Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tin tức sự kiện

Tin tức sự kiện
Thứ 5, Ngày 20/05/2021, 10:00
Kết quả sau 03 năm thực hiện Đề án OCOP
20/05/2021 | Nguyễn Thị Anh Nhung

Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ phía tây thành phố Hồ Chí Minh và là cầu nối giữa hai vùng kinh tế quan trọng ở Nam Bộ, có vị thế chiến lược quan trọng trong giao thương và du lịch. 

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), UBND tỉnh Long An đã ban hành Quyết định 5077/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Long An giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của Đề án giai đoạn 2018-2020: Tiêu chuẩn hóa 10 sản phẩm trong danh sách sản phẩm đặc thù của tỉnh, trong đó phấn đấu có 03 sản phẩm tham gia sản phẩm OCOP quốc gia; Đào tạo tập huấn cho 100% cán bộ quản lý chương trình, lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP; Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP Long An và Triển khai phát triển 01 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gắn với các điểm du lịch của tỉnh.
 
ocop long an 2021.jpg

Để triển khai thực hiện Đề án, UBND tỉnh và 15 huyện, thị xã. thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP bằng việc lồng ghép với Ban chỉ đạo xây dựng NTM. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tỉnh là Sở Nông nghiệp và PTNT; cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cấp huyện là Phòng NN và PTNT hoặc Phòng Kinh tế Hạ tầng.

Giai đoạn, 2028-2020, tỉnh đã tổ chức mở các lớp đào tạo, tập huấn cho 530 lượt người, trong đó: Cán bộ quản lý các cấp 500 lượt người; chủ thể 30 lượt người. Qua các lớp đào tạo, tập huấn đã giúp cho cán bộ quản lý chương trình và các chủ thể hiểu rõ về nội dung, ý nghĩa của Chương trình OCOP và đặc biệt là vận dụng Chu trình OCOP để hình thành các sản phẩm OCOP. Ngoài ra, thông qua các lớp đào tạo, tập huấn đã giúp các chủ thể quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức của đơn vị, nhất là bộ phận kế toán, bộ phân kinh doanh của các chủ thể.
Đã triển khai phát triển 01 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Thạnh Hóa (trạm dừng châm Đồng Tháp Mười, Quốc lộ 62, xã Thủy Tây) và thu hút được trên 20 chủ thể sản xuất tham gia giới thiệu và bán hàng. Đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho các chủ thể tham gia 15 hội chợ ở trong và ngoài tỉnh, nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh; hỗ trợ máy móc, trang thiết bị, tem truy xuất,... cho các chủ thể tham gia Đề án với tổng kinh phí thực hiện 1.470 triệu đồng.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 14 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP (giai đoạn 2018-2020 có 11 sản phẩm đạt 10% so với kế hoạch), trong đó 09 sản phẩm đạt 4 sao và 5 sản phẩm đạt 3 sao. Các sản phẩm OCOP đều được chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm có lợi thế, tiềm năng của tỉnh (các sản phẩm gồm có: 04 Sản phẩm đông trùng hạ thảo; 01 sản phẩm rượu chanh; 05 sản phẩm Rượu đế Gò Đen; 02 loại sản phẩm mật ong; 01 sản phẩm Lạp xưởng và 01 sản phẩm nem nướng)
 
ocop long an 20211.jpg
Sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh tham gia hội chợ, quản bá sản phẩm

Trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay còn có các sản phẩm tiềm năng OCOP và tỉnh đang tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở tiếp tục hoàn thiện sản phẩm trên 3 phương diện: Chất lượng, mẫu mã và tổ chức sản xuất-phân phối (Các sản phẩm tiềm năng tiêu biểu hiện nay của tỉnh gồm có: Các sản phẩm được chế biến từ trái thanh long; các sản phẩm được chế biến từ cây chùm ngây; các sản phẩm được chế biến từ cây sen, các sản phẩm được chế biến từ đậu phộng, các sản phẩm được chế biến từ cây tràm).

Có thể nói, qua 03 năm thực hiện Đề án OCOP (2018-2020), tuy ngân sách nhà nước hỗ trợ không nhiều, nhưng những sản phẩm OCOP và sản phẩm tiềm năng OCOP đang góp phần quan trọng trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục phát triển những sản phẩm, dịch vụ OCOP có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị, để tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là người dân nông thôn. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của tỉnh Long An đối với Đề án OCOP đến năm 2025 gồm:

Về sản phẩm: Công nhận thêm 50 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP của tỉnh lên ít nhất 60 sản phẩm, trong đó phấn đấu có 02 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP Long An: Hỗ trợ triển khai thêm ít nhất 02 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gắn với các điểm du lịch của tỉnh. Tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ cho các chủ thể tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại ở trong và ngoài tỉnh; tổ chức ít nhất 02 hội chợ về sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của tỉnh trên địa bàn tỉnh.

Về hỗ trợ các chủ thể sản xuất: Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể củng cố, kiện toàn tổ chức, nhất là bộ phận kế toán; đào tạo, tập huấn các kiến thức liên quan đến sản phẩm OCOP, quản trị doanh nghiệp, tiêu chuẩn chất lượng...; hỗ trợ máy móc, trang thiết bị, bao bì, nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm OCOP...

Về huy động nguồn lực: Bên cạnh việc tăng nguồn vốn ngân sách, tỉnh Long An sẽ tiếp tục lồng ghép với các nguồn vốn và huy động xã hội hóa để hỗ trợ cho các cơ sở hoàn thiện sản phẩm, đảm đạo đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP./.

Anh Nhung
Chi cục PTNT và Thủy lợi



Lượt người xem:   187
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
TÌM KIẾM​
​​​
SỐ XÃ NTM​​​​​ NÂNG CAO​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
SỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NTM​​​​​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 480024

Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Long An
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – C​ơ quan thường trực Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An
Chịu trách nhiệm: Ông Võ Kim Thuần – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An
Cơ quan quản trị: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Địa chỉ: Số 31, Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại : (0272) 3525 759 ​ * Fax: (0272) 3825 273 ​ * Email: bbtntm@longan.gov.vn ​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​ ​