Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tin tức sự kiện

Tin tức sự kiện
Thứ 2, Ngày 12/12/2022, 10:00
Sức bật nông nghiệp Long An từ sản xuất ứng dụng công nghệ cao
12/12/2022 | Trần Công Thương

Với Đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Long An đã ưu tiên nguồn lực triển khai hàng loạt mô điểm, qua đó làm hạt nhân lan tỏa nông nghiệp hiện đại.

Hàng loạt mô hình điểm ứng dụng công nghệ cao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, qua thời gian, triển khai Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp (gọi tắt là Đề án), nông dân, HTX, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng KH-KT, công nghệ cao (CNC) vào sản xuất. 
 
so hoa cnc 2023.jpg
Ảnh: Ứng dụng CNC trong sản xuất rau tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

*Đối với cây lúa: Năm 2022, tỉnh đã xây dựng vùng lúa ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đã triển khai thực hiện 6 mô hình vụ Hè thu tại: HTX NN Hưng Thành (xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng), quy mô thực hiện 150 ha/22 hộ; HTX NN Tuyên Bình Tây (xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng): quy mô thực hiện 400 ha/49 hộ; HTX DV, SX và Thương mại Hương Trang (xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa): quy mô thực hiện 400 ha; HTX NN Phát Lộc ( xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh): quy mô thực hiện 150 ha/17 hộ; HTX Nông nghiệp Long Thuận - Thủ Thừa (xã Long Thuận, huyện Thủ Thừa): quy mô thực hiện  100 ha/ 20 hộ; HTX DV SX TM Nông nghiệp 4.0 (xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa): quy mô thực hiện 100 ha/14 hộ); Xây dựng mô hình điểm: Vụ Hè Thu 2022 thực hiện 1 mô hình điểm huyện Tân Thạnh với diện tích 50 ha/25 hộ.

Diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án là 15.881,6 ha/7.015 ha kế hoạch năm 2022, đạt 226,4% so với kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án là 50.120,1 ha/60.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 83,53% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025

*Đối với cây rau: Năm 2022, đã phối hợp địa phương hỗ trợ vật tư (phân hữu cơ, chế phẩm, thuốc sinh học) cho người dân tham gia các mô hình ứng dụng công nghệ cao thuộc vùng Đề án (02 mô hình điểm, 03 mô hình nhân rộng). Tổ chức 03 cuộc Hội nghị tập huấn nhân rộng mô hình với 90 nông dân tham gia.

Diện tích rau ứng dụng công nghệ cao là 1.839,84 ha/1.832 ha kế hoạch năm 2022, đạt 100,4% so với kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, có 1.839,84 ha/2.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 92% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
*Đối với cây thanh long: 

Xây dựng mô hình điểm: Mô hình do tỉnh thực hiện, đã tiến hành tập huấn cho nông dân, phối hợp các đơn vị kiểm tra giao nhận vật tư cho nông dân của 03 mô hình điểm tại các xã Vĩnh Công (huyện Châu Thành), xã Quê Mỹ Thạnh (huyện Tân Trụ) và xã Bình Tâm (Thành phố Tân An). Phối hợp địa phương hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán cho các mô hình trên…

Diện tích thanh long ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án là 755 ha/756 ha KH năm 2022, đạt 99,9% kế hoạch. Luỹ kế thực hiện, diện tích thanh long ứng dụng công nghệ cao là 4.067,2 ha/6.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 67,78% hoạch giai đoạn 2021-2025

*Đối với cây chanh: Xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh tại huyện Bến Lức: Tập huấn đầu vụ xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh tại huyện Bến Lức (HTX DVNN Thạnh Hòa, quy mô vùng chanh 10 ha). Nội dung tập huấn: Các chính sách về công nghệ cao trên cây chanh,  bay phun thuốc không người lái, Quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng gắn với yêu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp, HTX,...Xây dựng mô hình điểm, nhân rộng mô hình (MH) chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: Tập huấn đầu vụ 02 mô hình tại (HTX SX DV Nông nghiệp Thuận Bình - Thạnh Hóa và Thủ Thừa, với diện tích 20 ha). Nội dung tập huấn: Hỗ trợ phân bón hữu cơ vi sinh, Quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng gắn với yêu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp, HTX…

so hoa cnc 20231.jpg 
Ảnh: Ứng dụng Drone (máy bay không người lái) vào trong phun xịt thuốc trên cây chanh.

Diện tích chanh ứng dụng công nghệ cao là 177 ha/585 ha kế hoạch năm 2022, đạt 30,2% kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, có 382.6 ha/3.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 12,7% so với KH giai đoạn 2021-2025.

*Đối với con bò thịt: Xây dựng mô hình điểm chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao: Tổ triển khai phối hợp với địa phương triển khai xây dựng 03 mô hình điểm chăn nuôi bò thịt ƯDCNC trong năm 2022, cụ thể: Mô hình ông Nguyễn Thanh Toàn (xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ): Đã mua 12 con bò cái sinh sản; HTX Bình Thạnh (ấp Bà Phổ, xã Bình Thành, huyện Thủ Thừa): Đã mua 17 con bò cái sinh sản; Mô hình ông Huỳnh Thanh Tuấn (ấp 1, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ): Đã mua 10 con bò cái sinh sản...

*Đối với con tôm: Triển khai thực hiện tại 03 hộ nuôi ở các huyện vùng Đề án với tổng diện tích thực hiện là 1,13 ha (gồm diện tích ao ương 0,68 ha và diện tích ao nuôi 0,45 ha), tổng sản lượng tôm thu hoạch 19.462 kg, trong đó: Huyện Cần Đước: Diện tích 0,3 ha (diện tích ương 0,2 ha, diện tích nuôi 0,1 ha), sản lượng tôm thu hoạch 2.970 kg; huyện Châu Thành: Diện tích 0,38 ha (diện tích ương 0,23 ha, diện tích nuôi 0,15 ha), sản lượng tôm thu hoạch 7.992 kg; huyện Tân Trụ: Diện tích 0,45 ha (diện tích ương 0,25 ha, diện tích nuôi 0,2 ha), sản lượng tôm thu hoạch 8.500 kg.

Diện tích tôm ứng dụng công nghệ cao là 18,08 ha/13,5 ha kế hoạch năm 2022, đạt 133,9% kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, có 28,08 ha/100 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 10% kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Long An, các sở, ngành, địa phương đã chủ động phối hợp triển khai các mô hình điểm, mô hình nhân rộng trên địa bàn và phân bổ kinh phí đầu tư các hạng mục công trình; hỗ trợ sản xuất, kết nối, liên kết tiêu thụ nông sản, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh Long An phát triển bền vững, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, hiệu quả cao.

Các HTX điểm, điển hình cũng đã phát huy tốt vai trò cầu nối liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho thành viên, doanh thu cho HTX, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nhiều HTX tham gia tích cực vào quá trình thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...

Số hóa sản xuất, tiêu thụ nông sản

Ngoài khuyến khích xây dựng các mô hình ứng dụng CNC, các địa phương cũng vận động nông dân áp dụng công nghệ từng phần như tưới tiết kiệm, sử dụng giống mới có năng suất chất lượng cao, kháng sâu bệnh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giúp người dân tiếp cận và hiểu được lợi ích của CNC vào sản xuất.

Long An cũng chú trọng ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu; các chuỗi sản xuất nông sản an toàn; quản lý các chỉ dẫn địa lý; áp dụng thiết bị bay không người lái; ứng dụng công nghệ số để thực hiện quan trắc tự động, theo dõi giám sát tự động mực nước, độ mặn; ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin để tự động hóa một số khâu trong quy trình sản xuất chăn nuôi... bảo đảm nhanh chóng, chính xác, minh bạch.

Để giúp nông dân ổn định đầu ra, tìm kiếm thêm thị trường, thời gian qua, ngành nông nghiệp Long An đã tập trung các giải pháp phối hợp với địa phương xây dựng, tổng hợp những nông hộ, HTX có nhu cầu tiêu thụ nông sản, những sản phẩm chủ lực... để đưa lên sàn giao dịch điện tử.

Cụ thể, đã cập nhật thông tin 24 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tỉnh, 31 sản phẩm OCOP tỉnh Long An; cập nhật danh sách 867 cơ sở được cấp giấy đủ điều kiện ATTP để đưa vào vận hành sàn giao dịch điện tử nông sản an toàn của tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn tạo lập dữ liệu vùng trồng thanh long để đưa lên bản đồ số phục vụ cho tra cứu thông tin tại xã Dương Xuân Hội (huyện Châu Thành) và đưa vào vận hành hệ thống kết nối cung cầu nông sản an toàn tỉnh Long An.

Về những khó khăn khi triển khai Đề án trong bối cảnh hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đánh giá hiện nay, giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng cao, trong khi tình hình tiêu thụ nông sản vẫn gặp nhiều khó khăn, sức mua thị trường nội địa giảm, thị trường xuất khẩu bị hạn chế... Mặt khác, việc đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, trong khi khả năng của người dân còn hạn chế. Đặc biệt, trên cây thanh long, do tình hình tiêu thụ thanh long gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ trồng thanh long phá bỏ, không tái đầu tư vốn để sản xuất hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác nên việc vận động tham gia các mô hình gặp nhiều hạn chế./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



Lượt người xem:   152
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
TÌM KIẾM​
​​​
SỐ XÃ NTM​​​​​ NÂNG CAO​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
SỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NTM​​​​​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 480014

Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Long An
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – C​ơ quan thường trực Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An
Chịu trách nhiệm: Ông Võ Kim Thuần – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An
Cơ quan quản trị: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Địa chỉ: Số 31, Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại : (0272) 3525 759 ​ * Fax: (0272) 3825 273 ​ * Email: bbtntm@longan.gov.vn ​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​ ​