp tục giảm do thu hoạch. 3. Rau các loại: hầu hết các đối tượng gia tăng DTN trên rau các loại, đặc biệt trên rau trồng mới. 4. Cây chanh: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ, bệnh nứt thân tiếp tục phát sinh và gây hại ở mức nhẹ trên chanh giai đoạn cho trái. 5. Cây thanh long: do điều kiện thời tiết có ẩm độ cao, có sương mù về đêm nên bệnh đốm nâu gia tăng DTN và tỷ lệ bệnh trên thanh long giai đoạn cho trái; đối tượng rệp sáp, kiến,…gây hại rải rác. Các biện pháp được triển khai và thực hiện ở địa phương Trên cây lúa: tập trung theo dõi diễn biến dịch hại như rầy nâu, bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, khô cổ bông, lem lép hạt, ốc bươu vàng, chuột, ngộ độc phèn,…đang phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ từ đó hướng dẫn cách nông dân cách chăm sóc cây lúa khỏe, để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Trên cây thanh long: tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật, biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu theo qui trình của Cục BVTV, khuyến cáo các hoạt chất thuốc BVTV sử dụng trên thanh long theo quy định của Cục BVTV và tiếp tục phát động nông dân cắt tỉa vệ sinh vườn thanh long để hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh đốm nâu gây ra cũng như các đối tượng sâu bệnh hại khác. Trên cây mía, cây chanh: theo dõi sát tình hình sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục thân 4 vạch đầu nâu trên mía và bệnh nấm hồng, bệnh ghẻ, sâu đục thân trên chanh. Đồng thời tuyên truyền phổ biến đến người nông dân về việc sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch. Lê Thị Ngọc Luyến Phòng kỹ thuật_Chi cục BVTV Long An | 26/12/2015 9:00 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 6/5/2015 đến 12/5/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 6/5/2015 đến 12/5/2015 và dự báo trong tuần tới | <strong style="line-height: 16.7999992370605px;">Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 6/5/2015 đến 12/5/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau:</strong><br /> | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 6/5/2015 đến 12/5/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: - Lúa hè thu: gieo sạ được 118.082 ha/ KH 222.800 ha, tập trung ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ và thành phố Tân An, trong đó giai đoạn mạ: 25.079 ha, đẻ nhánh: 49.008 ha, đòng: 25.006 ha, trỗ chín: 15.179 ha, thu hoạch: 3.810 ha. Tình hình dịch hại như sau: - Rầy nâu: DTN 664 ha, mật độ phổ biến 750-1.000 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Huệ. Rầy đa số tuổi 5- trưởng thành - Ốc bươu vàng: DTN 4.000 ha, mật độ phổ biến 2-3 con/m2, giảm 1.685 ha so với tuần trước, xuất hiện trên lúa giai mạ ở huyện Vĩnh Hưng, Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 1.033 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, giảm 566 ha so với tuần trước, tập trung phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Huệ. Ngoài ra còn có sâu năn (354,5 ha), chuột (150 ha), sâu cuốn lá (150 ha), lem lép hạt (120 ha), sâu đục thân (80 ha), bọ trĩ (80 ha), sâu phao (40 ha), ngộ độc phèn (37 ha) phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trỗ chín. 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên cây mía giai đoạn cây con- vươn lóng ở huyện Bến Lức có các đối tượng như sau: - Rầy đen: DTN 150 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 100 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu xanh: DTN 75 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 4 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 75 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 7 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 74 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 8 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Nhện đỏ: DTN 804 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, giảm 9 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 533 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 10 ha so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 532 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 4 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 457 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 36 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành có: - Bệnh đốm nâu: DTN 1.629 ha, giảm 28 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, bệnh nhiễm ở mức nhẹ với TLB trên cành là 6%, TLB trên trái là 2%. 6. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 13.323 cây, giảm 500 cây so với tuần trước, trong đó 11.000 cây TLH 10- 20%, 2.323 cây TLH 20-40%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn về tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác, ngày nắng, có lúc gián đoạn. Trong cơn dông đề phòng tố lốc và gió giật mạnh; Về tình hình thủy văn: mực nước các nơi dao động theo triều, kỳ nước cao nhất và thấp nhất xuất hiện vào những ngày giữa tuần, độ mặn tăng dần đến cuối tuần. Do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại và tình hình xăm nhập mặn để có các biện pháp ứng phó kịp thời. 1. Cây lúa: Tình hình thời tiết tuần sau sẽ xuất hiện mưa, dông nên các huyện như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Bến Lức, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ và thành phố Tân An cần chú ý các đối tượng dịch hại như: - Rầy nâu: trứng- tuổi 1 - Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá: tiếp tục phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng. - Sâu phao, sâu năn, ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn: xuất hiện trên trà lúa mạ- đẻ nhánh - Ốc bươu vàng gia tăng DTN trên lúa giai đoạn mạ do các huyện phía Bắc tiếp tục gieo sạ. 2. Trên cây mía: các đối tượng sâu đục ngọn, rầy đen, rệp sáp…tiếp tục gây hại trên mía giai đoạn cây con- vươn lóng. 3. Rau các loại: sâu bệnh hại phát sinh trên rau trồng mới do thời tiết có mưa. 4. Cây chanh: sâu bệnh hại gia tăng trên chanh giai đoạn cho trái do thời tiết có mưa rải rác, kèm theo nắng nóng. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu, thán thư gia tăng DTN, tuy nhiên gây hại ở mức nhẹ. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: hiện nay trà lúa vụ đông xuân đã thu hoạch đứt điểm đề nghị nông dân vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, diệt OBV… thông báo lịch gieo sạ đợt 2 từ ngày 08-18/5/2015 để nông dân chủ động gieo sạ đúng lịch nhằm hạn chế dịch hại phát sinh, đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn -lùn xoắn lá. Ngoài ra cần chú ý ốc bươu vàng có thể gia tăng DTN trong thời gian tới do các huyện tiếp tục gieo sạ và nhất là khi thời tiết có mưa; trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ- chín cần theo dõi diễn biến dịch hại như rầy nâu, sâu năn, sâu phao, bệnh đạo ôn lá, bệnh lem lép hạt phát sinh và gây hại. Đồng thời hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả. - Trên cây thanh long: cần tiếp tục công tác vệ sinh vườn thanh long, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, nhằm hạn chế sự gia tăng DTN và tỷ lệ bệnh đốm nâu trong thời gian tới. - Trên cây mía: thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Tổng Hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật
| 13/05/2015 8:17 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 28/4/2015 đến 05/5/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 28/4/2015 đến 05/5/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 28/4/2015 đến 05/5/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 28/4/2015 đến 05/5/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: - Lúa hè thu: gieo sạ được 102.077 ha/ KH 222.800 ha, tập trung ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ và thị xã kiến Tường, trong đó giai đoạn mạ: 24.031 ha, đẻ nhánh: 38.214 ha, đòng: 21.616 ha, trỗ chín: 16.808 ha, thu hoạch: 1.408 ha. Trên lúa hè thu sớm: - Rầy nâu: DTN 458 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ ở huyện Tân Hưng, Đức Huệ. Rầy đa số tuổi 3-4. - Ốc bươu vàng: DTN 5.685 ha, mật độ phổ biến 2-3 con/m2 tăng 1.835 ha so với tuần trước, tập trung phát sinh trên lúa giai mạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 1.599 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, tăng 269 ha so với tuần trước, tập trung phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Đức Hòa, Đức Huệ. Ngoài ra còn có sâu cuốn lá (160 ha), sâu năn (354,5 ha), bọ trĩ (100 ha), lem lép hạt (540 ha), chuột (178 ha), sâu phao (50 ha) phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trỗ chín. 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên cây mía giai đoạn cây con- vươn lóng ở huyện Bến Lức có các đối tượng như sau: - Rầy đen: DTN 150 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 100 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Bọ nhảy: DTN 82 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 1 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 82 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 3 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 71 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 7 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Nhện đỏ: DTN 813 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 9 ha so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 536 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 11 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 523 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 14 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 493 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 7 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành có: - Bệnh đốm nâu: DTN 1.657 ha, tăng 28 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, bệnh nhiễm ở mức nhẹ với TLB trên cành là 6%, TLB trên trái là 1%. 6. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 13.823 cây, tương đương so với tuần trước, trong đó 11.000 cây TLH 10- 20%, 2.823 cây TLH 20-40%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn về tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: có mưa rào và dông vài nơi tập trung về chiều tối, ngày nắng. Trong cơn dông đề phòng tố lốc và gió giật mạnh; Về tình hình xăm nhập mặn: độ mặn tăng dần đến cuối tuần. Do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại và tình hình xăm nhập mặn để có các biện pháp ứng phó kịp thời. 1. Cây lúa: Tình hình thời tiết tuần sau sẽ xuất hiện mưa, dông nên các huyện như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ và thị xã Kiến Tường cần chú ý các đối tượng dịch hại như: - Rầy nâu: trưởng thành rải rác vào cuối tuần. - Bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá: tiếp tục phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng. - Sâu phao, sâu năn, bọ trĩ, chuột: xuất hiện rải rác trên trà lúa mạ- đẻ nhánh - Ốc bươu vàng gia tăng DTN trên lúa giai đoạn mạ do các huyện phía Bắc tiếp tục gieo sạ. 2. Trên cây mía: sâu đục ngọn, rầy đen, rệp sáp phát sinh và gia tăng DTN trên mía giai đoạn cây con- vươn lóng. 3. Rau các loại: sâu bệnh hại phát sinh trên rau trồng mới do thời tiết có mưa. 4. Cây chanh: sâu bệnh hại gia tăng trên chanh giai đoạn cho trái do thời tiết có mưa rải rác, kèm theo nắng nóng. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu, thán thư gia tăng DTN, tuy nhiên gây hại ở mức nhẹ. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: hiện nay trà lúa vụ đông xuân đã thu hoạch đứt điểm đề nghị nông dân vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, diệt OBV… thông báo lịch gieo sạ đợt 2 từ ngày 08-18/5/2015 để nông dân chủ động gieo sạ đúng lịch nhằm hạn chế dịch hại phát sinh, đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn -lùn xoắn lá. Ngoài ra trên trà lúa hè thu giai đoạn mới gieo sạ cần chú ý OBV hiện nay đang gia tăng diện tích nhiễm, trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ- chín cần theo dõi diễn biến dịch hại như rầy nâu, sâu năn, sâu phao, bệnh đạo ôn lá, bệnh lem lép hạt phát sinh và gây hại.. - Trên cây thanh long: cần tiếp tục công tác vệ sinh vườn thanh long, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, nhằm hạn chế sự gia tăng DTN và tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. - Trên cây mía: thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Tổng Hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật
| 07/05/2015 8:10 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 08/4/2015 đến 14/4/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 08/4/2015 đến 14/4/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 08/4/2015 đến 14/4/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 08/4/2015 đến 14/4/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 233.910 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn chín: 4.364 ha, thu hoạch: 229.546 ha, năng suất đạt 66.4 tạ/ha, sản lượng 1.524.185 tấn. - Lúa hè thu sớm: gieo sạ được 56.869 ha, trong đó giai đoạn mạ: 16.242 ha, đẻ nhánh: 15.974 ha, đòng: 21.605 ha, trỗ chín: 3.048 ha (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ). Trên lúa hè thu sớm: - Rầy nâu: DTN 350 ha, giảm 136 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2 tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng. Rầy đa số tuổi 5- trưởng thành. - Ốc bươu vàng: DTN 1.705 ha, mật độ phổ biến 1-3 con/m2 tăng 1.330 ha so với tuần trước, tập trung phát sinh trên lúa giai mạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 1.215 ha, TLB phổ biến 5-10% tăng 80 ha so với tuần trước, tập trung phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ. Ngoài ra còn có sâu năn (296 ha), sâu cuốn lá (270 ha), bọ trĩ (100 ha), chuột (100 ha) phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng. 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên cây mía giai đoạn cây con- vươn lóng ở huyện Bến Lức có các đối tượng như sau: - Sâu đục thân: DTN 200 ha, TLH 1-5%, tăng 50 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 150 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tăng 50 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 100 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu xanh: DTN 82 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 1 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 75 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 7 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 72 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 9 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Nhện đỏ: DTN 813 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, giảm 10 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 612 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 12 ha so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 545 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 13 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 464 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 20 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành có: - Bệnh đốm nâu: DTN 1.684 ha, giảm 54 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, bệnh nhiễm ở mức nhẹ với TLB trên cành là 5%, TLB trên trái là 1%. 6. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 13.823 cây, giảm 500 cây so với tuần trước, trong đó 11.000 cây TLH 10- 20%, 2.823 cây TLH 20-40%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: 2-3 ngày cuối tuần có mưa, mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông đề phòng gió giật mạnh và lốc xoáy. Do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại để có các biện pháp ứng phó kịp thời. 1. Cây lúa: Tình hình thời tiết tuần sau sẽ xuất hiện mưa, dông nên tình hình dịch hại trên lúa hè thu sớm ở các huyện như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ cần chú ý các đối tượng như: - Rầy nâu: trưởng thành vào đèn rộ. - Sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá: DTN gia tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng. - Sâu năn: phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. - Chuột: gây hại cục bộ trên lúa mới gieo sạ. Ốc bươu vàng xuất hiện ở chân ruộng trũng nước. 2. Trên cây mía: sâu đục ngọn, rầy đen, rệp sáp phát sinh và gia tăng DTN trên mía giai đoạn cây con- vươn lóng. 3. Rau các loại: DTN sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy mềm giảm do diện tích trồng giảm. 4. Cây chanh: sâu hại gia tăng DTN do thời tiết hiện nay thường xuyên nắng nóng. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu, thán thư…phát sinh do bắt đầu có mưa. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: hiện nay lúa đông xuân muộn cơ bản đã thu hoạch xong nông dân cần vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, diệt OBV…để chuẩn bị gieo sạ lúa hè thu theo đúng lịch thời vụ đợt 1 từ ngày 10 -20/4/2015, nhằm hạn chế dịch hại phát sinh đặc biệt là rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Đối với các huyện có diện tích lúa hè thu sớm cần chú ý các đối tượng như rầy nâu sâu cuốn lá, sâu năn, bệnh đạo ôn lá, bọ trĩ đang phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng. Đồng thời hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả. - Trên cây thanh long: nông dân cần tập trung phòng trừ bệnh đốm nâu và công tác vệ sinh vườn thanh long nhằm hạn chế sự gia tăng DTN và tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. - Trên cây mía: Người dân cần thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Tổng Hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật
| 17/04/2015 3:46 CH | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 01/4/2015 đến 07/4/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 01/4/2015 đến 07/4/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 01/4/2015 đến 07/4/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 01/4/2015 đến 07/4/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 233.910 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn trỗ chín: 11.916 ha, thu hoạch: 221.994 ha, năng suất đạt 66.2 tạ/ha, sản lượng 1.469.600 tấn. - Lúa hè thu sớm: gieo sạ được 43.742 ha, trong đó giai đoạn mạ: 8.741 ha, đẻ nhánh: 19.264 ha, đòng trỗ: 15.737 ha (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ). Trên lúa hè thu sớm: - Rầy nâu: DTN 486 ha, giảm 1.884 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2 tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng ở huyện Tân Hưng, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ. Rầy đa số tuổi 4 -5, riêng huyện Đức Hòa có rầy gối lứa tuổi 1-2. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 1.135 ha, TLB phổ biến 5-10% giảm 621 ha so với tuần trước, tập trung phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng ở huyện Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa. Ngoài ra còn có ốc bươu vàng (375 ha), sâu cuốn lá (298 ha), sâu năn (296 ha), chuột (75 ha) phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng. Trên lúa đông xuân: có các đối tượng như: bệnh khô cổ bông (424 ha), bệnh lem lép hạt (330 ha), bệnh cháy bìa lá (100 ha), bệnh vàng lá chín sớm (80 ha) gây hại ở mức nhẹ- trung bình trên trà muộn giai đoạn trỗ chắc -chín. 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên cây mía ở huyện Bến Lức có các đối tượng như sau: - Sâu đục thân: DTN 150 ha, TLH 1-5%, tương đương so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 100 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 100 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 82 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 16 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 81 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 19 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 83 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 13 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 68 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tương đương so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Nhện đỏ: DTN 823 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, giảm 11 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 600 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 558 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 21 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 444 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 19 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành, Đức Hòa gồm có: - Bệnh đốm nâu: DTN 1.738 ha, giảm 163 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, bệnh nhiễm ở mức nhẹ với TLB trên cành là 6%, TLB trên trái là 1%. 6. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 14.323 cây, giảm 3.000 cây so với tuần trước, trong đó 11.500 cây TLH 10- 20%, 2.823 cây TLH 20-40%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: thời kỳ đầu và cuối tuần có mưa, mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xuất hiện dông sét và lốc xoáy. Vùng biên giới tây nam nắng nóng gây gắt do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại và tình hình khô hạn, xâm nhập mặn để có các biện pháp ứng phó kịp thời. 1. Cây lúa: Trên lúa hè thu sớm ở các huyện như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ cần chú ý các đối tượng dịch hại như: - Rầy nâu: trưởng thành rải rác vào cuối tuần. - Sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá: DTN gia tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng. - Sâu năn: phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. - Bọ trĩ: xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn mạ, đặc biệt ở ruộng khô, thiếu nước. - Chuột: gây hại cục bộ trên lúa mới gieo sạ. Ốc bươu vàng xuất hiện ở chân ruộng trũng nước. 2. Trên cây mía: sâu đục ngọn, rầy đen, rệp sáp phát sinh và gia tăng DTN trên mía giai đoạn cây con. 3. Rau các loại: DTN sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy mềm giảm do diện tích trồng giảm. 4. Cây chanh: sâu hại gia tăng DTN do thời tiết hiện nay thường xuyên nắng nóng. 5. Cây thanh long: DTN và TLB bệnh đốm nâu giảm. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: hiện nay lúa đông xuân muộn cơ bản đã thu hoạch xong nông dân cần vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, diệt OBV…để chuẩn bị gieo sạ lúa hè thu theo đúng lịch thời vụ đợt 1 từ ngày 10 -20/4/2015, nhằm hạn chế dịch hại phát sinh đặc biệt là rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Đối với các huyện có diện tích lúa hè thu sớm cần chú ý các đối tượng như rầy nâu sâu cuốn lá, sâu năn, bệnh đạo ôn lá, bọ trĩ đang phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng. Đồng thời hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả. - Trên cây thanh long: nông dân cần tập trung phòng trừ bệnh đốm nâu theo qui trình của Cục BVTV và công tác vệ sinh vườn thanh long theo chỉ đạo của Cục BVTV. - Trên cây mía: Người dân cần thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Tổng Hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 10/04/2015 8:20 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 25/03/2015 đến 31/03/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 25/03/2015 đến 31/03/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 25/03/2015 đến 31/03/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 25/03/2015 đến 31/03/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 233.910 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn trỗ chín: 27.139 ha, thu hoạch: 206.771 ha, năng suất đạt 66.2 tạ/ha, sản lượng 1.368.824 tấn. - Lúa hè thu sớm: gieo sạ được 29.025 ha, trong đó giai đoạn mạ: 6.558 ha, đẻ nhánh: 21.547 ha, đòng trỗ: 920 ha (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ). Trên lúa đông xuân: tình hình sâu bệnh chỉ còn có các đối tượng như: rầy nâu (120 ha), bệnh khô cổ bông (630 ha), bệnh lem lép hạt (335 ha), bệnh cháy bìa lá (320 ha), bệnh vàng lá chín sớm (100 ha) gây hại ở mức nhẹ- trung bình trên trà muộn giai đoạn trỗ chắc -chín. Trên lúa hè thu sớm: - Rầy nâu: DTN 2.370 ha, tăng 2.051 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2 tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng ở huyện Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 1.756 ha, TLB phổ biến 5-10% giảm 553 ha so với tuần trước, tập trung phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh ở huyện Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa. Ngoài ra còn có ốc bươu vàng (479 ha), sâu cuốn lá (350 ha), sâu năn (296 ha), chuột (30 ha), bọ trĩ (12 ha) phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng. 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên cây mía ở huyện Bến Lức có các đối tượng như sau: - Sâu đục thân: DTN 150 ha, TLH 1-5%, tăng 40 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 100 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 100 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 50 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 30 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 50 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 98 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 6 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 100 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 8 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 96 ha, mật độ 5-10 con/m2, tương đương so với tuần trước. - Rầy mềm: DTN 89 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 1 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 68 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 3 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Nhện đỏ: DTN 834 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, giảm 11 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 600 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 579 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, tăng 13 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 463 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 121 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 7 ha so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành, Đức Hòa gồm có: - Bệnh đốm nâu: DTN 1.901 ha, giảm 163 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, bệnh nhiễm ở mức nhẹ với TLB trên cành là 6%, TLB trên trái là 1%. 6. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 17.323 cây, tương đương so với tuần trước, trong đó 14.000 cây TLH 10- 20%, 3.323 cây TLH 20-40%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: trời mây thay đổi, ít mưa, ngày nắng do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại, đặc biệt là sâu hại và tình hình khô hạn, xâm nhập mặn để có các biện pháp ứng phó kịp thời. 1. Cây lúa: Trên lúa hè thu sớm ở các huyện như Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ cần chú ý các đối tượng dịch hại như: - Rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá: DTN gia tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng. - Sâu năn: phát sinh rải rác trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. - Bọ trĩ xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn mạ, đặc biệt ở ruộng khô, thiếu nước. - Chuột gây hại cục bộ trên lúa mới gieo sạ. Ốc bươu vàng xuất hiện ở chân ruộng trũng nước. 2. Trên cây mía: sâu đục ngọn, rầy đen, rệp sáp phát sinh trên mía giai đoạn cây con. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy mềm giảm DTN do diện tích trồng giảm. 4. Cây chanh: do thời tiết hiện nay thường xuyên nắng nóng thích hợp cho sâu hại gia tăng DTN. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại ở mức nhẹ. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến dịch hại đặc biệt lưu ý rầy nâu, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá.... Riêng trên diện tích đã thu hoạch đề nghị nông dân vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, diệt OBV… để chuẩn bị gieo sạ lúa hè thu theo đúng lịch thời vụ đợt 1 từ ngày 10 -20/4/2015, nhằm hạn chế dịch hại phát sinh đặc biệt là rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Đối với các huyện có diện tích lúa hè thu sớm cần chú ý các đối tượng như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu năn, bệnh đạo ôn lá và bệnh vàng lùn đang xuất hiện và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng Hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 02/04/2015 3:36 CH | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 18/03/2015 đến 24/03/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 18/03/2015 đến 24/03/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 18/03/2015 đến 24/03/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 18/03/2015 đến 24/03/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 233.910 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn đòng trỗ: 511 ha, chín: 56.141 ha, thu hoạch: 177.258 ha, năng suất đạt 66.2 tạ/ha, sản lượng 1.173.448 tấn (Tuần qua phòng Nông nghiệp ở các huyện đã thống kê diện tích gieo sạ nên diện tích giảm so với tuần trước). - Lúa hè thu sớm: gieo sạ được 29.025 ha, trong đó giai đoạn mạ: 6.558 ha, đẻ nhánh: 21.547 ha, đòng trỗ: 920 ha (Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ). - Rầy nâu: DTN 248 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 957 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn trỗ - chín ở Tân Hưng, Thủ Thừa, Đức Hòa. Rầy nâu đa số tuổi 1-2. - Bệnh khô cổ bông: DTN 1.494 ha, TLB phổ biến 2-5%, giảm 1.136 ha so với tuần trước, xuất hiện trên lúa giai đoạn trỗ - chín ở Vĩnh Hưng, Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Đức Hòa, Đức Huệ và thành phố Tân An Ngoài ra còn có bệnh cháy bìa lá (574 ha), sâu năn (350 ha), bệnh khô vằn (60 ha), vàng lá chín sớm (270 ha), lem lép hạt (455 ha), bệnh đạo ôn lá (46 ha), chuột (30 ha)...gây hại ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn trỗ- chắc chín. Trên lúa hè thu sớm: - Bệnh đạo ôn lá: DTN 2.309 ha, TLB phổ biến 5-10% tăng 915 ha so với tuần trước, tập trung phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh ở huyện Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa. Ngoài ra còn có rầy nâu: DTN 319 ha, mật độ 750-1.000 con/m2 (Tân Hưng, Đức Huệ); sâu cuốn lá: DTN 150 ha, mật độ 10-20 con/m2 (Tân Hưng, Đức Huệ); sâu năn DTN 191,5 ha TLH phổ biến 5-10% (Tân Hưng, Tân Thạnh), trong đó có 42,5 ha TLH 30- 40% (Tân Thạnh); bệnh vàng lùn DTN 1,5 ha, TLH 10-15% (Tân Hưng) hầu hết tập trung phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng. 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên mía giai đoạn vươn lóng - chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như sau: - Sâu đục thân: DTN 110 ha, TLH 1-5%, giảm 60 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 100 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, giảm 25 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 100 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 80 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 25 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 50 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 104 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 35 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 108 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 20 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 96 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 18 ha so với tuần trước. - Rầy mềm: DTN 88 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 6 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 65 ha, tỷ lệ hại 5-10%, giảm 6 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Nhện đỏ: DTN 845 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 4 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 600 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 584 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 33 ha so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 566 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, tăng 4 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 307 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 9 ha so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành, Đức Hòa gồm có: - Bệnh đốm nâu: DTN 2.064 ha, giảm 108 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, bệnh nhiễm ở mức nhẹ với TLB trên cành là 7%, TLB trên trái là 1%. 6. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 17.323 cây, tương đương so với tuần trước, trong đó 14.000 cây TLH 10- 20%, 3.323 cây TLH 20-40%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: trời mây thay đổi, ít mưa, ngày nắng do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại, đặc biệt là sâu hại và tình hình khô hạn, xâm nhập mặn để có các biện pháp ứng phó kịp thời. 1. Cây lúa: Rầy nâu: mật độ tăng cục bộ trên lúa đông xuân giai đoạn trỗ đều - chắc chín và lúa hè thu sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Trên lúa đông xuân: DTN bệnh cháy bìa lá, khô cổ bông, lem lép hạt, khô vằn giảm do thu hoạch rộ. Trên lúa hè thu sớm ở Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh hóa cần chú ý các đối tượng sau: - Bệnh đạo ôn lá, vàng lùn - lùn xoắn lá, sâu cuốn lá, sâu năn tiếp tục phát sinh và gia tăng DTN trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh. - Chuột gây hại cục bộ trên lúa mới gieo sạ. Ốc bươu vàng xuất hiện ở chân ruộng trũng nước. 2. Trên cây mía: sâu đục ngọn, rầy đen, rệp sáp, bọ trĩ phát sinh trên mía giai đoạn cây con. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy mềm giảm DTN do diện tích trồng giảm 4. Cây chanh: do thời tiết hiện nay thường xuyên nắng nóng thích hợp cho sâu hại gia tăng DTN. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại ở mức nhẹ. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN. - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến dịch hại đặc biệt lưu ý rầy nâu, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá.... Riêng trên diện tích đã thu hoạch đề nghị nông dân vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, diệt OBV… để chuẩn bị gieo sạ lúa hè thu theo đúng lịch khuyến cáo, nhằm hạn chế dịch hại phát sinh đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn -lùn xoắn lá. Đối với các huyện có diện tích lúa hè thu sớm cần chú ý các đối tượng như rầy nâu di trú, sâu cuốn lá, sâu năn, bệnh đạo ôn lá và bệnh vàng lùn đang xuất hiện và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật
| 27/03/2015 9:23 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 11/03/2015 đến 17/03/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 11/03/2015 đến 17/03/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 11/03/2015 đến 17/03/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 11/03/2015 đến 17/03/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 234.578 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn đòng trỗ: 5.816 ha, chín: 88.588 ha, thu hoạch: 140.174 ha, năng suất đạt 68 tạ/ha, sản lượng 953.183 tấn (diện tích gieo sạ tăng 507 ha so với tuần trước do phòng Nông nghiệp huyện Cần Đước thống kê lại diện tích gieo sạ từ 9.806 ha tăng lên 10.303 ha). - Lúa xuân hè: gieo sạ được 26.035 ha, trong đó giai đoạn mạ: 5.575 ha, đẻ nhánh: 19.780 ha, đòng trỗ: 680 ha (Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa). Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Rầy nâu: DTN 1.205 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 2.049 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn trỗ - chín ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Huệ. Đa số các huyện rầy nâu đang tưởng thành riêng huyện Mộc Hóa và huyện Đức Hòa rầy mới nở rải rác mật số thấp. - Bệnh khô cổ bông: DTN 2.630 ha, TLB phổ biến 2-5%, giảm 255 ha so với tuần trước xuất hiện trên lúa giai đoạn trỗ - chín ở hầu hết các huyện và thành phố Tân An; trong đó có 7 ha bị nặng với TLB 10-20% (Đức Hòa). Ngoài ra còn có bệnh cháy bìa lá (665 ha), sâu năn (630 ha), bệnh khô vằn (515 ha), vàng lá (460 ha), lem lép hạt (150 ha), sâu cuốn lá (148 ha), bệnh đạo ôn lá (110 ha), chuột (60 ha)...gây hại ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ- chắc chín. Trên lúa xuân hè: bệnh đạo ôn lá DTN 1.394 ha, TLB 5-10% (Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa), sâu cuốn lá DTN 110 ha, mật độ 10-20 con/m2 (Tân Thạnh), sâu năn DTN 5 ha, TLH 5-10% (Tân Hưng) phát sinh lúa đẻ nhánh- đòng. 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên mía giai đoạn vươn lóng - chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như sau: - Sâu đục thân: DTN 170 ha, TLH 1-5%, giảm 60 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 125 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, giảm 15 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 105 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 35 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 100 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 50 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 30 ha, TLB 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 139 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 1 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 138 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 4 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 114 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 8 ha so với tuần trước. - Rầy mềm: DTN 82 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 2 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 71 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 2 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Nhện đỏ: DTN 841 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 142 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 617 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 76 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 600 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 562 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 83 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 316 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 16 ha so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành, Đức Hòa gồm có: - Bệnh đốm nâu: DTN 2.172 ha, giảm 283 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, bệnh nhiễm ở mức nhẹ với TLB trên cành là 8%, TLB trên trái là 1%. 6. Cây đậu phộng: sâu bệnh tập trung chủ yếu trên cây đậu ở huyện Đức Hòa có: - Bệnh đốm lá: DTN 65 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 3 ha so với tuần trước. - Sâu ăn tạp: DTN 43 ha, mật độ phổ biến 3-5 con/m2, giảm 18 ha so với tuần trước. 7. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 17.323 cây, giảm 202 cây so với tuần trước, trong đó 14.000 cây TLH 10- 20%, 3.323 cây TLH 20-40%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: trời mây thay đổi, ít mưa, ngày nắng do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng dịch hại, đặc biệt là sâu hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. 1. Cây lúa: - Rầy nâu: trứng- tuổi 1. Trên trà lúa đòng trỗ và lúa xuân hè giai đoạn mạ- đẻ nhánh sẽ có rầy non xuất hiện rải rác vào cuối tuần. - Đặc bệt lúa đông xuân: bệnh cháy bìa lá, khô cổ bông, lem lép hạt, khô vằn: tiếp tục phát sinh trên trà lúa trỗ -chín ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An, tuy nhiên DTN giảm do đang thu hoạch rộ. - Trên lúa xuân hè: sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá phát sinh và gia tăng DTN trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng. Chuột cắn phá rải rác trên lúa giai đoạn mạ- đẻ nhánh. 2. Trên cây mía: sâu đục thân, rầy đen, rệp sáp, bọ trĩ phát sinh trên mía giai đoạn cây con. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy mềm gia tăng DTN và mật độ . Đặc biệt trên rau trồng mới. 4. Cây chanh: do thời tiết hiện nay thường xuyên nắng nóng thích hợp cho sâu vẽ bùa, nhện đỏ gia tăng DTN và tỷ lệ hại, đặc biệt trên những vườn chanh dưới 5 năm tuổi và đang thời kỳ ra lộc. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại ở mức nhẹ. 6. Cây đậu phộng: Thu hoạch dứt điểm. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến dịch hại đặc biệt lưu ý rầy nâu, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá.... Riêng trên diện tích đã thu hoạch đề nghị nông dân vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, diệt OBV… để chuẩn bị gieo sạ lúa hè thu theo đúng lịch khuyến cáo, nhằm hạn chế dịch hại phát sinh đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn -lùn xoắn lá. Đối với các huyện có diện tích lúa xuân hè cần đề phòng rầy nâu di trú, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá và sâu năn đang xuất hiện và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 18/03/2015 4:18 CH | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 04/03 đến 10/03/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 04/03 đến 10/03/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 04/03/2015 đến 10/03/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 04/03/2015 đến 10/03/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 234.071 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn đòng trỗ: 14.621 ha, chín: 116.830 ha, thu hoạch: 102.620 ha, năng suất đạt 64,4 tạ/ha, sản lượng 660.873 tấn. - Lúa xuân hè: gieo sạ được 21.789 ha, trong đó giai đoạn mạ: 3.867 ha, đẻ nhánh: 17.774 ha, đòng trỗ: 148 ha (Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa). Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Rầy nâu: DTN 3.254 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 6.014 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn trỗ - chín ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa, Đức Huệ. Rầy nâu đa số tuổi 5 - trưởng thành. Một số nơi có rầy gối lứa tuổi 3-4. - Bệnh khô cổ bông: DTN 2.885 ha, TLB phổ biến 2-5%, tăng 229 ha so với tuần trước xuất hiện trên lúa giai đoạn trỗ - chín ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa, Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Đức Hòa, Đức Huệ; trong đó có 14 ha (Thạnh Hóa, Đức Hòa) TLB 10-30%. Ngoài ra còn có bệnh vàng lá (1.054 ha), bệnh khô vằn (725 ha), sâu năn (630 ha), bệnh cháy bìa lá (595 ha), sâu cuốn lá (312 ha), bệnh đạo ôn lá (277 ha), lem lép hạt (250 ha), chuột (95 ha)...gây hại ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ. Trên lúa xuân hè: tình hình sâu bệnh hại có bệnh đạo ôn lá (1.380 ha, TLB 5-10%), sâu cuốn lá (310 ha, mật độ 10-20 con/m2) phát sinh lúa đẻ nhánh- đòng. 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên mía giai đoạn vươn lóng - chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như sau: - Sâu đục thân: DTN 230 ha, TLH 1-5%, giảm 20 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 140 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 20 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 140 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, giảm 10 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 100 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 50 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 30 ha, TLB 5-10%, giảm 10 ha so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 138 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 10 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 134 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 4 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 96 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 6 ha so với tuần trước. - Rầy mềm: DTN 80 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 10 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 69 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 2 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Bệnh ghẻ: DTN 645 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 27 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 693 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 14 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 699 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 21 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 600 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành, Đức Hòa gồm có: - Bệnh đốm nâu: DTN 2.455 ha, giảm 16 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.418 ha nhiễm ở mức nhẹ, 37 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 10%, TLB trên trái là 2%. 6. Cây đậu phộng: sâu bệnh tập trung chủ yếu trên cây đậu ở huyện Đức Hòa có: - Bệnh đốm lá: DTN 62 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 109 ha so với tuần trước. - Sâu ăn tạp: DTN 61 ha, mật độ phổ biến 3-5 con/m2, giảm 3 ha so với tuần trước. 7. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 17.525 cây, tương đương so với tuần trước, trong đó 14.000 cây TLH 10- 20%, 3.525 cây TLH 20-40%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: trời mây thay đổi, ít mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. 1. Cây lúa: Trên lúa đông xuân: - Rầy nâu: trưởng thành - trứng. Rầy gối lứa tiếp tục gây hại cục bộ trên lúa trỗ - chín ở thành phố Tân An. - Sâu cuốn lá: nở và gây hại trên lúa giai đoạn đòng - trỗ ở huyện Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Châu Thành, Đức Hòa và thành phố Tân An. - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông, cháy bìa lá, khô vằn: gây hại ở mức nhẹ trên lúa đòng trỗ - chín ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An. Trên lúa xuân hè: giai đoạn đẻ nhánh - đòng có sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá phát sinh và gia tăng DTN. 2. Trên cây mía: DTN sâu bệnh hại giảm mạnh do thu hoạch phần lớn diện tích, ngoài ra sâu đục ngọn, rầy đen xuất hiện trên cây con. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy mềm gia tăng DTN và mật độ trên rau ăn lá và rau ăn trái. 4. Cây chanh: do thời tiết hiện nay thường xuyên nắng nóng thích hợp cho sâu vẽ bùa, nhện đỏ gia tăng DTN và tỷ lệ hại, đặc biệt trên những vườn chanh dưới 5 năm tuổi và đang thời kỳ ra lộc. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại ở mức nhẹ. 6. Cây đậu phộng: DTN sâu bệnh hại giảm mạnh do đậu bước vào giai đoạn thu hoạch. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến dịch hại đặc biệt lưu ý rầy nâu gối lứa, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá, chuột, sâu năn,...đang gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chín. Đặc biệt các huyện có diện tích lúa xuân hè cần đề phòng rầy nâu di trú và sâu năn có thể xuất hiện và gây hại trên lúa xuân hè giai đoạn mạ - đẻ nhánh. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 12/03/2015 3:00 CH | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 25/02/2015 đến 03/03/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 25/02/2015 đến 03/03/2015 và dự báo trong tuần tới | | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 25/02/2015 đến 03/03/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 234.071ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 216 ha, đòng: 41.374 ha, trỗ chín: 121.720 ha, thu hoạch: 70.761 ha, năng suất đạt 63,4 tạ/ha, sản lượng 448.625 tấn. - Lúa xuân hè: gieo sạ được 18.490 ha, trong đó giai đoạn mạ: 7.205 ha, đẻ nhánh: 11245 ha, đòng: 40 ha (ở huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng). Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Rầy nâu: DTN 9.268 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 6.662 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đòng trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Đức Huệ, thị xã Kiến Tường và tp Tân An. Rầy nâu đa số tuổi 3-4 - Bệnh đạo ôn lá: DTN 2.825 ha, TLB phổ biến 5-10%, giảm 4.002 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Trụ, Đức Hòa, trong đó có 200 ha TLB 20-30% (Vĩnh Hưng). - Bệnh khô cổ bông: DTN 2.656 ha, TLB phổ biến 2-5%, tăng 531 ha so với tuần trước xuất hiện trên lúa giai đoạn trỗ - chín ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ. - Cháy bìa lá: DTN 1.864 ha, TLB phổ biến 10-20%, giảm 746 ha so với tuần trước tập trung trên lúa đòng trỗ ở Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Tân Trụ và thành phố Tân An. Ngoài ra còn có bệnh lem lép hạt (1.220 ha), bệnh vàng lá (858 ha), bệnh khô vằn (720 ha), sâu cuốn lá (641 ha), sâu năn (630 ha), chuột (139 ha)...gây hại ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Trên lúa xuân hè: xuất hiện rầy nâu (12 ha mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, trong đó có 2 ha mật độ 3.000-4.000 con/m2), bệnh đạo ôn lá (200 ha, TLB 5-10%), sâu cuốn lá (410 ha, mật độ 5-10 con/m2), ngộ độc phèn (20 ha, TLH 5-10%). 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên mía giai đoạn vươn lóng - chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như sau: - Sâu đục thân: DTN 250 ha, TLH 1-5%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 160 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 150 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, giảm 70 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 100 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 50 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 40 ha, TLB 5-10%, giảm 10 ha so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 128 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 4 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 130 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 7 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 90 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 18 ha so với tuần trước. - Rầy mềm: DTN 70 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 1 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 67 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 6 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Bệnh ghẻ: DTN 672 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 22 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 679 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 41 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 678 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 53 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 600 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 3 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành, Đức Hòa gồm có: - Bệnh đốm nâu: DTN 2.471 ha, giảm 7 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.426 ha nhiễm ở mức nhẹ, 45 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 16%, TLB trên trái là 2%. 6. Cây đậu phộng: sâu bệnh tập trung chủ yếu trên cây đậu ở huyện Đức Hòa có: - Bệnh đốm lá: DTN 171 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 36 ha so với tuần trước. - Sâu ăn tạp: DTN 64 ha, mật độ phổ biến 3-5 con/m2, giảm 24 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 118 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tăng 67 ha so với tuần trước. 7. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 17.525 cây, giảm 34.622 cây so với tuần trước, trong đó 14.000 cây TLH 10- 20%, 3.525 cây TLH 20-40%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: trời mây thay đổi, ít mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. 1. Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau: - Rầy nâu: Tiếp tục gây hại mạnh trên trà lúa giai đoạn đòng trỗ - chín ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An. - Bệnh đạo ôn lá: DTN giảm do phần lớn diện tích lúa hiện nay chủ yếu giai đoạn đòng trỗ, chỉ còn phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn đòng ở Mộc Hóa, Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa. - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông, cháy bìa lá, khô vằn: gây hại ở mức nhẹ trên lúa đòng trỗ - chín ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An. Trên lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh có rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá phát sinh và gia tăng DTN ở Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa. 2. Trên cây mía: DTN sâu bệnh hại giảm mạnh do thu hoạch phần lớn diện tích. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy mềm gia tăng DTN và mật độ trên rau ăn lá và rau ăn trái. 4. Cây chanh: do thời tiết hiện nay thường xuyên nắng nóng thích hợp cho sâu vẽ bùa, nhện đỏ gia tăng DTN và tỷ lệ hại, đặc biệt trên những vườn chanh dưới 5 năm tuổi và đang thời kỳ ra lộc. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại ở mức nhẹ. 6. Cây đậu phộng: DTN sâu ăn tạp, bệnh đốm lá, nhện đỏ tăng trên đậu giai đoạn vào chắc. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến dịch hại đặc biệt lưu ý rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá, chuột, sâu năn,...đang gây hại trên lúa giai đoạn giai đoạn đòng - trỗ chín. Đặc biệt các huyện có diện tích lúa xuân hè cần đề phòng rầy nâu di trú và sâu năn có thể xuất hiện và gây hại trên lúa xuân hè giai đoạn mạ - đẻ nhánh. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 04/03/2015 7:51 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 18/02 đến 24/02/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 18/02 đến 24/02/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 18/02/2015 đến 24/02/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 18/02/2015 đến 24/02/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 234.071ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 1.436 ha, đòng: 61.637 ha, trỗ chín: 111.132 ha, thu hoạch: 59.866 ha, năng suất đạt 47 tạ/ha, sản lượng 53.457 tấn. - Lúa xuân hè: gieo sạ được 12.523 ha, trong đó giai đoạn mạ: 10.880 ha, đẻ nhánh: 1.643 ha (ở huyện Tân Thạnh, Thạnh Hóa). Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Rầy nâu: DTN 15.930 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tăng 6.068 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An, trong đó có 50 ha mật độ 3.000-3.500 con/m2 (Đức Huệ). Rầy nâu đa số tuổi 2-3. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 6.827 ha, TLB phổ biến 5-10%, giảm 1.487 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Châu Thành, Tân Trụ, Đức Hòa, Đức Huệ và thành phố Tân An, trong đó có 300 ha TLB 20-30% (Vĩnh Hưng ). - Sâu cuốn lá nhỏ: DTN 3.185 ha, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, tăng 785 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Thủ Thừa, Tân Trụ, Đức Hòa, Đức Huệ. Sâu đa số tuổi 2-3. - Cháy bìa lá: DTN 2.610 ha, TLB phổ biến 10-20%, giảm 473 ha so với tuần trước tập trung trên lúa đòng trỗ ở Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Trụ và thành phố Tân An. - Bệnh khô cổ bông: DTN 2.125 ha, TLB phổ biến 2-5%, tăng 233 ha so với tuần trước xuất hiện trên lúa giai đoạn trỗ - chín ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Bến Lức, Thủ Thừa. Ngoài ra còn có bệnh lem lép hạt (1.300 ha), bệnh khô vằn (1.040 ha), sâu năn (630 ha), chuột (430 ha), bệnh vàng lá (260 ha)...gây hại ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên mía giai đoạn vươn lóng - chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như sau: - Sâu đục thân: DTN 250 ha, TLH 1-5%, tương đương so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 220 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 210 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 150 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 100 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 50 ha, TLB 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 124 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 5 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 123 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 7 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 108 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 4 ha so với tuần trước. - Rầy mềm: DTN 69 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 1 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 61 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 3 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Bệnh ghẻ: DTN 694 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 10 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 638 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 1 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 625 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 5 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 603 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành, Đức Hòa gồm có: - Bệnh đốm nâu: DTN 2.478 ha, giảm 20 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.428 ha nhiễm ở mức nhẹ, 50 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 16%, TLB trên trái là 2%. 6. Cây đậu phộng: sâu bệnh tập trung chủ yếu trên cây đậu ở huyện Đức Hòa có: - Bệnh đốm lá: DTN 207 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Sâu ăn tạp: DTN 88 ha, mật độ phổ biến 3-5 con/m2, tương đương so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 51 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh héo xanh: DTN 31 ha, tỷ lệ bệnh 3-5%, tương đương so với tuần trước. 7. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 52.147 cây, tương đương so với tuần trước, trong đó 15.500 cây TLH 10- 20%, 4.827 cây TLH 20- 40%. - Số cây nhiễm bọ vòi voi: 6.293 cây với TLH 2-5%, tương đương so với tuần trước. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: trời mây thay đổi, ít mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. 1. Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau: - Rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ: DTN và mật độ gia tăng trên lúa giai đoạn đòng trỗ ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An. Riêng rầy nâu có thể gây cháy lõm cục bộ nếu không phun thuốc phòng trừ kịp thời. - Bệnh đạo ôn lá: DTN giảm do phần lớn diện tích lúa hiện nay chủ yếu giai đoạn đòng trỗ, chỉ còn phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn đòng ở Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Châu Thành, Tân Trụ, Thủ Thừa và thành phố Tân An. - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông, cháy bìa lá, khô vằn: gây hại ở mức nhẹ trên lúa trỗ - chín ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ. 2. Trên cây mía: DTN sâu bệnh hại giảm mạnh do thu hoạch phần lớn diện tích. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, bệnh đốm lá, héo xanh, lở cổ rễ...phát sinh trên rau trồng mới. 4. Cây chanh: sâu hại gia tăng DTN trên chanh giai đoạn cho trái do thời tiết nắng nóng. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu phát sinh và gây hại ở mức nhẹ. 6. Cây đậu phộng: sâu ăn tạp, bệnh đốm lá, héo xanh, nhện đỏ gia tăng DTN trên đậu giai đoạn sắp thu hoạch. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến dịch hại trước, trong và sau tết, đặc biệt lưu ý rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá, chuột, sâu năn,...đang gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật
| 25/02/2015 9:00 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 28/01/2015 đến 03/02/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 28/01/2015 đến 03/02/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 28/01/2015 đến 03/02/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 28/01/2015 đến 03/02/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: - Lúa mùa: Diện tích gieo sạ được 6.372 ha/KH 8.300 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, hiện nay đã thu hoạch xong diện tích. - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 233.561 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 26.324 ha, đòng: 111.079 ha, trỗ chín: 75.208 ha, thu hoạch: 20.950 ha, năng suất đạt 57 tạ/ha, sản lượng 120.045 tấn. Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Rầy nâu: DTN 6.452 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 11.563 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ, Rầy nâu đa số tuổi 5- trưởng thành, riêng thị xã Kiến Tường, Mộc Hóa rầy tiếp tục gối lứa tuổi 1-3. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 9.566 ha, TLB phổ biến 5-10%, giảm 1.736 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An, trong đó có 600 ha bị nhiễm với TLB 20-30% (Vĩnh Hưng). - Sâu cuốn lá nhỏ: DTN 3.196 ha, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, giảm 145 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Tân Trụ, Đức Hòa, Đức Huệ. Sâu tuổi 4-5. - Cháy bìa lá: DTN 2.400 ha, TLB phổ biến 10-20%, tăng 570 ha so với tuần trước tập trung trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ ở Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An. Ngoài ra còn có bệnh lem lép hạt (990 ha), bệnh khô cổ bông (759 ha), chuột (583 ha), bệnh khô vằn (510 ha), sâu năn (280 ha), bọ xít đen (80 ha), bệnh vàng lá sinh lý (50 ha), sâu keo (30 ha)... gây hại ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. 2. Cây mía: sâu bệnh tập trung trên mía giai đoạn vươn lóng - chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa có các đối tượng như sau: - Sâu đục thân: DTN 280 ha, TLH 1-5%, giảm 60 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 240 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 70 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 230 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, giảm 10 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 150 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 100 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 90 ha, TLB 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Bọ nhảy: DTN 149 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 19 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 145 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 19 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 127 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 17 ha so với tuần trước. - Rầy mềm: DTN 62 ha, tỷ lệ hại 5-10%. tăng 3 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 59 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 2 ha so với tuần trước. - Sâu khoang: DTN 47 ha, mật độ 5-10 con/m2. 4. Cây chanh: tập trung ở huyện Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Bệnh ghẻ: DTN 685 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 7 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 614 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, giảm 90 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 630 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 38 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 607 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 3 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 300 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 50 ha so với tuần trước. 5. Cây thanh long: sâu bệnh xuất hiện ở huyện Châu Thành, Đức Hòa gồm có: - Bệnh đốm nâu: DTN 2.716 ha, tăng 109 ha so với tuần trước tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.626 ha nhiễm ở mức nhẹ, 68 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 22%, TLB trên trái là 3%. 6. Cây đậu phộng: sâu bệnh tập trung chủ yếu trên cây đậu ở huyện Đức Hòa có: - Bệnh đốm lá: DTN 114 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 8 ha so với tuần trước. - Sâu ăn tạp: DTN 135 ha, mật độ phổ biến 3-5 con/m2, tăng 59 ha so với tuần trước. - Bọ phấn trắng: DTN 46 ha, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, tăng 2 ha so với tuần trước. 7. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 52.147 cây, tăng 400 cây so với tuần trước, trong đó 31.820 cây TLH 5- 10%, 15.500 cây TLH 10- 20%, 4.827 cây TLH 20- 40%. - Số cây nhiễm bọ vòi voi: 6.293 cây với TLH 2-5%, tương đương so với tuần trước. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An tuần sau: trời mây thay đổi, ít mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. 1. Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau: - Rầy nâu, sâu cuốn lá: trưởng thành. - Bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá: DTN và TLB gia tăng ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An do phần lớn diện tích lúa hiện nay chủ yếu giai đoạn đòng - trỗ. - Chuột: gây hại rải rác trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ. - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông: tiếp tục phát sinh ở mức nhẹ trên lúa trỗ - chín ở các huyện Đồng Tháp Mười. 2. Trên cây mía: DTN sâu bệnh hại giảm mạnh do thu hoạch phần lớn diện tích. 3. Rau các loại: trên rau trồng mới sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, rầy xanh, thán thư, sương mai, ruồi đục trái gia tăng DTN trên rau ăn lá và rau ăn trái 4. Cây chanh: DTN sâu hại như nhện đỏ, sâu vẽ bùa tăng, DTN bệnh hại như bệnh nấm hồng, bệnh nứt thân, bệnh ghẻ giảm trên chanh giai đoạn cho trái do thời tiết nắng nóng. 5. Cây thanh long: DTN bệnh đốm nâu tăng nhẹ chủ yếu trên diện tích thanh long xử lý ra cành non. 6. Cây đậu phộng: sâu ăn tạp, bọ phấn trắng, bệnh đốm lá tiếp tục phát sinh và gây hại trên đậu giai đoạn ra hoa và cho trái. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần chú ý theo dõi diễn biến dịch hại và phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá, chuột, sâu năn, sâu phao...đang gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Đặc biệt cần chú ý đối tượng sâu năn có thể phát sinh và phát triển mạnh, nhất là trong điều kiện thời tiết hiện nay nhiệt độ xuống thấp lúc đầu vụ và bón phân không cân đối, thừa đạm, thiếu kali và lân trong đợt bón phân đầu tiên là điều kiện thích hợp cho sâu năn phát triển., - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 10/02/2015 9:36 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 14/01 đến 20/01/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 14/01 đến 20/01/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 14/01 đến 20/01/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 14/01 đến 20/01/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: - Lúa mùa: Diện tích gieo sạ được 6.372 ha/KH 8.300 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, trong đó giai đoạn chín: 412 ha, thu hoạch: 5.960 ha, năng suất khô đạt 35 tạ/ha, sản lượng là 21.143 tấn. - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 234.384 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn mạ: 11.585 ha, đẻ nhánh: 76.278 ha, đòng: 85.715 ha, trỗ chín: 54.209 ha, thu hoạch: 6.597 ha. Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Rầy nâu: DTN 18.187 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tăng 13.869 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ. Rầy nâu đa số tuổi 1-2. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 15.772 ha, TLB phổ biến 5- 10%, giảm 788 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An, trong đó có 400 ha bị nặng với TLB 20-40% (Vĩnh Hưng), 20 ha TLB 70-80% (thị xã Kiến Tường). - Sâu cuốn lá nhỏ: DTN 4.075 ha, mật độ phổ biến 10-20 con/m2, giảm 175 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Thạnh Hóa, Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. Sâu đa số trưởng thành - tuổi 1. Ngoài ra còn có chuột (934 ha), bệnh cháy bìa lá (550 ha), bệnh khô cổ bông (527 ha), sâu phao (351 ha), bệnh lem lép hạt (300 ha), sâu năn (280 ha), bệnh vàng lá sinh lý (181 ha), ốc bươu vàng (140 ha), bệnh khô vằn (135 ha), sâu đục thân (100 ha), sâu keo (50 ha), bọ trĩ (50 ha), bọ xít đen (40 ha)... gây hại ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đòng trỗ. 2. Cây mía: diện tích : 12.290 ha/KH 12.680 ha (Thu hoạch 1.920 ha, năng suất đạt 694 tạ/ha) có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 400 ha, TLH 1-5%, giảm 10 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 350 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 20 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 300 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, giảm 20 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 200 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tuơng đương so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 180 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 110 ha, TLB 5-10%, giảm 10 ha so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: 3248 ha có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 130 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 3 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 131 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 7 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 92 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 7 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 59 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tăng 1 so với tuần trước. 4. Cây chanh: diện tích 5.938 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Nhện đỏ: DTN 703 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 1 ha so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 690 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, tăng 14 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 672 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 19 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 622 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 3 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 380 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: diện tích 5.621 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 2.716 ha, giảm 111 ha so với tuần trước tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.662 ha nhiễm ở mức nhẹ, 54 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 23%, TLB trên trái là 3%. 6. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 51.747 cây, tương đương so với tuần trước, trong đó 31.320 cây TLH 5- 10%, 15.300 cây TLH 10- 20%, 5.127 cây TLH 20- 40%. - Số cây nhiễm bọ vòi voi: 6.314 cây với TLH 2-5%, tương đương so với tuần trước. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An trong 1-2 ngày đầu tuần trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, những ngày còn lại ít mưa, ngày nắng. Sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. 1. Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau: - Rầy nâu: DTN và mật độ tăng trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ, đặc biệt cục bộ trên lúa giai đoạn đòng trỗ ở các huyện Đồng Tháp Mười. - Bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá: phát sinh và gây hại mạnh trên trà lúa đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An. - Sâu cuốn lá: DTN và mật độ gia tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ. - Chuột: gây hại rải rác trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ. - Nhện gié: phát sinh trên trà lúa giai đoạn đòng ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh hóa, Đức Hòa, Đức Huệ. - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông: phát sinh ở mức nhẹ trên lúa trổ - chín ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Cần Đước, Cần Giuộc. 2. Trên cây mía: DTN sâu bệnh hại tiếp tục giảm trên mía thời kỳ vươn lóng - chín do thu hoạch. 3. Rau các loại: sâu bệnh hại gia tăng DTN trên rau ăn lá và rau ăn trái, đặc biệt là sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, bệnh đốm lá... 4. Cây chanh: DTN sâu hại gia tăng, bệnh hại giảm trên chanh giai đoạn cho trái do thời tiết ít mưa. 5. Cây thanh long: DTN bệnh đốm nâu tiếp tục giảm DTN và gây hại ở mức nhẹ do nông dân tích cực phòng trừ và điều kiện thời tiết thích hợp. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần chú ý theo dõi diễn biến dịch hại và phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá, khô cổ bông, lem lép hạt, cháy bìa lá, chuột, bọ trĩ, sâu năn, sâu phao...đang gây hại trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đòng trỗ. Đặc biệt cần chú ý đối tượng sâu năn có thể phát sinh và phát triển mạnh, nhất là trong điều kiện thời tiết hiện nay nhiệt độ xuống thấp lúc đầu vụ và bón phân không cân đối, thừa đạm, thiếu kali và lân trong đợt bón phân đầu tiên là điều kiện thích hợp cho sâu năn phát triển. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 23/01/2015 8:09 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 7/01/2015 đến 13/01/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 7/01/2015 đến 13/01/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 7/01/2015 đến 06/01/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau:<br /> | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 7/01/2015 đến 06/01/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: - Lúa mùa: Diện tích gieo sạ được 6.372 ha/KH 8.300 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, trong đó giai đoạn trỗ chín: 820 ha, thu hoạch: 5.552 ha, năng suất khô đạt 36 tạ/ha, sản lượng là 19842 tấn. - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 233.615 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn mạ: 18.061 ha, đẻ nhánh: 109.186 ha, đòng trỗ: 73.848 ha, chín: 29.105 ha, thu hoạch: 3.415 ha, năng suất đạt 41tạ/ha, sản lượng là 13.844 tấn Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Rầy nâu: DTN 4.318 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tăng 1.743 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Huệ. Hầu hết rầy đang trưởng thành- trúng, cục bộ có nơi rầy mới nở rải rác. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 16.560 ha, TLB phổ biến 5- 10%, tăng 415 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An. - Sâu cuốn lá nhỏ: DTN 4.250 ha, mật độ phổ biến 5-10 con/m2, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng ở huyện Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Thạnh Hóa, Bến Lức, Đức Huệ. Sâu đa số tuổi 3-4. Ngoài ra còn có chuột (1.054 ha), bệnh lem lép hạt (930 ha), bọ trĩ (763 ha), ốc bươu vàng (615 ha), sâu năn (280 ha), sâu phao (249 ha), bệnh vàng lá sinh lý (236 ha), bệnh khô cổ bông (208 ha), bệnh cháy bìa lá (160 ha), sâu đục thân (100 ha), sâu keo (50ha), bọ xít đen (50 ha), bệnh khô vằn (35 ha)... gây hại ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn mạ- đẻ nhánh - đòng trỗ. 2. Cây mía: diện tích : 12.290 ha/KH 12.680 ha (Thu hoạch 1.920 ha, năng suất đạt 694 tạ/ha) có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 410 ha, TLH 1-5%, giảm 15 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 370 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 20 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 320 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tăng 20 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 200 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tuơng đương so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 180 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 120 ha, TLB 5-10%, giảm 10 ha so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: 4.690 ha (Thu hoạch: 20 ha) có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 127 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 11 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 124 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 9 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 99 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 2 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 58 ha, tỷ lệ hại 5-10%, tương đương so với tuần trước. 4. Cây chanh: diện tích 5.938 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Nhện đỏ: DTN 702 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, giảm 1 ha so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 676 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 9 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 653 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 2 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 625 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 3 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 380 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 20 ha so với tuần trước. 5. Cây thanh long: diện tích 5.621 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 2.827 ha, giảm 163 ha so với tuần trước tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.770 ha nhiễm ở mức nhẹ, 57 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 22%, TLB trên trái là 4%. 6. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 51.747 cây, tương đương so với tuần trước, trong đó 31.320 cây TLH 5- 10%, 15.300 cây TLH 10- 20%, 5.127 cây TLH 20- 40%. - Số cây nhiễm bọ vòi voi: 6.314 cây với TLH 2-5%, tương đương so với tuần trước. Cây khóm: - Rệp sáp DTN là 15 ha (TLH 10-15%), tương đương so với tuần trước. - Bệnh khô đầu lá DTN là 25 ha (TLB 5-10%), tương đương so với tuần trước Cây khoai mì: - Nhện đỏ DTN là 15 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm là 10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đốm nâu DTN là 10 ha, TLB 5%, tương đương so với tuần trước. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An trong 1-2 ngày đầu tuần trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, những ngày còn lại ít mưa, ngày nắng. Sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. 1. Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau: - Rầy nâu: nở rộ vào cuối tuần, DTN và mật độ gia tăng cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An. - Bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá: phát sinh và gây hại mạnh trên trà lúa đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện thị và thành phố Tân An. - Sâu cuốn lá: DTN và mật độ gia tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ. - Chuột: gây hại rải rác trên lúa đẻ nhánh- đòng trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ. - Bọ trĩ, ốc bươu vàng: phát sinh và gây hại cục bộ trên lúa gia đoạn mạ- đẻ nhánh ở Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ và thành phố Tân An. - Nhện gié: phát sinh trên trà lúa giai đoạn đòng ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh hóa, Đức Hòa, Đức Huệ. - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông: phát sinh ở mức nhẹ trên lúa trổ- chín ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Cần Đước, Cần Giuộc. 2. Trên cây mía: DTN sâu bệnh hại tiếp tục giảm trên mía thời kỳ vươn lóng - chín do thu hoạch. 3. Rau các loại: các loại dịch hại gia tăng, nhất là trên rau ăn trái do thời tiết ít mưa, đêm có nhiều sương mù. 4. Cây chanh: sâu hại gia tăng DTN, bệnh hại giảm trên chanh giai đoạn cho trái do thời tiết ít mưa. 5. Cây thanh long: DTN bệnh đốm nâu giảm do nông dân tích cực phòng trừ. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN. - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần chú ý theo dõi diễn biến dịch hại và phòng trừ rầy nâu, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, sâu phao, bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, chuột, bọ trĩ ...đang phát sinh và gia tăng DTN trên các trà lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh – đòng trỗ. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật
| 15/01/2015 8:41 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 31/12/2014 đến 06/01/2015 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 31/12/2014 đến 06/01/2015 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 31/12/2014 đến 06/01/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 31/12/2014 đến 06/01/2015 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: - Lúa mùa: Diện tích gieo sạ được 6.372 ha/KH 8.300 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, trong đó giai đoạn trỗ chín: 2.320 ha, thu hoạch: 4.052 ha, năng suất khô đạt 36 tạ/ha, sản lượng 14.592 tấn. - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 228.450 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn mạ: 25.985 ha, đẻ nhánh: 113.486 ha, đòng trỗ: 65.519 ha, chín: 23.460 ha. Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Rầy nâu: DTN 2.575 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 7.791 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Hòa, Đức Huệ. Rầy đa số tuổi 5- trưởng thành. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 16.145 ha, TLB phổ biến 5- 10%, tăng 4.675 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở hầu hết các huyện và thị xã Kiến Tường. - Bọ trĩ: DTN 1.160 ha, mật độ phổ biến 1.000-3.000 con/m2, giảm 1.653 ha so với tuần trước, tập trung trên lúa giai đoạn mạ- đẻ nhánh ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng và thị xã Kiến Tường. Ngoài ra còn có ốc bươu vàng (935 ha), sâu cuốn lá (905 ha), chuột (634 ha), sâu phao (580 ha), bệnh cháy bìa lá (470 ha), bệnh khô cổ bông (378 ha), bệnh vàng lá sinh lý (319 ha), sâu đục thân (160 ha), ngộ độc hữu cơ (20 ha)... gây hại ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. 2. Cây mía: diện tích : 12.290 ha/KH 12.680 ha (Thu hoạch 1.920 ha, năng suất đạt 694 tạ/ha) có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 425 ha, TLH 1-5%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 390 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 60 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 300 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 200 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tuơng đương so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 180 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 20 ha so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 130 ha, TLB 5-10%, giảm 5 ha so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: 3.223 ha (Thu hoạch: 20 ha) có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Bọ nhảy: DTN 115 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 13 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 116 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 12 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 101 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 7 ha so với tuần trước. - Ruồi đục trái: DTN 58 ha, tỷ lệ hại 5-10%. 4. Cây chanh: diện tích 5.938 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Nhện đỏ: DTN 703 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 13 ha so với tuần trước. - Bệnh ghẻ: DTN 667 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 87 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 651 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 33 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 628 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 1 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 400 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: diện tích 5.621 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 2.990 ha, giảm 54 ha so với tuần trước tập trung chủ yếu trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.930 ha nhiễm ở mức nhẹ, 60 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 27%, TLB trên trái là 4%. 6. Các cây trồng khác: Cây dừa: - Số cây nhiễm bọ cánh cứng: 51.747 cây, tăng 416 cây so với tuần trước, trong đó 31.320 cây TLH 5- 10%, 15.300 cây TLH 10- 20%, 5.127 cây TLH 20- 40%. - Số cây nhiễm bọ vòi voi: 6.314 cây với TLH 2-5%, tăng 132 cây so với tuần trước. Cây khóm: - Rệp sáp DTN là 15 ha (TLH 10-15%), giảm 5 ha so với tuần trước. - Bệnh khô đầu lá DTN là 25 ha (TLB 5-10%), giảm 5 ha so với tuần trước Cây khoai mì: - Nhện đỏ DTN là 15 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm là 10%, giảm 5 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm nâu DTN là 10 ha, TLB 5%, giảm 5 ha so với tuần trước. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG TUẦN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An trời mây thay đổi đến nhiều mây có mưa vài nơi tập trung vào đầu tuần, sáng sớm có nơi có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. 1. Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau: - Rầy nâu: trưởng thành- trứng. - Bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá: tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh trên trà lúa đẻ nhánh - đòng ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh hóa, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ do điều kiện thời tiết ban đêm trời se lạnh, sáng sớm có sương mù. - Sâu cuốn lá: DTN và mật độ gia tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Hòa, Đức Huệ. - Chuột: cắn phá rải rác trên lúa đẻ nhánh- đòng trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ. - Ốc bươu vàng: xuất hiện cục bộ trên lúa mới gieo sạ ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ và thành phố Tân An. - Nhện gié: phát sinh trên trà lúa giai đoạn đòng- trỗ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh hóa, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ. 2. Trên cây mía: DTN sâu bệnh hại tiếp tục giảm trên mía thời kỳ vươn lóng - chín do thu hoạch. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, bệnh lở cổ rễ, bệnh thán thư, bệnh sương mai ... gia tăng DTN trên rau trồng mới. 4. Cây chanh: sâu hại gia tăng DTN, bệnh hại giảm trên chanh giai đoạn cho trái do thời tiết ít mưa. 5. Cây thanh long: DTN bệnh đốm nâu giảm, gây hại ở mức nhẹ- trung bình do thời tiết ít mưa. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần chú ý theo dõi diễn biến dịch hại và phòng trừ rầy nâu, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, sâu phao, bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, chuột, bọ trĩ ...đang phát sinh và gia tăng DTN trên các trà lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh – đòng trỗ. Đối với các huyện phía Nam đang thu hoạch lúa thu đông - mùa vận động nông dân thu hoạch dứt điểm, vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất và gieo sạ đúng lịch thời vụ đợt 3 từ ngày 05-15/01/2015. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 08/01/2015 4:50 CH | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 10/12 đến 16/12/2014 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 10/12 đến 16/12/2014 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 10/12 đến 16/12/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau:<br style="font-size: 11.8181819915771px; line-height: 15.27272605896px;" /> | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 10/12 đến 16/12/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: - Lúa thu đông: Diện tích gieo sạ được 49.272 ha/KH 50.800 ha, trong đó giai đoạn chín: 6.299 ha, thu hoạch 42.973 ha. - Lúa mùa: Diện tích gieo cấy được 6.372 ha/KH 8.300 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, trong đó giai đoạn đòng trỗ: 319 ha, chín: 5.426 ha, thu hoạch 627 ha. - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 181.875 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn mạ: 79.108 ha, đẻ nhánh: 68.731 ha, đòng trỗ: 28.967 ha, chín: 5.069 ha. Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Ốc bươu vàng: DTN 10.295 ha, mật độ phổ biến từ 2-3 con/m2, tăng 50 ha so với tuần trước, xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, tx Kiến Tường, Thủ Thừa trong đó có 500 ha mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng). - Bệnh đạo ôn lá: DTN 7.407 ha, TLB phổ biến 5-10%, tăng 2.390 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng ở hầu hết các huyện và thị xã Kiến Tường. - Rầy nâu: DTN 3.304 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tăng 1.631 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Cần Giuộc, Đức Huệ. Rầy đa số trưởng thành- trứng, rải rác có rầy nở tuổi 1-2. Ngoài ra còn có bệnh cháy bìa lá (916 ha), sâu cuốn lá (782 ha), bọ trĩ (495 ha), sâu phao (355 ha), bệnh vàng lá sinh lý (243 ha), chuột (222 ha), ngộ độc hữu cơ (50 ha), sâu đục bẹ (50 ha)… gây hại rải rác trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đòng. Trên lúa thu đông – mùa: tình hình sâu bệnh hại giảm mạnh do lúa thu hoạch phần lớn diện tích, trên lúa giai đoạn trỗ - chắc chỉ còn có bệnh khô cổ bông (306 ha), lem lép hạt (210 ha), bệnh cháy bìa lá (131 ha), rầy nâu (69 ha) hầu hết gây hại ở mức nhẹ. 2. Cây mía: diện tích : 12.290 ha/KH 12.680 ha (Thu hoạch 1.920 ha, năng suất đạt 694 tạ/ha) có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 645 ha, TLH 1-5%, giảm 120 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 450 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 30 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 350 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 250 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 200 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 150 ha, TLB 5-10%, tăng 10 ha so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: 3.376 ha (Thu hoạch: 20 ha) có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu xanh: DTN 140,5 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 3,5 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 129 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 6 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 122 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 15 ha so với tuần trước. - Bệnh thán thư: DTN 61 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. 4. Cây chanh: diện tích 5.773 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Bệnh ghẻ: DTN 822 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 65 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 637 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 58 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 609 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 79 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 535 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, tăng 5 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 450 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 70 ha so với tuần trước. 5. Cây thanh long: diện tích 5.621 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 3.227 ha, tăng 100 ha so với tuần trước tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 3.130 ha nhiễm ở mức nhẹ, 97 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 27%, TLB trên trái là 7%. - Rệp sáp: DTN 4 ha, TLH 3-5%, tăng 1 ha so với tuần trước (Đức Hòa). 6. Các cây trồng khác: - Cây dừa: số cây nhiễm bọ cánh cứng là 51.331 cây trong đó 31.280 cây TLH 5-10%, 15.150 cây TLH 10-20%, 4.901 cây TLH 20-35% và số cây nhiễm bọ vòi voi là 6.182 cây với TLH 2-5%. - Cây khóm: rệp sáp DTN là 25 ha, TLH 10-15%, tương đương so với tuần trước. - Cây khoai mì: nhện đỏ DTN là 25 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm là 10%, tương đương so với tuần trước. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An vào tuần sau trời mây thay đổi đến nhiều mây có mưa rào rải rác và có nơi có dông, sáng sớm có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại. 1. Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau - Rầy nâu: tiếp tục nở, DTN và mật độ gia tăng trên các trà lúa đẻ nhánh-đòng. - Bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá: tiếp tục phát sinh và gia tăng DTN trên trà lúa đẻ nhánh - đòng ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, tx Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh hóa, Thủ Thừa, Cần Đước, Đức Hòa, Đức Huệ do điều kiện thời tiết có mưa rào và dông rải rác, sáng sớm có sương mù. - Sâu phao, sâu cuốn lá, chuột: gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh ở huyện Vĩnh Hưng, Đức Huệ. - Ốc bươu vàng: DTN và mật độ gia tăng trên lúa giai đoạn mạ ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, tx Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ do các huyện đang gieo sạ. 2. Trên cây mía: DTN sâu bệnh hại tiếp tục giảm trên mía thời kỳ vươn lóng – chín do thu hoạch. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, lở cổ rễ, thán thư, sương mai gia tăng DTN trên rau ăn lá và rau ăn trái. 4. Cây chanh: bệnh ghẻ, sâu vẽ bùa, nhện đỏ gia tăng DTN trên chanh giai đoạn cho trái. 5. Cây thanh long: diện tích nhiễm bệnh đốm nâu gia tăng nhẹ do thời tiết sáng sớm có sương mù và có mưa rải rác CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN. - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần chú ý theo dõi diễn biến dịch hại và phòng trừ bệnh đạo ôn lá, rầy nâu, OBV, chuột ...đang phát sinh và có khả năng gây hại cục bộ trên các trà lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Đồng thời thông báo lịch đợt 3 từ ngày 05-15/01/2014 để nông dân chủ động gieo sạ đúng lịch nhằm hạn chế bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật
| 17/12/2014 7:59 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 03/12 đến 09/12/2014 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 03/12 đến 09/12/2014 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 03/12 đến 09/12/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 03/12 đến 09/12/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: - Lúa thu đông: Diện tích gieo sạ được 49.272 ha/KH 50.800 ha, trong đó giai đoạn đòng trỗ: 2.320 ha, chín: 11.820 ha, thu hoạch 35.132 ha. - Lúa mùa: Diện tích gieo cấy được 6.372 ha/KH 8.300 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, trong đó giai đoạn đòng trỗ: 572 ha, chín: 5.800 ha. - Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 138.704 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn mạ: 59.300 ha, đẻ nhánh: 58.895 ha, đòng trỗ: 16.011 ha, chín: 4.498 ha. Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Ốc bươu vàng: DTN 10.245 ha, mật độ phổ biến từ 2-3 con/m2, tăng 2.185 ha so với tuần trước, xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, tx Kiến Tường, Thủ Thừa, Đức Huệ trong đó có 800 ha mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng). - Bệnh đạo ôn lá: DTN 5.017 ha, TLB phổ biến 5-10%, tăng 2.215 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, tx Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Huệ. - Rầy nâu: DTN 1.673 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 143 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Cần Giuộc, Đức Huệ. Rầy đang trưởng thành. Ngoài ra còn có sâu cuốn lá (452 ha), bọ trĩ (300 ha), sâu phao (255 ha), bệnh vàng lá sinh lý (208 ha), bệnh cháy bìa lá (198 ha), chuột (195 ha), sâu đục bẹ (60 ha)… gây hại rải rác trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đòng. Trên lúa thu đông - mùa có các đối tượng dịch hại sau: bệnh khô cổ bông (671 ha), lem lép hạt (499 ha), bệnh cháy bìa lá (399 ha), bệnh vàng lá chín sớm (240 ha), rầy nâu (61 ha), chuột (17 ha) gây hại ở mức nhẹ trên lúa giai đoạn trỗ - chắc. 2. Cây mía: diện tích : 12.290 ha/KH 12.680 ha (Thu hoạch 1.370 ha, năng suất đạt 693 tạ/ha) có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 765 ha, TLH 1-5%, giảm 95 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 480 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 10 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 400 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, giảm 30 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 300 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, giảm 50 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 250 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 140 ha, TLB 5-10%, tăng 10 ha so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: 3.335 ha (Thu hoạch: 20 ha) có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu xanh: DTN 137 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 11 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 137 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 13 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 123 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 4 ha so với tuần trước. - Bệnh thán thư: DTN 60.6 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 2.1 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: diện tích 5.744 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Bệnh ghẻ: DTN 887 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 23 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 695 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 688 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, tăng 25 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 530 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, giảm 40 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 520 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Rầy mềm: DTN 82 ha, tỷ lệ hại 10-20%. 5. Cây thanh long: diện tích 5.568 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 3.127 ha, tương đương so với tuần trước, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 3.002 ha nhiễm ở mức nhẹ, 125 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 34%, TLB trên trái là 7%. - Rệp sáp: DTN 3 ha, TLH 3-5%, giảm 1 ha so với tuần trước (Đức Hòa). 6. Các cây trồng khác: - Cây dừa: số cây nhiễm bọ cánh cứng là 51.331 cây trong đó 31.280 cây TLH 5-10%, 15.150 cây TLH 10-20%, 4.901 cây TLH 20-35% và số cây nhiễm bọ vòi voi là 6.182 cây với TLH 2-5%. - Cây khóm: xuất hiện rệp sáp với DTN là 25 ha và TLH 10-15%. - Cây khoai mì: xuất hiện nhện đỏ với DTN là 25 ha và tỷ lệ lá bị nhiễm là 10% DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An vào tuần sau chịu ảnh hưởng không khí lạnh hoạt động với cường độ mạnh, mưa dông vài nơi chủ yếu tập trung vào 3-4 ngày đầu tuần, những ngày còn lại ít mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại. 1. Cây lúa: trên lúa đông xuân chính vụ cần chú ý các dịch hại sau - Rầy nâu: trưởng thành- trứng. - Bệnh đạo ôn lá: DTN và TLB gia tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, tx Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh hóa, Cần Đước, Đức Hòa, Đức Huệ - OBV: phát sinh và gia tăng DTN ở Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, tx Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ do các huyện đang tiếp tục gieo sạ. - Sâu phao, chuột: gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh ở huyện Vĩnh Hưng, Đức Huệ. 2. Trên cây mía: bệnh đốm đỏ lá, bệnh đỏ bẹ, bệnh rượu gia tăng DTN trên mía đang thời kỳ vươn lóng - chín ở Bến Lức, Thủ Thừa. 3. Rau các loại: do thời tiết sáng sớm có sương mù và chịu ảnh hưởng của không khí lạnh nên DTN sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, lở cổ rễ, thán thư, sương mai gia tăng trên rau ăn lá và rau ăn trái. 4. Cây chanh: sâu vẽ bùa, nhện đỏ gia tăng DTN trên chanh giai đoạn cho trái. 5. Cây thanh long: diện tích nhiễm bệnh đốm nâu tiếp tục duy trì diện tích nhiễm và gây hại ở mức nhẹ. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Đối với các huyện có diện tích lúa đông xuân cần chú ý theo dõi diễn biến dịch hại và phòng trừ bệnh đạo ôn lá, rầy nâu, OBV, chuột ...đang phát sinh và có khả năng gây hại cục bộ trên các trà lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Đồng thời thông báo lịch đợt 2 từ ngày 07-17/12/2014 để nông dân chủ động gieo sạ đúng lịch nhằm hạn chế bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật
| 11/12/2014 9:53 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 26/11 đến 02/12/2014 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 26/11 đến 02/12/2014 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 26/11 đến 02/12/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 26/11 đến 02/12/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: Lúa thu đông: Diện tích gieo sạ được 49.272 ha/KH 50.800 ha, trong đó giai đoạn đòng trỗ: 7.787 ha, chín: 13.088 ha, thu hoạch 28.397 ha. Lúa mùa: Diện tích gieo cấy được 6.372 ha/KH 8.300 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, trong đó giai đoạn đòng trỗ: 1.638 ha, chín: 4.521 ha, thu hoạch 213 ha. Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 99.444 ha/KH 234.000 ha, trong đó giai đoạn mạ: 41.075 ha, đẻ nhánh: 48.152 ha, đòng trỗ: 10.217 ha. - Rầy nâu: Diện tích nhiễm (DTN) 1.493 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 1.207 ha tập trung chủ yếu trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chín ở các huyện Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ và thành phố Tân An, trong đó có 30 ha có mật độ 4.000-6.000 con/m2 (Thủ Thừa, Cần Giuộc). Rầy đa số tuổi 4-5. - Bệnh khô cổ bông: DTN 1.045 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 2-5%, giảm 21 ha so với tuần trước chủ yếu phát sinh trên lúa giai đoạn trổ - chắc chín ở huyện Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Giuộc, Đức Hòa và thành phố Tân An. - Bệnh lem lép hạt: DTN 1.008 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, tập trung trên lúa trổ chắc- chín ở huyện Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Giuộc và thành phố Tân An. Ngoài ra còn có bệnh cháy bìa lá (445 ha), bệnh vàng lá chín sớm (250 ha), chuột (78 ha), sâu cuốn lá (50 ha), bệnh khô vằn (20 ha) xuất hiện trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chắc. Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Ốc bươu vàng: DTN 8.060 ha, mật độ phổ biến từ 2-3 con/m2, tăng 3.039 ha so với tuần trước, xuất hiện trên lúa giai đoạn mạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa và tx Kiến Tường, trong đó có 500 ha mật độ 7-10 con/m2 (Vĩnh Hưng). - Bệnh đạo ôn lá: DTN 2.802 ha, TLB phổ biến 5-10%, giảm 243 ha so với tuần trước tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, tx Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Huệ trong đó có 1 ha bị nhiễm ở mức nặng với TLB 20-30% (Cần Đước). - Rầy nâu: DTN 1.816 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, giảm 649 ha tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, tx Kiến Tường, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa trong đó có 18 ha mật độ 4.000-5.000 con/m2 (Cần Giuộc). Ngoài ra còn có sâu cuốn lá (983 ha), bệnh vàng lá sinh lý (459 ha), chuột (150 ha), sâu phao (120 ha), bọ trĩ (100 ha), bệnh cháy bìa lá (57 ha) tập trung trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh. 2. Cây mía: diện tích : 12.290 ha/KH 12.680 ha đang ở giai đoạn vươn lóng –chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 860 ha, TLH 1-5%, giảm 105 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 470 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 37,5 ha so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 430 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tăng 10 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 350 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 250 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 130 ha, TLB 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: 4.597 ha/KH 4.635 ha. Thu hoạch : 4.597 ha, năng suất đạt 177,7 tạ/ha có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu xanh: DTN 148 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 11 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 124 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 7 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 119 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 9 ha so với tuần trước. - Bệnh thán thư: DTN 58,5 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 0,5 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: diện tích 5.736 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Bệnh ghẻ: DTN 910 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 2 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 695 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 663 ha, tỷ lệ hại 10-20% lá, giảm 26 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 570 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, quả, giảm 15 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 520 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: diện tích 5.568 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 3.127 ha, tương đương so với tuần trước, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.924 ha nhiễm ở mức nhẹ, 203 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 32%, TLB trên trái là 4%. - Rệp sáp: DTN 4 ha, TLH 3-5%, tăng 1 ha so với tuần trước (Đức Hòa). 6. Các cây trồng khác: - Cây dừa: diện tích trồng 530 ha (Bến Lức, Cần Giuộc, tp Tân An), số cây nhiễm bọ cánh cứng là 51.170 cây trong đó 31.280 cây TLH 5-10%, 15.150 cây TLH 10-20%, 4.901 cây TLH 20-35% và số cây nhiễm bọ vòi voi là 6.182 cây với TLH 2-5%. - Cây khóm: diện tích trồng là 308 ha (Bến Lức), xuất hiện bệnh khô đầu lá với DTN là 35 ha và TLB 5-10%, rệp sáp với DTN là 35 ha và TLH 10-15%. - Cây ổi: diện tích trồng là 150 ha (Bến Lức), xuất hiện bệnh thán thư với DTN là 15 ha và TLB 5%, nhện đỏ DTN 20 ha và tỷ lệ lá bị nhiễm là 5%. - Cây khoai mì: diện tích trồng là 540 ha (Bến Lức, Đức Hòa), xuất hiện nhện đỏ với DTN là 30 ha và tỷ lệ lá bị nhiễm là 10%, bệnh đốm lá nâu DTN là 20 ha và TLB 5%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI. Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An vào tuần sau chịu ảnh hưởng không khí lạnh hoạt động với cường độ mạnh, mưa dông vài nơi chủ yếu tập trung vào 3-4 ngày đầu tuần, những ngày còn lại ít mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại. 1. Cây lúa: - Rầy nâu: trưởng thành - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông, cháy bìa lá: gia tăng DTN trên lúa giai đoạn trỗ - chắc ở các huyện như Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ và tp Tân An. - Bệnh đạo ôn, sâu phao, sâu cuốn lá, OBV, chuột: phát sinh và gây hại cục bộ trên lúa đông xuân giai đoạn mạ - đẻ nhánh ở các huyện Đồng Tháp Mười. 2. Trên cây mía: bệnh đốm đỏ lá, bệnh đỏ bẹ, bệnh rượu gia tăng DTN trên mía đang thời kỳ vươn lóng - chín. 3. Rau các loại: do thời tiết sáng sớm có sương mù và chịu ảnh hưởng của không khí lạnh nên DTN sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, lở cổ rễ, thán thư, sương mai gia tăng trên rau ăn lá và rau ăn trái. 4. Cây chanh: sâu vẽ bùa, nhện đỏ gia tăng DTN trên chanh giai đoạn cho trái. 5. Cây thanh long: diện tích nhiễm bệnh đốm nâu tiếp tục duy trì diện tích nhiễm và gây hại ở mức nhẹ CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN. - Trên cây lúa: Nông dân cần tập trung theo dõi và chủ động phòng trừ dịch hại nhất là rầy nâu, lem lép hạt, khô cổ bông, cháy bìa lá…phát sinh trên lúa mùa và lúa thu đông giai đoạn đòng trỗ - chắc chín để không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đối với các huyện vùng Đồng Tháp Mười cần chú ý theo dõi diễn biến dịch hại và tổ chức tập huấn, hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn lá, rầy nâu, sâu cuốn lá, OBV, chuột đang phát sinh và có khả năng gây hại cục bộ trên các trà lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 05/12/2014 3:57 CH | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 12/11 đến 18/11/2014 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 12/11 đến 18/11/2014 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 12/11 đến 18/11/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 12/11 đến 18/11/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: Lúa thu đông: Diện tích gieo sạ được 49.272 ha/KH 50.800 ha, trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 820 ha, đòng trỗ: 17.631 ha, chín: 10.513 ha, thu hoạch 20.308 ha. Lúa mùa: Diện tích gieo cấy được 6.372 ha/KH 8.300 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, trong đó giai đoạn đòng trỗ: 2.040 ha, chín: 4.332 ha. Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 49.653 ha/KH 234.000 ha, tập trung ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tx Kiến Tường, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ trong đó giai đoạn mạ: 22.735 ha, đẻ nhánh: 25.133 ha, đòng 1.785 ha. - Rầy nâu: Diện tích nhiễm (DTN) 196 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tập trung chủ yếu trên lúa giai đoạn đòng trỗ ở các huyện Cần Giuộc, Đức Huệ. Rầy đang trưởng thành – trứng. - Bệnh khô cổ bông: DTN 819 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 2-5% phát sinh trên lúa giai đoạn trổ ở huyện Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Giuộc, Đức Hòa và Tp Tân An. Ngoài ra còn có bệnh cháy bìa lá (579 ha), bệnh khô vằn (506 ha), bệnh lem lép hạt (437 ha), bệnh đạo ôn lá (395 ha), chuột (186 ha), vàng lá chín sớm (115 ha), sâu cuốn lá (20 ha) phát sinh trên lúa giai đoạn đòng trỗ- chắc. Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Ốc bươu vàng: DTN 2.830 ha, mật độ phổ biến từ 1-3 con/m2, tăng 1.214 ha so với tuần trước, xuất hiện trên lúa mới gieo sạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa và tx Kiến Tường, trong đó có 300 ha mật độ 4 -5 con/m2 (Vĩnh Hưng) và 100 ha mật độ 6-10 con/m2 (Vĩnh Hưng). - Bệnh đạo ôn lá: DTN 2.152 ha, TLB phổ biến 5-10%, tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh ở huyện Tân Hưng, Mộc Hóa, tx Kiến Tường, Tân Thạnh, Cần Đước, Cần Giuộc Ngoài ra còn có sâu cuốn lá nhỏ (997 ha), rầy nâu (874 ha), bệnh vàng lá sinh lý (405 ha), chuột (90 ha), bệnh cháy bìa lá (79 ha), sâu phao (50 ha) tập trung trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh. 2. Cây mía: diện tích : 12.290 ha/KH 12.680 ha đang ở giai đoạn vươn lóng –chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 970 ha, TLH 1-5%, giảm 10 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 527,5 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 350 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 350 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 250 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 125 ha, TLB 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: 4.597 ha/KH 4.635 ha. Thu hoạch : 4.597 ha, năng suất đạt 177,7 tạ/ha có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu xanh: DTN 146 ha, mật độ 5-10 con/m2, giảm 4 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 126 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 4 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 119 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 3 ha so với tuần trước. - Bệnh lở cổ rễ: DTN 60 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 2 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: diện tích 5.736 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Bệnh ghẻ: DTN 925 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, tăng 96 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 708 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%cây, tăng 3 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 675 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, tăng 27 ha so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 590 ha, tỷ lệ hại 10-15% lá, quả, tăng 80 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 520 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. 5. Cây thanh long: diện tích 5.568 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 3.127 ha, tương đương so với tuần trước, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.908 ha nhiễm ở mức nhẹ, 219ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 30%, TLB trên trái là 5%. - Rệp sáp: DTN 3 ha, TLH 3-5%, tương đương so với tuần trước (Đức Hòa). 6. Các cây trồng khác: - Cây dừa: tổng số cây là 157.288 cây (Bến Lức, Cần Giuộc), số cây nhiễm bọ cánh cứng là 13.270 cây trong đó 12.320 cây TLH 2-5%, 950 cây TLH 30% và số cây nhiễm bọ vòi voi là 6.198 cây với TLH 2-5%. - Cây khóm: diện tích trồng là 308 ha (Bến Lức), xuất hiện bệnh khô đầu lá với DTN là 30 ha và TLB 5-10%, rệp sáp với DTN là 35 ha TLH 10-15%. - Cây ổi: diện tích trồng là 150 ha (Bến Lức), xuất hiện bệnh thán thư với DTN là 15 ha và TLB 5%, nhện đỏ DTN 20 ha với tỷ lệ lá bị nhiễm là 5%. - Cây sắn: diện tích trồng là 500 ha (Bến Lức ) xuất hiện nhện đỏ với DTN là 35 ha và tỷ lệ lá bị nhiễm là 10%, bệnh đốm lá nâu DTN là 25 ha với TLB 5%. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn tình hình thời tiết tỉnh Long An vào tuần sau sẽ có mưa dông trên diện vài nơi vào chiều tối và đêm do đó cần chú ý theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại. 1. Cây lúa: - Rầy nâu: nở rải rác vào cuối tuần. - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông, cháy bìa lá: DTN và TLB gia tăng trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chắc ở các huyện như Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ, Đức Hòa, Đức Huệ và tp Tân An. - Bệnh đạo ôn, sâu phao, sâu cuốn lá, OBV, chuột: phát sinh và gây hại cục bộ trên lúa đông xuân giai đoạn mạ- đẻ nhánh ở các huyện Đồng Tháp Mười. 2. Trên cây mía: bệnh đốm đỏ lá, bệnh đỏ bẹ, bệnh rượu gia tăng DTN trên mía đang thời kỳ vươn lóng - chín. 3. Rau các loại: DTN sâu tơ, bọ nhảy, bệnh lở cổ rễ, chết cây...phát sinh trên rau trồng mới. 4. Cây chanh: thời tiết nắng nóng thích hợp cho các đối tượng sâu hại như sâu vẽ bùa, nhện đỏ gia tăng DTN trên chanh giai đoạn cho trái. 5. Cây thanh long: diện tích nhiễm bệnh đốm nâu giảm do lượng mưa giảm CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Nông dân cần tập trung theo dõi và chủ động phòng trừ dịch hại nhất là rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, cháy bìa lá, khô vằn … phát sinh trên lúa mùa và lúa thu đông giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ để không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đối với các huyện vùng Đồng Tháp Mười cần chú ý theo dõi diễn biến dịch hại, đặc biệt chú ý bệnh đạo ôn lá, rầy nâu, sâu cuốn lá, OBV, chuột đang phát sinh và có khả năng gây hại cục bộ trên các trà lúa từ giai đoạn mạ-đẻ nhánh - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: nông dân cần thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu, khi phát hiện cần tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Đồng thời lưu ý điều tra những ruộng lúa kế bên ruộng mía xem có sâu đục thân mía sang gây hại cho lúa đề giúp nông dân chủ động phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 18/11/2014 8:17 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 29/10 đến 04/11/2014 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 29/10 đến 04/11/2014 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 29/10 đến 04/11/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 29/10 đến 04/11/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA 1. Cây lúa: Lúa thu đông: Diện tích gieo sạ được 48.314 ha/KH 50.800 ha, trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 7.888 ha, đòng: 15.737ha, trỗ chín: 5.861 ha, thu hoạch 18.828 ha. Lúa mùa: Diện tích gieo cấy được 6.372 ha/KH 8.300 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 104 ha, đòng: 3.286 ha, trỗ chín: 2.342 ha, thu hoạch 640 ha. Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 27.029 ha/KH 234.000 ha, tập trung ở huyện Tân Hưng, Tx Kiến Tường, Tân Thạnh, Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc, trong đó giai đoạn mạ: 13.696 ha, đẻ nhánh: 13.007 ha, đòng 326 ha. - Rầy nâu: Diện tích nhiễm (DTN) 2.110 ha, mật độ phổ biến 750-1.500 con/m2, tăng 156 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên lúa thu đông - mùa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở các huyện Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ và tp Tân An, trong đó có 244 ha mật độ 2.000-3.000 con/m2 (Tân Trụ, Đức Huệ). Rầy đa số tuổi 3-4 - Bệnh đạo ôn lá: DTN 1.746 ha, giảm 1.177 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10% phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở huyện Bến Lức, Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Đức Hòa, Đức Huệ và Tp Tân An, trong đó có 590 ha TLB 15-20% (Châu Thành, Tân Trụ). Ngoài ra còn có bệnh khô vằn (602 ha), sâu cuốn lá (344 ha), bệnh cháy bìa lá (249 ha), chuột (164 ha), bệnh khô cổ bông (135 ha), bệnh lem lép hạt (95 ha) phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Trên lúa đông xuân 2014-2015: - Ốc bươu vàng: DTN 1.610 ha, mật độ phổ biến từ 1-3 con/m2, xuất hiện trên lúa mới gieo sạ ở huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Cần Giuộc và tx Kiến Tường, trong đó có 335 ha mật độ 4 -5 con/m2 (Vĩnh Hưng, Cần Giuộc) và 100 ha mật độ 6-10 con/m2 (Vĩnh Hưng). Ngoài ra còn có bệnh vàng lá sinh lý (248 ha), rầy nâu (207 ha), sâu cuốn lá nhỏ (137 ha), bệnh đạo ôn lá (114 ha), bọ trĩ (113 ha), bệnh cháy bìa lá (91 ha) tập trung trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh ở huyện Cần Giuộc. 2. Cây mía: diện tích : 12.290 ha/KH 12.680 ha đang ở giai đoạn vươn lóng –chín ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 980 ha, TLH 1-5%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 517,5 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 30 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 350 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 350 ha, tỷ lệ cây bị nhiễm 5-10%, tăng 50 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 250 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 125 ha, TLB 5-10%, tăng 15 ha so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: 3.230 ha/KH 4.622 ha có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Sâu tơ: DTN 144 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 22 ha so với tuần trước. - Bọ nhảy: DTN 138 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 13 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 143 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 9 ha so với tuần trước. - Bệnh lở cổ rễ: DTN 63 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 28 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm lá: DTN 62 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 27 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: diện tích 5.736 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Bệnh ghẻ:DTN 840 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, tăng 24,5 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 715 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 5 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 621 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, giảm 28 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 520 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 470 ha, tỷ lệ hại 10-15% lá, quả, giảm 13 ha so với tuần trước. 5. Cây thanh long: diện tích 5.568 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 3.127 ha, tương đương so với tuần trước, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.971 ha nhiễm ở mức nhẹ, 156 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 32%, TLB trên trái là 5%. - Rệp sáp: DTN 3 ha, TLH 3-5%, tương đương so với tuần trước (Đức Hòa). 6. Các cây trồng khác: - Cây dừa: tổng số cây là 157.288 cây (Bến Lức, Cần Giuộc), số cây nhiễm bọ cánh cứng là 13.270 cây trong đó 12.320 cây TLH 2-5%, 950 cây TLH 30% và số cây nhiễm bọ vòi voi là 6.198 cây với TLH 2-5%. - Cây khóm: diện tích trồng là 308 ha (Bến Lức), xuất hiện bệnh khô đầu lá với DTN là 30 ha và TLB 5-10%, rệp sáp với DTN là 35 ha TLH 10-15%. - Cây ổi: diện tích trồng là 150 ha (Bến Lức), xuất hiện bệnh thán thư với DTN là 15 ha và TLB 5%, nhện đỏ DTN 20 ha với tỷ lệ lá bị nhiễm là 5% - Cây sắn: diện tích trồng là 500 ha (Bến Lức), xuất hiện nhện đỏ với DTN là 35 ha và tỷ lệ lá bị nhiễm là 10%, bệnh đốm lá nâu DTN là 25 ha với TLB 5% DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Cây lúa: Đối với các huyện phía Nam: - Rầy nâu: gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đòng trỗ - Sâu cuốn lá, sâu đục thân: xuất hiện rải rác trên lúa giai đoạn đòng - Bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá: tiếp tục phát sinh và gia tăng DTN trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ. - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông, đốm vằn: phát sinh trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chín. Đối với các huyện Đồng Tháp Mười và huyện Cần Đước, Cần Giuộc cần chú ý: - ốc bươu vàng: tiếp tục xuất hiện trên lúa mới gieo sạ. 2. Trên cây mía: các loại bệnh hại như đốm đỏ lá, bệnh đỏ bẹ, bệnh rượu gia tăng DTN trên mía đang thời kỳ vươn lóng - chín. 3. Rau các loại: DTN sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh, bệnh lở cổ rễ, thán thư, sương mai, đốm lá,...gia tăng trên rau ăn lá và rau ăn trái. 4. Cây chanh: thời tiết mưa, nắng xen kẽ tạo điều kiện cho bệnh ghẻ, nấm hồng, bệnh nứt thân xì mủ gia tăng DTN và TLB trên chanh giai đoạn cho trái. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh tuy nhiên gây hại ở mức nhẹ - trung bình do nông dân tích cực thuốc phòng trừ định kỳ. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN. - Trên cây lúa: Nông dân cần tập trung theo dõi và chủ động phòng trừ dịch hại nhất là rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu phao, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, khô vằn… phát sinh trên lúa mùa và lúa thu đông giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ để không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đối với các huyện vùng Đồng Tháp Mười nông dân vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, phát động diệt chuột, ốc bươu vàng trong mùa lũ và tuyên truyền vận động nông dân xuống giống vụ Đông Xuân theo lịch gieo sạ né rầy đợt 1 từ 10-20/11/2014. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm trắng nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: hiện nay tình hình sâu đục thân 4 vạch đầu nâu đang phát sinh và gây hại nghiêm trọng ở tỉnh Tây Ninh. Riêng ở tỉnh Long An sau khi điều tra toàn bộ diện tích trồng mía hiện vẫn chưa phát hiện đối tượng trên, tuy nhiên để kiểm soát và ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của đối tượng sâu đục thân 4 vạch đầu nâu từ các tỉnh khác nông dân các huyện trồng mía như Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ tiếp tục công tác điều tra chủ động phát hiện sớm và phòng trừ đạt hiệu quả, khi phát hiện ổ dịch, cần cấp bách tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 06/11/2014 7:37 SA | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 15/10 đến 21/10/2014 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 15/10 đến 21/10/2014 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 15/10 đến 21/10/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 15/10 đến 21/10/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: Lúa thu đông: Diện tích gieo sạ được 48.339 ha/KH 50.800 ha, trong đó giai đoạn mạ: 2.221 ha, đẻ nhánh: 18.314 ha, đòng: 8.473 ha, trỗ chín: 6.052 ha, thu hoạch 13.279 ha. Lúa mùa: Diện tích gieo cấy được 6.372 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 2.222 ha, đòng: 2.939 ha, trỗ chín: 1.211 ha. Lúa đông xuân: diện tích gieo sạ là 13.936 ha, tập trung ở huyện Tân Hưng, Tân Thạnh, Cần Đước và Cần Giuộc, trong đó giai đoạn mạ: 10.031 ha, đẻ nhánh: 3.905 ha. - Rầy nâu: Diện tích nhiễm (DTN) 345 ha, mật độ phổ biến 750-1.000 con/m2, tăng 138 ha so với tuần trước, tập trung chủ yếu trên lúa thu đông - mùa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở các huyện Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ. Rầy đa số tuổi 1-2. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 2.860 ha, tăng 479 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10% phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ và Tp Tân An, trong đó có 875 ha TLB 15-20% (Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước và thành phố Tân An). Ngoài ra còn có ốc bươu vàng (225 ha), bệnh cháy bìa lá (187 ha), sâu cuốn lá (360 ha), vàng lá (187 ha), khô vằn (282 ha), chuột (73 ha)… phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. 2. Cây mía: diện tích : 12.290 ha/KH 12.680 ha đang ở giai đoạn vươn lóng ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 980 ha, TLH 1-5%, giảm 200 ha so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 487,5 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 350 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 300 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 250 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 110 ha, TLB 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: 3.230 ha/KH 4.622 ha có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Bọ nhảy: DTN 154 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 22 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 136 ha, mật độ 10-20 con/m2, tăng 13 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 127 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 8 ha so với tuần trước. - Bệnh lở cổ rễ: DTN 120 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 7 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm lá: DTN 80 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 32 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: diện tích 5.736 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Bệnh ghẻ: DTN 795,5 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 38,5 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 705 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tăng 6 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 611 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, giảm 2 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 520 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 463 ha, tỷ lệ hại 10-15% lá, quả, tăng 13 ha so với tuần trước. 5. Cây thanh long: diện tích 5.568 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 3.127 ha, tương đương so với tuần trước, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.855 ha nhiễm ở mức nhẹ, 317 ha nhiễm ở mức trung bình với TLB trên cành là 23%, TLB trên trái là 5%. - Rệp sáp: DTN 3 ha, tỷ lệ hại 3-5%, giảm 1,2 ha so với tuần trước (Đức Hòa). DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Cây lúa: - Rầy nâu: tiếp tục nở. - Sâu cuốn lá, sâu phao, sâu đục thân: phát sinh và gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. - Bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh cháy bìa lá: DTN và TLB gia tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng. - Bệnh lem lép hạt, khô cổ bông: phát sinh rải rác trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chín. 2. Trên cây mía: các loại bệnh hại như đốm đỏ lá, đỏ bẹ, rượu gia tăng DTN trên mía đang thời kỳ vươn lóng - chín. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, bệnh đốm lá, lở cổ rễ..gia tăng DTN và mức độ gây hại trên rau ăn lá, rau ăn trái. 4. Cây chanh: bệnh ghẻ, nấm hồng, bệnh nứt thân xì mủ gia tăng DTN do thời tiết mưa nhiều. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu gia tăng DTN và mức độ gây hại trên thanh long giai đoạn cho trái do mưa nhiều, đặc biệt ở những ruộng thanh long bị ngập úng CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN - Trên cây lúa: Nông dân cần tập trung theo dõi và chủ động phòng trừ dịch hại nhất là rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu phao, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, khô vằn… phát sinh trên lúa mùa và lúa thu đông giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ để không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đối với các huyện vùng Đồng Tháp Mười nông dân vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, phát động diệt chuột, ốc bươu vàng trong mùa lũ và tuyên truyền vận động nông dân xuống giống vụ Đông Xuân theo lịch gieo sạ né rầy đợt 1 từ 10-20/11/2014. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm trắng nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: hiện nay tình hình sâu đục thân 4 vạch đầu nâu đang phát sinh và gây hại nghiêm trọng ở tỉnh Tây Ninh. Riêng ở tỉnh Long An sau khi điều tra toàn bộ diện tích trồng mía hiện vẫn chưa phát hiện đối tượng trên, tuy nhiên để kiểm soát và ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của đối tượng sâu đục thân 4 vạch đầu nâu từ các tỉnh khác nông dân các huyện trồng mía như Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ tiếp tục công tác điều tra chủ động phát hiện sớm và phòng trừ đạt hiệu quả, khi phát hiện ổ dịch, cần cấp bách tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 23/10/2014 4:45 CH | Đã ban hành | | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 8/10 đến 14/10/2014 và dự báo trong tuần tới | Tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 8/10 đến 14/10/2014 và dự báo trong tuần tới | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 8/10 đến 14/10/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: | Theo thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật về tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng từ ngày 8/10 đến 14/10/2014 và dự báo trong tuần tới, cụ thể như sau: TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA. 1. Cây lúa: Lúa thu đông: Diện tích gieo cấy được 44.347 ha/KH 50.800 ha, trong đó giai đoạn mạ: 3.966 ha, đẻ nhánh: 19.582 ha, đòng: 2.994 ha, trỗ chín: 1.664 ha, thu hoạch 16.141 ha. Lúa mùa: Diện tích gieo cấy được 7.970 ha, tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa, trong đó giai đoạn đẻ nhánh: 4.687 ha, đòng: 2.719 ha, trỗ chín: 512 ha, thu hoạch 52 ha. - Rầy nâu: Diện tích nhiễm (DTN) 207 ha, mật độ phổ biến 750-1.000 con/m2, tập trung chủ yếu trên lúa thu đông - mùa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ ở các huyện Cần Giuộc, Đức Huệ. Rầy đang trưởng thành. - Bệnh đạo ôn lá: DTN 2.381 ha, tăng 611 ha so với tuần trước, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10% phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng ở các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Đức Huệ và Tp Tân An, trong đó có 708 ha TLB 15-20% (Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước và Tp Tân An). Ngoài ra còn có ốc bươu vàng (279 ha), bệnh cháy bìa lá (252 ha), sâu cuốn lá (217 ha), vàng lá (147 ha), bọ trĩ (121 ha), khô vằn (106 ha), sâu phao (42 ha)… phát sinh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. 2. Cây mía: diện tích : 11.851 ha/KH 12.680 ha đang ở giai đoạn vươn lóng ở huyện Bến Lức, Thủ Thừa có các đối tượng dịch hại sau: - Sâu đục thân: DTN 1.180 ha, TLH 1-5%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đỏ bẹ: DTN 487,5 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 10 ha so với tuần trước. - Rầy đen: DTN 350 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Rệp sáp: DTN 300 ha, tỷ lệ lá bị nhiễm 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh đốm đỏ lá: DTN 250 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tương đương so với tuần trước. - Bệnh rượu: DTN 110 ha, TLB 5-10%, tương đương so với tuần trước. 3. Cây rau các loại: 2.919,9 ha/KH 4.622 ha có các đối tượng dịch hại tập trung ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa. - Bọ nhảy: DTN 132 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 25 ha so với tuần trước. - Sâu tơ: DTN 123 ha, mật độ 10-20 con/m2, giảm 30 ha so với tuần trước. - Sâu xanh: DTN 119 ha, mật độ 5-10 con/m2, tăng 7 ha so với tuần trước. - Bệnh lở cổ rễ: DTN 113 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, tăng 6 ha so với tuần trước. - Bệnh đốm lá: DTN 112 ha, tỷ lệ bệnh 5-10%, giảm 8 ha so với tuần trước. - Bệnh thán thư: DTN 72 ha, tỷ lệ bệnh 10-20%, giảm 1 ha so với tuần trước. 4. Cây chanh: diện tích 4.954 ha tập trung ở huyện Bến Lức có các đối tượng dịch hại sau: - Bệnh ghẻ: DTN 834 ha, tỷ lệ bệnh 10-15% lá, quả, giảm 13 ha so với tuần trước. - Bệnh nấm hồng: DTN 699 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, giảm 37 ha so với tuần trước. - Sâu vẽ bùa: DTN 613 ha, tỷ lệ hại 5-10% lá, tăng 77 ha so với tuần trước. - Bệnh nứt thân: DTN 520 ha, tỷ lệ bệnh 5-10% cây, tương đương so với tuần trước. - Nhện đỏ: DTN 450 ha, tỷ lệ hại 10-15% lá, quả, tăng 10 ha so với tuần trước. 5. Cây thanh long: diện tích 5.408 ha tập trung ở huyện Châu Thành - Bệnh đốm nâu: DTN 3.127 ha, tương đương so với tuần trước, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành trên vườn thanh long đang trong giai đoạn cho trái, trong đó có 2.721 ha nhiễm ở mức nhẹ, 375 ha nhiễm ở mức trung bình, 31 ha nhiễm ở mức nặng với TLB trên cành là 28%, TLB trên trái là 4%. - Rệp sáp: DTN 4,2 ha, tỷ lệ hại 3-5%, tương đương so với tuần trước (Đức Hòa). DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Cây lúa: - Rầy nâu: trưởng thành - trứng. - Sâu cuốn lá, sâu phao, sâu đục thân: phát sinh và gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh. - Bệnh đạo ôn lá: gia tăng DTN và TLB trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng đặc biệt trên những ruộng sạ dày và bón thừa phân đạm. - Bệnh khô vằn, cháy bìa lá: tiếp tục phát sinh trên lúa giai đoạn đòng trỗ. 2. Trên cây mía: các loại bệnh hại như đốm đỏ lá, đỏ bẹ, rượu gia tăng DTN trên mía đang thời kỳ vươn lóng - chín. 3. Rau các loại: sâu tơ, bọ nhảy, bệnh đốm lá, lở cổ rễ..gia tăng DTN và mức độ gây hại trên rau ăn lá, rau ăn trái. 4. Cây chanh: bệnh ghẻ, nấm hồng, bệnh nứt thân xì mủ gia tăng DTN do thời tiết mưa nhiều. 5. Cây thanh long: bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh và gây hại ở mức nhẹ. CÁC BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN. - Trên cây lúa: Nông dân cần tập trung theo dõi và chủ động phòng trừ dịch hại nhất là rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu phao, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá, khô vằn… phát sinh trên lúa mùa và lúa thu đông giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ để không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Đối với các huyện vùng Đồng Tháp Mười nông dân vệ sinh đồng ruộng, cày vùi rơm rạ, phát động diệt chuột, ốc bươu vàng trong mùa lũ và tuyên truyền vận động nông dân xuống giống vụ Đông Xuân theo sự chỉ đạo của ngành nông nghiệp. - Trên cây thanh long: Các huyện trồng thanh long đặc biệt là huyện Châu Thành nông dân cần tập trung quản lý sâu bệnh thật tốt, nhất là các biện pháp phòng chống bệnh đốm trắng nhằm hạn chế sự xuất hiện và gia tăng tỷ lệ bệnh trong thời gian tới. Ngoài ra cần chú ý và theo dõi đối tượng rệp sáp đang xuất hiện trên thanh long. - Trên cây mía: hiện nay tình hình sâu đục thân 4 vạch đầu nâu đang phát sinh và gây hại nghiêm trọng ở tỉnh Tây Ninh. Riêng ở tỉnh Long An sau khi điều tra toàn bộ diện tích trồng mía hiện vẫn chưa phát hiện đối tượng trên, tuy nhiên để kiểm soát và ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của đối tượng sâu đục thân 4 vạch đầu nâu từ các tỉnh khác nông dân các huyện trồng mía như Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ tiếp tục công tác điều tra chủ động phát hiện sớm và phòng trừ đạt hiệu quả, khi phát hiện ổ dịch, cần cấp bách tổ chức thu gom, tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Tổng hợp Kim Quyên Chi cục Bảo vệ thực vật | 17/10/2014 7:30 SA | Đã ban hành |
|