Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tin tức sự kiện

Tin tức sự kiện
Thứ 3, Ngày 11/05/2021, 11:00
Giải pháp thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XI về xã đạt tiêu chí văn hóa, nông thôn mới” và xã nông thôn mới nâng cao”
11/05/2021 | Nguyễn Thị Anh Nhung

Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI đề ra: “Tỷ lệ Xã đạt tiêu chí văn hóa, nông thôn mới đến năm 2025 đạt 88%; đến năm 2025 phấn đấu có 10/15 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (trong đó có 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu) và 40% xã đạt nông thôn mới nâng cao (trong đó có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”

Để thực hiện hoàn thành các các chỉ tiêu Nghị quyết nêu trên, ngày 11/5/2021, UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế  hoạch số 1416/KH-UBND về triển khai thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XI về “Xã đạt tiêu chí văn hóa, nông thôn mới” và “Xã nông thôn mới nâng cao” giai đoạn 2021-2025. Theo đó, UBND tỉnh đã đề ra thời gian và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cụ thể gồm: 

Về thời gian thực hiện: Đối với xã đạt tiêu chí văn hóa, nông thôn mới:  Năm 2021: 10 xã (dự kiến đạt 64,6%); Năm 2022: 11 xã (dự kiến đạt 71,4%); Năm 2023: 09 xã (dự kiến đạt 77%); Năm 2024: 08 xã (dự kiến đạt 82 %); Năm 2025: 11 xã (dự kiến đạt 88,8%). Đối với xã Nông thôn mới nâng cao: Năm 2021: 12 xã (dự kiến đạt 16,3%); Năm 2022: 08 xã (dự kiến đạt 21,7%); Năm 2023: 13 xã (dự kiến đạt 30,6%); Năm 2024: 13 xã (dự kiến đạt 38,6%); Năm 2025: 6 xã (dự kiến đạt 40,1%

Về nhiệm vụ cụ thể

- Xây dựng “Xã đạt tiêu chí văn hóa, nông thôn mới” là tiền đề để hướng đến xây dựng “Xã nông thôn mới nâng cao” làm nhiệm vụ trọng tâm các các cấp, các ngành, theo đó, Ban Chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở đề ra kế hoạch cụ thể triển khai công tác kiểm tra, phúc tra công nhận danh hiệu trên, kiên quyết không công nhận mới hoặc công nhận lại đối với các đơn vị chưa đủ chuẩn cũng như các trường hợp vi phạm quy định. 
- Đối với các huyện Đồng Tháp Mười cần quan tâm các tiêu chí đạt thấp, chưa bền vững, tập trung các tiêu chí như: Về giao thông, vệ sinh môi trường, tỷ lệ nước sạch, các công trình thiết chế văn hóa, cơ sở TDTT...
 
thuc hien chi tieu dang bo 2021.jpg
Thẩm định tiêu chí văn hóa đối với xã đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn NTM

- Đối với các huyện vùng phía Nam cần tập trung quan tâm các tiêu chí như: Cảnh quan môi trường Xanh- Sạch- Đẹp, xử lý chất thải các khu, cụm công nghiệp, tình hình an ninh trật tự, ma túy, cờ bạc, bạo lực gia đình. 

- Xây dựng và khắc phục các khu, cụm công nghiệp dân cư xây dựng bổ sung các công trình văn hóa - xã hội, TDTT phục vụ công nhân nhân dân 

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan, sinh động, vận động trực tiếp qua các cuộc hội họp đoàn thể, lễ phát động xây dựng các phong trào văn hóa,... Khắc phục tư tưởng chủ quan, buông lỏng trong chỉ đạo, điều hành. Xác định mục tiêu chủ yếu là nâng cao chất lượng danh hiệu “Xã đạt  tiêu chí văn hóa, nông thôn mới” và “Xã nông thôn mới nâng cao” ngày càng đi vào chiều sâu, mang tính bền vững, tránh chạy theo thành tích, số lượng. Tiếp tục gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh và đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương, cơ sở. 

- Bám sát mục tiêu xây dựng “Xã đạt tiêu chí chuẩn văn hóa, nông thôn mới” và “Xã nông thôn mới nâng cao” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện liên quan các danh hiệu trên, đảm bảo phù hợp tình hình thực tế ở địa phương, tránh chồng chéo, trùng lắp, tạo điều kiện thuận lợi để địa phương và cơ sở thực hiện đạt hiệu quả.

- Duy trì, phát triển các thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở; chú trọng hướng dẫn nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn, Nhà Văn hóa ấp, khu phố. Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ cơ sở. 

- Quan tâm tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, sơ, tổng kết, kịp thời khen thưởng, động viên, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, cách làm hay, có ý nghĩa tích cực, đóng góp cho sự phát triển bền vững. 

- Tiếp tục chỉ đạo, khắc phục bệnh hình thức, chạy theo thành tích; thực hiện nâng cao chất lượng danh hiệu “Xã đạt tiêu chí văn hóa nông thôn mới” và “Xã nông thôn mới nâng cao”.

- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc đăng ký, bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa đối với gia đình, ấp, khu phố đảm bảo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu về thời gian, quy trình theo quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa ”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; tiếp tục triển khai công văn số 6425/UBND-VHXH ngày 22/10/2020 của UBND tỉnh về việc tập trung nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa; 
Về giải pháp thực hiện

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng văn hóa nông thôn mới, trong đó, chú trọng nâng cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng văn hóa nông thôn mới đi vào chiều sâu, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng ấp, khu phố, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn; thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để nhân ra diện rộng.

- Tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát mục tiêu của giai đoạn 2021-2025; chủ động bắt tay vào xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng “xã đạt tiêu chí văn hóa, nông thôn mới” và “Xã nông thôn mới nâng cao” theo hướng rõ mục tiêu, rõ việc, gắn sát với điều kiện thực tiễn.
 
thuc hien chi tieu dang bo 20211.jpg
Đoàn kiểm tra các danh hiệu văn hóa tỉnh do ông Nguyễn Anh Dũng – Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch làm trưởng đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện các danh hiệu văn hóa tại huyện Tân Trụ

- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn, theo hướng đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng; chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với phát triển đô thị. 

- Việc phúc tra, thẩm định công nhận danh hiệu “Xã đạt đạt tiêu chí văn hóa, nông thôn mới”; “Xã nông thôn mới nâng cao” cần quan tâm các tiêu chí về cảnh quan môi trường, kết cấu hạ tầng nông thôn, tệ nạn ma tuý, bạo lực gia đình, an ninh trật tự, hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa…. 

- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, cấp xã xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, triển khai công tác tuyên truyền, kiểm tra các tiêu chí “Xã đạt tiêu chí văn hóa, nông thôn mới” và “Xã nông thôn mới nâng cao” đảm bảo thực chất, tránh bệnh hình thức. Thường xuyên vận động Đảng viên, Đoàn viên, Hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào quần chúng ở cơ sở như: Giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường, xử lý triệt để các bãi rác tự phát trên đường phố, kênh rạch, khu dân cư nhằm tạo môi trường xanh- sạch- đẹp, không để xảy ra quảng cáo rao vặt trái phép, vận động nhân dân tháo dỡ các cầu cá trên sông, kênh rạch, ao hồ tại khu dân cư và hộ gia đình, hạn chế tai nạn giao thông và không để phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn, nhất là tệ nạn ma túy, cờ bạc...

- Tận dụng lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, hạ tầng kinh tế xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, trong đó chú trọng đến các mô hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩn OCOP truyền thống…

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm theo hướng đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, bao tiêu sản phẩm và lĩnh vực phi nông nghiệp tạo nhiều việc làm cho lao động.

- Đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn (tăng tỷ lệ chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật được phân loại, thu gom và xử lý); thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư các khu xử lý rác tập trung quy mô liên huyện, liên tỉnh, đồng thời khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, cấp thôn trong cộng đồng dân cư.

- Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; Giữ gìn an ninh và trật tự xã hội nông thôn.

- Chú trọng nâng cao hơn chất lượng y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn; bảo tồn và phát huy sự đa dạng, phong phú về các giá trị văn hóa ở nông thôn, làm cơ sở để nhân rộng các mô hình du lịch trải nghiệm, du lịch nông thôn; tăng cường phát huy vai trò tự quản, sự tham gia của người dân đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn và an ninh quốc phòng khu vực biên giới.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, trong đó chú trọng quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nguồn lực thực hiện Chương trình (bao gồm nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác).

 - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện và vận hành hiệu quả Hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.

- Hàng năm các sở, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tổ chức sơ, tổng kết triển khai thực hiện kế hoạch này nhằm để đánh giá, rút kinh nghiệm có giải pháp thực hiện tốt hơn./.

Anh Nhung
Chi cục PTNT và Thủy lợi





Lượt người xem:   230
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
TÌM KIẾM​
​​​
SỐ XÃ NTM​​​​​ NÂNG CAO​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
SỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NTM​​​​​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 537480

Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Long An
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – C​ơ quan thường trực Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An
Chịu trách nhiệm: Ông Võ Kim Thuần – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An
Cơ quan quản trị: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Địa chỉ: Số 31, Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại : (0272) 3525 759 ​ * Fax: (0272) 3825 273 ​ * Email: bbtntm@longan.gov.vn ​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​ ​