Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tin tức sự kiện

Tin tức sự kiện
Thứ 2, Ngày 10/02/2020, 09:00
Mục tiêu, giải pháp phát triển mạng lưới Trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2021-2025
10/02/2020

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An, đến nay toàn tỉnh đã có 78 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), chiếm 46,7% số xã toàn tỉnh, đạt 93,9% so với kế hoạch Trung ương giao và đạt 92,7% so với Nghị quyết Tỉnh ủy giao đến năm 2020, 01 xã nông thôn mới nâng cao và 01 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới (huyện Châu Thành); bình quân mỗi xã đạt 16,4 tiêu chí; toàn tỉnh chỉ còn 01 xã đạt 9 tiêu chí. Tỉnh đã thẩm tra và hoàn chỉnh hồ sơ trình Trung ương thẩm định, công nhận huyện Châu Thành đạt chuẩn NTM và thành phố Tân An hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, ngành Giáo dục xác định rõ mục tiêu thực hiện tiêu chí về trường học và tiêu chí về giáo dục. Cụ thể: đảm bảo 100% số xã thuộc địa bàn nông thôn hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi và củng cố, duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Đến giữa giai đoạn năm 2015, có ít nhất 22% số xã đạt tiêu chí trường học và đến cuối giai đoạn năm 2020 có 80% học sinh tốt nghiệp THCS vùng nông thôn của 5 huyện vùng Đồng Tháp Mười và 85% ở các huyện còn lại được tiếp tục học sau trung cơ sở (phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề).

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Ngành Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện công tác tuyên truyền Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua việc phổ biến rộng rãi trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và đoàn thể xã hội về chủ trương tiêu chuẩn xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời việc tuyên truyền xây dựng NTM còn được thực hiện lồng ghép qua các lớp tập huấn bồi dưỡng về xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh quá trình xây dựng các mô hình “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” ở các xã, phường, thị trấn; lồng ghép với các cuộc vận động như: phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn xây dựng NTM”. Phối hợp với các cơ quan Báo, Đài và các Sở ngành địa phương tăng cường thông tin, truyền thông về hoạt động đổi mới, kịp thời biểu dương những tập thể, đơn vị nhà trường, cá nhân các nhà giáo có sáng kiến, có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, trong hoạt động đổi mới GD&ĐT.

Về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo: Trong những năm qua, kinh tế, xã hội của Long An có sự đầu tư và phát triển nhất là quy hoạch xây dựng khu kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Đây là thách thức lớn của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Long An trong việc phát triển mạng lưới trường, lớp đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng cao của các con em công nhân đến làm việc. Nhìn chung, hệ thống mạng lưới trường lớp về cơ bản đáp ứng việc tổ chức dạy và học trên địa bàn tỉnh, trong đó các điểm trường được bố trí đến tận vùng sâu, vùng xa. Thực hiện Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 02/02/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án số 02-ĐA/TU ngày 29/12/2017 của Tỉnh ủy về “Sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Long An theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)”, Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long đã thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Long An, cụ thể như sau: 

muc tieu truong hoc.jpg 
Trường tiểu học xã An Lục Long huyện Châu Thành

Về mạng lưới giáo dục mầm non, phổ thông: có 192 cơ sở giáo dục mầm non công lập, giảm 02 đơn vị; có 203 cơ sở giáo dục tiểu học công lập, giảm 55 đơn vị; có 138 cơ sở giáo dục THCS công lập. Trong đó, có 18 cơ sở thuộc loại hình 02 cấp học (tiểu học và trung học cơ sở), tăng 18 đơn vị do sáp nhập; có 38 cơ sở giáo dục THPT công lập, giảm 05 đơn vị;  

Về mạng lưới giáo dục thường xuyên: Tỉnh đã thực hiện hợp nhất trung tâm KTTH&HN Long An và trung tâm GDTX tỉnh Long An thành trung tâm GDTX&KTTH tỉnh. Trong năm học 2018-2019, tỉnh Long An đã giải thể hoạt động các trung tâm giáo dục thường xuyên ở cấp huyện. Nhiệm vụ giáo dục thường xuyên được giao về các trường trung học phổ thông có trên địa bàn (hiện có 34 trường trung học phổ thông và 01 Trung tâm GDTX&KTTH tỉnh có thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên). 

Tăng cường nguồn lực thực hiện chương trình

Sở GD&ĐT phối hợp với sở ngành, địa phương kịp thời tham mưu UBND Tỉnh trong việc tập trung nguồn lực đầu tư phát triển cho lĩnh vực giáo dục theo định hướng thực hiện đầu tư công có trọng điểm, tránh bình quân dàn trải, đầu tư đến đâu đảm bảo trường học đạt chuẩn đến đó. Tập trung đầu tư cho các trường học thuộc vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để từng bước giảm sự chênh lệch về sự phát triển giáo dục giữa các vùng trong tỉnh. Cụ thể trong giai đoạn 10 năm xây dựng nông thôn mới nhằm đáp ứng tiêu chí trường học ở nông thôn, nguồn ngân sách địa phương tỉnh Long An đã thực hiện dự án đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia qua 02 giai đoạn trên 2.841 tỷ đồng. Kết quả đến đầu năm 2019 có 301/612 đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia còn trong niên hạn 5 năm theo quyết định, đạt 49,18%. Trong đó, cấp mầm non đạt 43,30% (97/224 đơn vị); tiểu học đạt 56,04% (116/207 đơn vị); trung học cơ sở đạt 56,52% (78/138 đơn vị); trung học phổ thông đạt 23,26% (10/43 đơn vị). Có 99 đơn vị cấp xã đạt tiêu chí số 5 và có 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn Huyện nông thôn mới năm 2019.
 
muc tieu truong hoc1.jpg
Đoàn thẩm định xã đạt chuẩn NTM tỉnh thẩm định tiêu chí Trường học của xã Lương Hòa huyện Bến Lức

Giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí đầu tư công; tranh thủ hỗ trợ từ nguồn Xây dựng cơ bản tập trung và Xổ số kiến thiết và nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (CT.MTQG) xây dựng nông thôn mới, tập trung xây dựng đủ phòng bộ môn, phòng chức năng theo qui định xây dựng trường chuẩn quốc gia; tập trung đầu tư xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ hóa, kiên cố hóa, đảm bảo đủ phòng học để dạy 02 buổi/ngày và mở rộng nâng cao chất lượng lớp bán trú; tuân thủ các quy chuẩn về thủ tục và quy trình đầu tư, từ việc thẩm định chủ trương dự án, lập phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định dự án, đấu thầu, thực hiện dự án..v.v... Công khai các quy trình thủ tục, thời hạn, trách nhiệm trong từng khâu của quá trình triển khai dự án. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho địa phương trong việc quản lý các dự án đầu tư. 

Tuy nhiên, phát triển mạng lưới Trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn nông thôn vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: Mạng lưới trường lớp, quy mô phát triển giáo dục chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ thực tế; ở những địa phương có các khu, cụm công nghiệp phát triển, tỷ lệ trẻ tăng cơ học ngày càng nhiều và không ổn định đã ảnh hưởng đến việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của con em công nhân và người lao động; một số trường học, sau khi sáp nhập, có số lớp vượt quá quy định của trường chuẩn quốc gia, ảnh hưởng đến quản lý hoạt động và nâng cao chất lượng giáo dục. Nguồn lực thu hút đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với tiềm năng phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội; mức độ huy động nguồn lực giữa các địa phương khác nhau. Một số địa phương triển khai còn chậm và nhiều lúng túng. 

Mục tiêu giai đoạn 2021-2025

Phấn đấu đến cuối giai đoạn có 40%  tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghệp có trình độ sơ cấp, trung cấp và 45% tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trình độ cao đẳng; có 65% trường học đạt chuẩn quốc gia.

Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi huy động đến trường, lớp đến cuối năm 2025: trẻ nhà trẻ có 35%, mẫu giáo có 94%; tiểu học có 99,0%; THCS có 97,%; có 97% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; 88% học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở.

Có 85% tỷ lệ thanh niên từ 16 tuổi trở lên tham gia giáo dục chính quy và phi chính quy; có 98,8% dân số từ 15 đến 60 tuổi biết chữ;

Có 85% các cơ sở giáo dục có công trình nước sạch; 100% cơ sở giáo dục có công trình vệ sinh đạt yêu cầu.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Một là: Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, các lực lượng xã hội trong hệ thống chính trị. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý nhà nước về giáo dục trên cơ sở đổi mới về tư duy và phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả.

Hai là: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về chăm lo cho giáo dục là quốc sách hàng đầu của các cấp chính quyền và tầng lớp nhân dân; phát huy tác dụng tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng giáo dục; xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc tham gia làm chuyển biến chất lượng, phát triển giáo dục và đào tạo.

Ba là: Phối hợp quản lý và tổ chức tốt công tác phân luồng sau tốt nghiệp phổ thông, đặc biệt là phân luồng sớm sau THCS để đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn và tay nghề đáp ứng kịp thời và tại chỗ nhu cầu lao động của tỉnh.

Bốn là: Tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục, đặc biệt là tăng cường hiệu quả quản lý nhà trường; xây dựng cơ chế xác lập quyền tự chủ của nhà trường ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo; thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và chức năng kiểm tra, giám sát.

Năm là: Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; đổi mới nội dung, chương trình giáo dục mầm non, phổ thông.

Sáu là: Ưu tiên đầu tư các hạng mục liên quan đến việc điều chỉnh mạng lưới trường, lớp ở những địa bàn phát triển khu, cụm công nghiệp và những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng trên địa bàn tỉnh Long An; huy động lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương, các nguồn huy động xã hội hoá để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học một cách đồng bộ.

Bảy là: Tạo điều kiện cho mọi người, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp, đầu tư phát triển giáo dục nhất là đầu tư phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập tại các khu dân cư đô thị, khu dân cư mới và tại các khu, cụm công nghiệp./.

Anh Nhung
Chi cục PTNT và Thủy lợi

Lượt người xem:   437
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
TÌM KIẾM​
​​​
SỐ XÃ NTM​​​​​ NÂNG CAO​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
SỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NTM​​​​​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 480002

Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Long An
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – C​ơ quan thường trực Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An
Chịu trách nhiệm: Ông Võ Kim Thuần – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An
Cơ quan quản trị: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Địa chỉ: Số 31, Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại : (0272) 3525 759 ​ * Fax: (0272) 3825 273 ​ * Email: bbtntm@longan.gov.vn ​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​ ​