Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tin tức sự kiện

Tin tức sự kiện
Thứ 4, Ngày 04/08/2021, 11:00
Giáo dục và đào tạo trong xây dựng nông thôn mới
04/08/2021



Xác định giáo dục là một trong những tiêu chí then chốt trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, tỉnh Long An đã tập trung đồng bộ nhiều giải pháp để có bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục.

Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đó là tiêu chí số 5 về trường học và tiêu chí số 14 về giáo dục. Để thực hiện được những tiêu chí đó, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đặc biệt đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. 

Ngay từ những ngày đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, ngành Giáo dục - Đào tạo đã chủ động, tích cực vào cuộc với quyết tâm hoàn thành tiêu chí trường học, góp phần thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Sở Giáo dục- Đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên trong ngành về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện bám sát chỉ tiêu, thực hiện kế hoạch xây dựng NTM, đặc biệt là tiêu chí số 5 về trường học. Các cấp chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư kinh phí để bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các trường mầm non, trang thiết bị khác cho các trường tiểu học và THCS. Mạng lưới trường lớp, quy mô các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và ngày càng phát triển. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, đôn đốc thực hiện kế hoạch; thực hiện nghiêm túc thủ tục, quy chế đánh giá, thẩm định xã đạt nông thôn mới trong lĩnh vực giáo dục của ngành. 

gd ntm 2021.jpg
Trường tiểu học xã An Lục Long huyện Châu Thành

Góp sức vào Chương trình xây dựng nông thôn mới, ngành GD&ĐT còn tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các nhà trường tham gia các lớp bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn để nâng cao hiệu quả quản lý và dạy học. Sắp xếp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị, đồng thời chú trọng việc rèn luyện và nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; bố trí đủ giáo viên các bộ môn, nâng chuẩn đào tạo, xây dựng lực lượng giáo viên nòng cốt; củng cố bộ máy tổ chức trong nhà trường theo Điều lệ trường học, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý trong các hoạt động giáo dục của nhà trường; tập trung duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên các trường học thực hiện cải tiến phương pháp dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học... tập trung xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 

Đến cuối năm 2020, trên địa bàn 161 xã có 276/488 đơn vị trường học từ mầm non đến phổ thông đạt chuẩn quốc gia còn trong niên hạn 05 năm theo quyết định, có 158/161 xã đạt tiêu chí: "Phổ cấp giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, hoàn thành xóa mù chưc mức độ 2; phổ cấp giáo dục tiểu học mức độ 2; 90% trở lên HS tốt nghiệp THCS tiếp tục theo học các loại hình THPT, GDTX, trung cấp, học nghề". 

Đến nay, toàn tỉnh hiện có có 128/161 đơn vị cấp xã đạt tiêu chí Trường học (chiếm 80%) và 134/161 xã đạt tiêu chí Giáo dục (chiếm 83,23%).

Mục tiêu: Phấn đấu đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 114 đơn vị cấp xã đạt tiêu chí “Trường học” và 156 đơn vị cấp xã đạt tiêu chí “Giáo dục”. Ngành giáo dục và Đào tạo đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm:

Một là: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp; củng cố hoạt động của các Ban chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn quốc cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, Ban chỉ đạo PCGD-XMC các cấp. Các ban chỉ đạo có kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm đạt được chỉ tiêu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và thực hiện công tác PCGD theo đúng lộ trình.

- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và tổ chức phong trào thi đua xây dựng NTM; đẩy mạnh công tác truyền thông. Triển khai, phát động Phong trào thi đua “Xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu” ở các xã đã đạt chuẩn.

- Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.

- Phối hợp chặt chẽ với các Sở ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương để thực hiện tốt công tác PCGD.
 
gd ntm 20211.jpg
Học tin học tại Phòng học chức năng của trường Tiểu học và THCS Võ Văn Kiệt xã Bình Tân, thị xã Kiến Tường (nguồn hình: Ngọc Thạch- Báo Long An Online)

Hai là: Công tác đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện việc bồi dưỡng quản lý nhà nước, quản lý giáo dục và lý luận chính trị cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp học. Thực hiện chuẩn hóa trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên các cơ sở giáo dục phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm vững vàng. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý

- Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.

Ba là: Tăng cường huy động nguồn vốn để thực hiện Chương trình

- Triển khai kịp thời nguồn vốn được phân bổ; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn ngân sách tỉnh cho xây dựng NTM.

- Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phòng chức năng, phòng bộ môn, thiết bị dạy học của Kế hoạch thực hiện Chương trình Hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông kết hợp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2021 và Kế hoạch thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non năm 2021

- Đẩy mạnh vận động đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân; huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân cho từng dự án, chương trình để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học. Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập đối với các cơ sở giáo dục các cấp học.

- Lồng ghép các chương trình, đề án nhằm thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như: Đầu tư CSVC, thiết bị dạy học ngoại ngữ từ Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các trường công lập trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2017-2020”, định hướng đến năm 2025; tích cực triển khai đề án Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học và trong công tác quản lý giáo dục v.v...
- Đầu tư cơ sở vật chất trường học từ nguồn vốn Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững đối với các đơn vị trường học thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn./.

Anh Nhung
Chi cục PTNT và Thủy lợi



Lượt người xem:   38
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
TÌM KIẾM​
​​​
SỐ XÃ NTM​​​​​ NÂNG CAO​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
SỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NTM​​​​​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 480001

Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Long An
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – C​ơ quan thường trực Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An
Chịu trách nhiệm: Ông Võ Kim Thuần – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An
Cơ quan quản trị: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Địa chỉ: Số 31, Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại : (0272) 3525 759 ​ * Fax: (0272) 3825 273 ​ * Email: bbtntm@longan.gov.vn ​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​ ​