Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Skip Navigation LinksTin tức sự kiện

  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
Phấn đấu có thêm nhiều sản phẩm OCOP từ các hợp tác xã nông nghiệpPhấn đấu có thêm nhiều sản phẩm OCOP từ các hợp tác xã nông nghiệp

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), mặc dù được đầu tư nhiều nhưng toàn tỉnh Long An chỉ mới có 4 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Quyết tâm cải thiện tình trạng này, ngành Nông nghiệp tỉnh phấn đấu trong năm 2023 sẽ có thêm nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ các HTX.

Đến nay, toàn tỉnh có 77 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3-4 sao. Tuy nhiên, các đơn vị đạt chứng nhận sản phẩm OCOP của tỉnh đa phần đều là doanh nghiệp và hộ kinh doanh gia đình, số lượng HTX nông nghiệp có sản phẩm OCOP chiếm rất ít (chỉ 5,2%).

htx ocop 2023.jpg
Ảnh: Giám đốc hợp tác xã Rau an toàn Mười – Lê Văn Giấy chăm sóc vườn cải xanh của thành viên hợp tác xã.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi, đến ngày 12/03/2023 toàn tỉnh có 199 HTX đang hoạt động như sau: HTX trồng trọt là 162 HTX, chăn nuôi 20, nuôi thủy sản là 12, tổng hợp là 05 HTX. Tổng vốn điều lệ các HTX là hơn 197 tỷ đồng với tổng số lượng thành viên hơn 7.000 người. Diện tích sản xuất hơn 20.700 ha. Số lượng HTX có sản phẩm đạt chuẩn OCOP là 04 HTX. Cụ thể, HTX Rau an toàn Mười Hai (huyện Cần Đước) với sản phẩm cải xanh Long Khê; HTX Nông nghiệp Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phước Thịnh (huyện Cần Giuộc) với 2 sản phẩm: Rau thơm Phước Thịnh và rau mát Phước Thịnh; HTX Rau an toàn Phước Hiệp (huyện Cần Giuộc) với 5 sản phẩm rau đạt chứng nhận OCOP (hành lá, cải bẹ xanh, cải ngọt, xà lách xoong, rau ngót và HTX Nông nghiệp Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Hưng) với sản phẩm gạo tím lài Vĩnh Thuận.

Về hiệu quả sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP, Ông Lê Văn Giấy – Giám đốc HTX Rau an toàn Mười Hai cho biết “Từ khi được công nhận đạt chuẩn OCOP, sản phẩm rau của HTX RAT Mười Hai ngày càng khẳng định được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời, đã vào được các hệ thống siêu thị,… Chương trình OCOP đã tạo sân chơi, cơ hội để HTX sản xuất ra sản phẩm có sự nâng cấp về chất lượng, bao bì, mẫu mã, tiêu chuẩn và định hướng thị trường tiêu thụ, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Hiện tại, HTX không ngừng ứng dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất, đầu tư thêm các máy móc, trang thiết bị và thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất rau sạch. Tất cả sản phẩm đều được sơ chế, rửa qua nước sục ozone, đóng gói và dán tem truy xuất nguồn gốc”.

Theo Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh cho biết, để cải thiện tình trạng này, thời gian tới, đơn vị tập trung phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương liên quan hỗ trợ các HTX xác định hàng hóa chủ lực hướng đến sản xuất gắn với thị trường. Đặc biệt là chú trọng việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cá nhân, chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Đối với các HTX chưa có sản phẩm OCOP, đơn vị đề nghị các HTX cần xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của HTX; kết nạp thêm thành viên, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, v.v…Riêng đối với các HTX đã có sản phẩm OCOP, đơn vị sẽ tạo điều kiện để tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



31/03/2023 3:10 CHĐã ban hành
Hợp tác xã rau an toàn Phước Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An tiếp tục xây dựng mô hình hợp tác xã phát triển vững mạnh trong nhiệm kỳ mới (2023-2028)Hợp tác xã rau an toàn Phước Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An tiếp tục xây dựng mô hình hợp tác xã phát triển vững mạnh trong nhiệm kỳ mới (2023-2028)

Hợp tác xã rau an toàn Phước Hòa thành lập năm 2006 tới nay đã qua 4 nhiệm kỳ hoạt động. Thời gian qua là một chặn đường dài với sự nổ lực, đoàn kết, đồng lòng góp công góp sức của hội đồng quản trị và của tất cả thành viên HTX đã xây dựng HTX ngày càng phát triển. 
 
hn phuoc hoa 2023.jpg
Ông Kiều Anh Dũng–Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX RAT Phước Hòa

Ông Kiều Anh Dũng–Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX RAT Phước Hòa, cho biết nhiệm kỳ vừa qua, HTX đạt được về thành viên hiện tại 62 thành viên (tăng 20 thành viên). Về sản xuất, tổng diện tích sản xuất trên 15 ha, trong đó 14.8 ha sản xuất theo quy trình VieatGAP, 0,2 ha trồng rau thủy canh và vườn ươm cây con giống. HTX là một thành viên của Liên hiệp HTX Cần Đước, Liên hiệp HTX Long An. Nhờ hoạt động tích cực, HTX đã được tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà màng, mua máy gieo hạt và hệ thống tưới nước tự động để sản xuất rau thủy canh. Đầu tư xây dựng nhà sơ chế, nhà kho. HTX được chứng nhận 41 chủng loại rau, quả đạt tiêu chuẩn VietGAp, được Ban an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An công nhận và sản phẩm của HTX đạt chuỗi an toàn thực phẩm. 
   
hn phuoc hoa 20231.jpg
Trụ sở HTX RAT Phước Hòa

Theo ông Dũng, thị trường tiêu thụ chính của HTX là thành phố Hồ Chí Minh, tổng lượng hàng hóa hợp đồng hàng năm khoảng 1.000 tấn đến 1.050 tấn/năm, riêng năm 2022 lượng hàng hóa bán giảm từ 40-50%, giá rau, tăng giảm hàng ngày, HTX ký hợp đồng hàng tháng dẫn đến HTX phải bị lổ. Tuy nhiên, để hỗ trợ thành viên HTX vẫn thực hiện cung ứng, tiêu thụ sản phẩm 100% cho thành viên HTX. Đóng bảo hiểm xã hội cho 13 thành viên, 100% thành viên có bảo hiểm y tế tự nguyện.
 
Ông Kiều Anh Dũng, cho hay bên cạnh thuận lợi, trong những năm gần đây hoạt động của HTX gặp nhiều khó khăn như: Thời tiết luôn diễn biến bất thường, không ổn định, mưa bão kéo dài, đất ẩm ướt không xuống giống trồng rau được phải nhờ đến thương lái bên ngoài hỗ trợ. Giá vật tư phân bón, xăng, dầu luôn thay đổi tăng cao dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa tăng, dịch vụ mua bán phân bón tăng làm bà con thành viên sản xuất rau không có lãi, hoạt động dịch vụ của HTX cũng không có lãi, thậm chí năm 2022 lỗ hơn 500 triệu đồng. HTX luôn tích cực tham gia xây dựng phong trào nông thôn mới, góp công, góp sức xây dựng giao thông nông thôn, hưởng ứng các ngày lễ,…
 
hn phuoc hoa 20232.jpg
Hội đồng quản trị HTX RAT Phước Hòa nhiệm kỳ 2023-2028 

Với quyết tâm của Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới (2023-2028) được tổ chức đại hội nhiệm kỳ vào ngày 24/3/2023 tại trụ sở HTX, xã Phước Vân, huyện Cần Đước. Thay mặt Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới ông Kiều Anh Dũng – Chủ tịch cho hay để  giữ vững mô hình HTX rau an toàn Phước Hòa là một trong những HTX phát triển mô hình trồng rau an toàn của huyện Cần Đước, của tỉnh Long An, và là một trong 5 HTX của tỉnh được lựa chọn tham gia Đề án “đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025”, việc liên kết, hợp tác là hướng đi tất yếu để các HTX gia tăng nội lực, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi để mang những lợi ích bền vững cho thành viên, nông dân. Trong nhiệm kỳ mới, hội đồng quản trị HTX RAT Phước Hòa tiếp tục đoàn vận động các hộ dân trồng rau, quả tham gia HTX; vận động thành viên góp vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh; duy trì và mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; hỗ trợ thành viên vốn đầu tư mô hình nhà lưới, tưới tiết kiệm; tăng cường tìm thị trường và đối tác tiêu thụ sản phẩm của HTX; phấn đấu doanh thu, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước 20%. Nhằm xây dựng HTX RAT Phước Hòa phát triển bền vững góp phần mang lại lợi ích cho thành viên, cũng như góp phần xây dựng nông thôn mới của địa phương. Là mô hình HTX điển hình của huyện và của tỉnh. 

Thu Sương
Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi



29/03/2023 4:15 CHĐã ban hành
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổ chức Hội nghị khuyến nông toàn quốc năm 2023Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổ chức Hội nghị khuyến nông toàn quốc năm 2023

Ngày 24/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị khuyến nông toàn quốc năm 2023. Tham dự hội nghị có ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Bên cạnh đó, hội nghị còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Vụ Tài chính, các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; cùng đại diện Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, thành trên cả nước; các tổ khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã, doanh nghiệp.
 
hn kn 2023.jpg
Ảnh: Quang cảnh Hội nghị khuyến nông toàn quốc năm 2023

Thực hiện kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ và Chương trình hành động triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đưa ra 5 định hướng hoạt động khuyến nông năm 2023 và những năm tiếp theo.
Trong đó, chú trọng phương hướng để nâng cao hiệu quả của các dự án khuyến nông trung ương và đảm bảo tính hiệu quả, bền vững, lan tỏa của các dự án, mô hình khuyến nông. Đặc biệt, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ khuyến nông, tăng cường ứng dụng công nghệ thông minh, tăng cường năng lực cho khuyến nông các cấp và đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về khuyến nông.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: Năm 2022, hoạt động khuyến nông tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Bộ; sự ủng hộ, giúp đỡ của các Tổng cục, Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ; sự chỉ đạo, đôn đốc của các cấp Đảng, chính quyền, của hệ thống khuyến nông trong cả nước và các tổ chức, các đơn vị liên quan. Hệ thống tổ chức khuyến nông tiếp tục được hoàn thiện, củng cố, năng lực được nâng cao, đáp ứng yêu cầu và hoạt động ngày càng hiệu quả. Tính đến 31/12/2022, hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến cấp xã có khoảng 12.209 người. 
Bên cạnh thuận lợi, nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến sản xuất như: Nguồn cung, cầu của thị trường nông sản không ổn định, tình trạng sản xuất không theo quy hoạch dẫn đến hiện tượng nông sản dư thừa, giá nông sản không ổn định, giá vật tư, phân bón, xăng dầu tăng cao..., dẫn đến việc triển khai các hoạt động khuyến nông gặp rất nhiều khó khăn.
 
hn kn 20231.jpg
Ảnh: Đại biểu tham quan các sản phẩm trưng bày tại Hội nghị

Năm 2022, Trung tâm KNQG được Bộ giao quản lý 162 dự án Khuyến nông Trung ương trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, khuyến ngư,.. Kết quả thực hiện đạt 98,9% kế hoạch dự án được phê duyệt (theo quyết định phê duyệt, quyết định điều chỉnh) và thuyết minh dự án. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã xây dựng 466 mô hình trình diễn, quy mô trên 4.000 ha cây trồng các loại; 20.320 con gia súc, gia cầm; 138 ha và 8.473m3 mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; lắp đặt hệ thống hầm bảo quản, nhật ký điện tử cho 24 tàu khai thác hải sản xa bờ; Xây dựng các mô hình ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa với quy mô trên 400 ha... Các dự án trên đã thu hút 12.500 hộ tham gia xây dựng mô hình, trên 28.800 lượt người được tập huấn kỹ thuật, 25.000 lượt người tham gia các hội nghị sơ kết, tổng kết, tham quan nhân rộng mô hình.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam giao Trung tâm Khuyến nông quốc gia đề xuất xây dựng khuyến nông cộng đồng trên 5 lĩnh vực, bao gồm: chuyển giao khoa học công nghệ, tổ chức tư vấn sản xuất, tư vấn dịch vụ và quản lý, tư vấn chính sách. Khuyến nông cần xã hội hóa và thu hút sự tham gia của khuyến nông hợp tác xã và doanh nghiệp. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong khuyến nông.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Thành Nam, các mô hình dự án nên phối hợp với doanh nghiệp và xây dựng liên kết giữa các tỉnh. Khuyến nông cần định hướng loại hình sản xuất từng lĩnh vực và gắn với lợi thế địa phương. Cần phát triển khuyến nông theo hướng đô thị và đào tạo đội ngũ khuyến nông. Cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến nông ở cơ sở cần được quan tâm để nâng cao thu nhập cho khuyến nông cơ sở; cần đẩy mạnh hợp tác khuyến nông và giao lưu quốc tế, đồng thời phát triển và làm chủ vùng nguyên liệu đạt chuẩn để cạnh tranh trên thị trường nông sản./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



28/03/2023 4:00 CHĐã ban hành
Sở Tư pháp Long An tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Châu ThànhSở Tư pháp Long An tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Châu Thành

Ngày 23/3/2023 Sở Tư pháp tỉnh Long An phối hợp UBND huyện Châu Thành tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Ông Trần Văn Năm -  Phó Giám đốc Sở Tư pháp, chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có Ông Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cùng với sự có mặt của hơn 120 đại biểu là Lãnh đạo và công chức Phòng Tư pháp huyện Châu Thành, thành viên Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật cấp huyện, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; Lãnh đạo UBND, công chức chuyên môn, Công an, Quân  sự, đoàn thể các xã, thị trấn; tuyên truyền viên pháp  luật; hoà  giải viên ở cơ sở… trên địa bàn huyện Châu Thành. 
 

stp tcpl 2023.jpg
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe Bà Lê Thị Lo -Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp - Báo cáo viên tỉnh triển khai đến các đại biểu nội dung cụ thể Quy định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL; công tác đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao; phường, thị trấn đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; công tác đánh giá huyện đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới; thị xã, thành phố đạt chuẩn TCPL trong Bộ tiêu chí thị xã, thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh, cùng nhiều nội dung khác có liên quan đến việc TCPL cho người dân trong tiến trình XDNTM.
 
Phát biểu tại Hội nghị, Ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh: Nhằm triển  khai  thực  hiện  nghiêm  túc, đầy  đủ, hiệu  quả  Quyết  định  số:  25/2021/QĐ-TTg  ngày  22/7/2021  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  quy  định  về  xã,  phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL), Thông tư số 09/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định  về  xã, phường,  thị  trấn  đạt  chuẩn  tiếp  cận  pháp  luật,  gắn  với triển khai thực hiện có hiệu quả tiêu chí TCPL trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể nội dung 04 và nội dung 05 - nội dung thành phần số 08 đó là: Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hoà giải ở cơ sở, giải quyết hoà giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn; nâng cao nhận thức thông tin về trợ giúp pháp lý (TGPL), tăng cường khả năng thụ hưởng về TGPL.  

stp tcpl 20231.jpg

Thông qua Hội nghị này, Báo cáo viên triển khai đến lực lượng nòng cốt, là người trực tiếp triển khai, phổ biến, quán triệt, thực hiện nhiệm vụ này ở cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức triển khai, quán triệt, thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình bằng các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương về vai trò, tầm quan trọng của quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với tiêu chí huyện nông thôn mới, xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí thị xã, thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh, góp phần đảm bảo thực hiện đồng bộ, thống nhất, thực chất, hiệu quả trên địa bàn tỉnh;…./.

Trước đó, ngày 17/3/2023, Sở Tư pháp cũng đã tổ chức Hội nghị tập huấn tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Hưng đạt được nhiều kết quả.

Phan Đức Bộ
Sở Tư pháp Long An




28/03/2023 4:00 CHĐã ban hành
Hợp tác xã rau an toàn Việt: Sản xuất rau đạt chứng nhận hữu cơHợp tác xã rau an toàn Việt: Sản xuất rau đạt chứng nhận hữu cơ


Xuất phát từ mong muốn mang rau an toàn cho người tiêu dùng, trong thời gian qua HTX rau an toàn Việt ở xã Long Trạch, huyện Cần Đước tự trồng và hướng dẫn cho các thành viên trong HTX trồng rau theo quy trình 100% từ hữu cơ. Với cách làm này, tuy có tốn nhiều chi phí và nhân lực, song bù lại sản phẩm cho ra luôn được thị trường đón nhận và tin dùng.
 
htx rat viet 2023.png
Ảnh: Vùng trồng rau của thành viên HTX rau an toàn Việt

Tự tay bắt sâu và nhổ cỏ, những cách thức này đã quá quen thuộc với các thành viên của HTX. Tuy dùng cách thủ công và các chế phẩm từ thiên nhiên để diệt bệnh, song nhờ nắm vững các kỹ thuật nên các luống rau tại đây luôn tươi tốt.

Chị Nguyễn Thị Lan – Giám đốc HTX VietRAT chia sẽ: “Mình sẽ có những phương pháp khác như cách làm truyền thống như dầu nem, lá khuynh diệp nấu lên rồi phun nó cũng đỡ được một phần, coi như cũng đỡ một phần, còn nhiều bị cho nhân công lặt”. Và đây cũng là năm thứ 5, HTX chuyển sang trồng rau theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam khoảng 07 hecta, nhất là đáp ứng các tiêu chí về nguồn nước sử dụng trong canh tác phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm; không sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật.

Chị Nguyễn Thị Kim Thy thành viên sáng lập và kỹ thuật viên HTX VietRAT, huyện Cần Đước: “Phân hữu cơ thì mua và bón ở bờ đất, rồi mình rải vôi, rải Trichoderma xuống đất rồi ủ, rồi mình xới lên thấy đất được thì cho rau xuống cấy”
 
htx rat viet 20231.jpg
Ảnh: Sơ chế rau tại HTX rau an toàn Việt

Để tạo sự đa dạng về chủng loại cho khách hàng, HTX rau an toàn Việt trồng hơn 10 loại rau khác nhau, chủ yếu là rau ăn lá và rau mùi. Trung bình mỗi ngày, HTX cho ra thị trường khoảng 300 ký rau các loại và sản phẩm có mặt chủ yếu ở các siêu thị như: Go, Co.opXtra, Lotte mart, Winmart,… tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Do được trồng 100% từ hữu cơ, nên giá rau của HTX luôn có giá cao hơn ngoài thị trường khoảng 10 ngàn đồng/ký.
  
htx rat viet 20232.jpg
Ảnh: Nhãn mác đóng gói rau thơm hỗn hợp của HTX rau an toàn Việt

Theo Ông Nguyễn Hồng Chương– Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước: Trên địa bàn huyện Cần Đước hiện có 06 HTX trồng rau ứng dụng công nghệ cao với khoảng 500 hecta, trong đó HTX rau an toàn Việt là HTX điển hình được huyện và tỉnh chọn thực hiện thí điểm trồng rau ứng dựng công nghệ cao và rau an toàn.

Do có những bước đi đúng đắn, HTX rau an toàn Việt luôn nhận được sự ủng hộ của các cấp, các ngành, sự tin tưởng của doanh nghiệp và người tiêu dùng trên thị trường. Việc trồng rau từ cái tâm với đầy trách nhiệm, mang đến rau sạch, rau an toàn cho người tiêu dùng đã góp phần rất lớn để làm thay đổi tư duy canh tác truyền thống, ổn định đầu ra để xây dựng thương hiệu mang tên rau hữu cơ an toàn./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



22/03/2023 2:20 CHĐã ban hành
Làm việc với huyện Bến Lức, Đức Huệ về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh năm 2023Làm việc với huyện Bến Lức, Đức Huệ về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh năm 2023

Ngày 09/3/2023, tại UBND huyện Bến Lức và Đức Huệ Tổ Triển khai thực hiện cây chanh của tỉnh tổ chức làm việc với 02 huyện để triển khai kế hoạch triển khai Đề án thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An năm 2023 đối với cây chanh. Thành phần tham dự cấp tỉnh gồm các thành viên Tổ Triển khai thực hiện cây chanh; cấp huyện gồm đại diện lãnh đạo và chuyên viên Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, đại diện lãnh đạo và chuyên viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, đại diện lãnh đạo UBND xã trong vùng chanh.
 
lam viec chanh 2023.jpg
Ông Lê Văn Nam- TP Nông nghiệp và PTNT huyện Bến Lức phát biểu tại buổi làm việc

Để triển khai có hiệu quả vùng sản xuất chanh ứng dụng công nghệ cao năm 2023 đoàn làm việc với về kế hoạch thực hiện tại địa phương năm 2023, đối với huyện Bến Lức triển khai 01 vùng chanh và 01 mô hình điểm. Đối với huyện Đức Huệ là một mô hình điểm. Đồng thời, rà soát các hợp tác xã chanh, nắm bắt thực trạng, những thuận lợi và khó khăn của các hợp tác xã, đề xuất địa điểm thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ cao.

lam viec chanh 20231.jpg
Quan cảnh buổi làm việc

Sau khi trao đổi ý kiến các thành viên tham dự đã thống nhất các nội dung triển khai gồm: Huyện Bến Lức mô hình vùng chanh sẽ triển khai tại xã Thạnh Lợi, về hợp tác xã cuối tháng 03 UBND xã cung cấp danh sách hộ tham gia mô hình và dự kiến giữa tháng 4 thành lập mới 01 hợp tác xã. Đối với mô hình điểm thống nhất chọn xã Lương Bình triển khai; đối với huyện Đức Huệ thống nhất triển khai thực hiện mô hình điểm tại xã Mỹ Bình.

Để xây dựng thành công mô hình vùng chanh và mô hình điểm sản xuất chanh ứng dụng công nghệ cao đạt mục tiêu đề ra của kế hoạch năm 2023, Tổ chanh của tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn của huyện (phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp), UBND các xã, hợp tác xã trong quá trình triển khai như: Tập trung củng cố các hợp tác xã, vận động tuyên truyền người dân sản xuất chanh tham gia mô hình, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật tạo tán, chăm sóc, biện pháp xử lý dịch hại tổng hợp IPM, tập huấn đánh giá cấp mã số vùng trồng, áp dụng VietGAP, quản lý chỉ dẫn địa lý “Bến Lức Long An” cho quả chanh không hạt của tỉnh,..../.

Thu Sương
Chi cục PTNT và Thủy lợi



14/03/2023 3:45 CHĐã ban hành
Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hiệp: Tổ chức lễ bàn giao, đưa vào sử dụng nhà sơ chế rauHợp tác xã Rau an toàn Phước Hiệp: Tổ chức lễ bàn giao, đưa vào sử dụng nhà sơ chế rau

Ngày 03/3/2023, tại Ấp Trong, xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc. Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Phước Hiệp tổ chức buổi lễ bàn giao và đưa vào sử dụng nhà sơ chế rau. Tham dự buổi lễ có sự tham gia của Ông Lê Hồng Sơn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi; Ông Nguyễn Anh Đức – Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc cùng các phòng ban, đơn vị và đại diện lãnh đạo UBND xã Phước Hậu.

so che rau 2023.png
  Ảnh: Nhà sơ chế rau của HTX Rau an toàn Phước Hiệp

Nhà sơ chế rau tại HTX Rau an toàn Phước Hiệp là kết quả hỗ trợ cho HTX từ Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025 nguồn kinh phí từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022. Tổng kinh phí thực hiện xây dựng là gần 1,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 1.360 triệu đồng, còn lại do HTX đối ứng theo quy định.
 
so che rau 20231.png
Ảnh: Thành viên HTX Rau an toàn Phước Hiệp sơ chế rau tại nhà sơ chế mới đưa vào sử dụng.

Tại buỗi lễ, Ông Trần Thanh Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị,  Giám đốc HTX Rau an toàn Phước Hiệp bày tỏ: Xây dựng nhà sơ chế rau là mơ ước từ lâu của Hội đồng quản trị HTX và thành viên của HTX. Đại diện cho HTX chúng tôi xin cảm ơn đến các Quý cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã đã hỗ trợ cho HTX thực hiện. Trong thời gian tới, HTX sẽ mở rộng dịch vụ thu mua rau cho người dân trong vùng và thu hút nhiều thành viên tham gia vào HTX.
 
so che rau 20232.png
Ảnh: Quang cảnh buổi lễ bàn giao và đưa vào sử dụng nhà sơ chế rau

Phát biểu tại buổi lễ, Ông Nguyễn Anh Đức – Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc đề nghị Hội đồng quản trị của HTX Rau an toàn Phước Hiệp cần đoàn kết hơn nữa, xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả, khả thi và thực hiện bảo quản, sử dụng tốt nhà sơ chế rau được hỗ trợ.

Hợp tác xã Rau an toàn Phước Hiệp là 01 trong 06 HTX được UBND tỉnh Long An chọn, đề xuất Bộ Kế hoạch Đầu tư Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021 – 2025. Hiện nay HTX có 110 thành viên, ngành nghề hoạt động là sản xuất, dịch vụ thu mua và sơ chế rau. HTX đã được công nhận chuỗi an toàn thực phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và sản phẩm rau của HTX đã được chứng nhận OCOP 03 sao./.

Công Thương 
Chi cục PTNT và TL



07/03/2023 4:00 CHĐã ban hành
​  Triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười​  Triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười


Ngày 02/3, tại huyện Tân Thạnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Hồ Thị Ngọc Lan chủ trì cuộc họp triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2022-2025.

Những năm gần đây, một số vùng cây ăn quả mới đã hình thành tại vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh và bước đầu mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ còn hạn chế do người dân sản xuất còn nhỏ, lẻ, chưa tập trung; thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân; sản lượng trái cây tiêu thụ thông qua liên kết hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác còn rất hạn chế;…
 

trien khai da caq 2023.png
Ảnh: Quang cảnh cuộc họp triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2022-2025.

Thực hiện Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25 tháng 03 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025. UBND tỉnh Long An đã ban hành Quyết định số 9365/QĐ-UBND ngày 10/10/2022 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2022-2025. Mục tiêu thực hiện Đề án thí điểm trên địa bàn tỉnh như sau:

Mục tiêu chung: Hình thành vùng sản xuất nguyên liệu cây ăn quả (cây mít, xoài, sầu riêng) quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; Phát triển và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến và tiêu thụ. Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Hình thành vùng nguyên liệu cây ăn quả trong vùng đề án hơn 10.500 ha, trong đó diện tích vùng nguyên liệu mít hơn 3.500 ha, xoài hơn 700 ha, sầu riêng 340 ha còn lại hơn 6.000 ha diện tích trồng các loại cây ăn quả khác (bưởi, chuối, mảng cầu…); Hình thành 04 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp, HTX và nông dân liên kết trong các vùng nguyên liệu; Giảm chi phí đầu vào sản xuất từ 5-10% cho các thành viên HTX và người nông dân (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, chi phí và thời gian vận chuyển,…) giảm tổn thất sau thu hoạch 5-10% số nguyên liệu và tăng giá từ 10-20%. Qua đó, tăng thu nhập 5-10% cho thành viên HTX và người nông dân; Thành lập mới 04 HTX  cây ăn quả trong vùng Đề án thí điểm. Tăng cường năng lực cho ít nhất 08 HTX nông nghiệp trong vùng nguyên liệu, giúp nâng cao khả năng điều hành và tổ chức sản xuất của các HTX, thay đổi những tập quán sản xuất mang tính manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân, từ đó phát triển kinh tế tập thể và nâng cao giá trị của chuỗi nông sản; Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm cho các HTX và doanh nghiệp tiêu thụ; Xây dựng 04 mô hình khuyến nông tại các HTX cây ăn quả trong vùng Đề án; xây dựng 01 mô hình vườn mẫu cây ăn quả thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Thành lập 10 tổ khuyến nông cộng đồng  tư vấn về phát triển HTX, khuyến nông, thị trường …Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 120 ha.

Theo báo cáo UBND các huyện, thị xã trong vùng Đề án tại cuộc họp, hiện tại diện tích trồng cây ăn quả trong vùng Đề án đang phát triển theo chỉ tiêu của Đề án đặt ra. Nhu cầu cần thiết là tìm đầu ra ổn định cho người nông dân và tập huấn quy trình các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả.
 
trien khai da caq 20231.jpg
Ảnh: Các đại biểu dự họp khảo sát vườn trồng sầu riêng tại xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh.

Kết luận tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Hồ Thị Ngọc Lan đề nghị UBND các huyện, thị xã thực hiện các nội dung như sau: - Các địa phương cần nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc triển khai Đề án ở địa phương; xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án ở địa phương; thực hiện báo cáo tiến độ triển khai Đề án theo định kỳ vào tháng 06 và tháng 12 hằng năm.

- Rà soát diện tích trồng cây ăn quả trong Đề án, trong đó tập trung 03 loại cây trồng chính (cây mít, xoài, sầu riêng) từ đó xây dựng lộ trình, kế hoạch phát triển diện tích trồng cây ăn quả phù hợp, đảm bảo chỉ tiêu phát triển diện tích cây ăn quả của Đề án đề ra.

- Mời gọi các chuyên gia, các nhà khoa học, các trường… tư vấn, hướng dẫn cho người dân về các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả; tổng hợp nhu cầu của người dân trong vùng Đề án về tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả (mít, xoài, sầu riêng) đăng ký gửi về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh.

- Bố trí nguồn kinh phí (nguồn vốn ngân sách huyện) triển khai thực hiện các nội dung của Đề án về hỗ trợ hạ tầng, liên kết sản xuất và tiêu thụ (Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 của UBND tỉnh) và các nội dung khác được phân công trong Đề án.

Ngoài ra, tổ giúp việc thực hiện Đề án cần theo sát tiến độ thực hiện và có những tham mưu kịp thời cho Sở nhằm triển khai Đề án hiệu quả.

Trước đó, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện, thị xã tham gia thực hiện Đề án đã đi khảo sát vùng nguyên liệu sầu riêng tại xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



06/03/2023 3:40 CHĐã ban hành
​  Cần Giuộc: điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng​  Cần Giuộc: điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng


Nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, nông sản chủ lực, sản phẩm từ nghề truyền thống của huyện, UBND huyện Cần Giuộc đã xây dựng Phương án và tổ chức thực hiện điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng của huyện tại địa chỉ số 112 đường quốc lộ 50, Khu phố Hòa Thuận 1, thị trấn Cần Giuộc.

Tại điểm trưng bày hiện có hơn 30 danh mục hàng hóa, sản phẩm đang được trưng bày, giới thiệu, mua bán và kết nối tiêu thụ. Danh mục hàng hóa, sản phẩm rất phong phú và đa dạng bao gồm các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, các sản phẩm từ nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận như: mô hình ghe xuồng của xã Đông Thạnh, các sản phẩm trang sức của xã Thuận Thành, lạp xưởng tươi các loại của Thị trấn Cần Giuộc; đặc sản của huyện như mắm ruốt Láng Tra, cốm ngò, các nông sản an toàn, đạt chuẩn VietGAP như rau củ quả, dưa lưới, trứng gà, trứng cút, các mặt hàng đông lạnh,… Đặc biệt chuyên cung cấp giống hoa lan cấy mô, các sản phẩm đông trùng hạ thảo yến thạch học,…

Các sản phẩm trưng bày giới thiệu được lựa chọn cẩn thận, là các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được hỗ trợ giá bán rất cạnh tranh để phục vụ người dân.

Đây là mô hình thực hiện hỗ trợ tiêu thụ nông sản, sản phẩm chủ lực tại địa phương; góp phần xúc tiến thương mại, tiến đến xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị của sản phẩm nông sản, hàng hóa chủ lực của huyện.

 Điểm trưng bày sẽ hoạt động thường xuyên bắt đầu từ ngày 14/2/2023. Quý khách hàng, đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối, mua bán sản phẩm, nông sản có thể liên hệ trực tiếp tại điểm trưng bày này.

Nguyễn Thị Hồng Châu
Phòng Nông nghiệp huyện Cần Giuộc






24/02/2023 9:00 SAĐã ban hành
Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới ở xã Nhơn HoàChủ tịch UBND huyện Tân Thạnh kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới ở xã Nhơn Hoà


Ngày 16/02/2023, Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của huyện Tân Thạnh do Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh-Lê Thanh Đông làm Trưởng đoàn đến kiểm tra tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới tại xã Nhơn Hoà. Tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra của huyện có lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Nhơn Hoà.

kt ntm tan thanh 2023.jpg

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã nghe lãnh đạo xã báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua và những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Theo đó, trên cơ sở đánh giá hiện trạng so với bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới. Đến nay, xã Nhơn Hoà đã thực hiện đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới. Còn lại 6 tiêu chí xã chưa đạt và đang khẩn trương thực hiện gồm tiêu chí quy hoạch, giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, môi trường và an toàn thực phẩm, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.
kt ntm tan thanh 20231.jpg

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh-Lê Thanh Đông ghi nhận những cố gắng, sự quyết tâm, đoàn kết, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện xây dựng các tiêu chí NTM của xã trong thời gian qua. Để nâng cao các tiêu chí đã đạt và hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt, Chủ tịch UBND huyện-Lê Thanh Đông đề nghị các cơ quan chuyên môn huyện thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn xã Nhơn Hòa trong xây dựng NTM theo bộ tiêu chí mới của Trung ương, của Tỉnh. Đồng thời yêu cầu Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã phải chủ động, bao quát toàn bộ công việc, rà lại tất cả các tiêu chí đạt được, chưa đạt được, đánh giá nhìn nhận các tiêu chí khó để có sự quyết tâm quyết liệt hơn. Đồng thời, xây dựng kế hoạch chu đáo, phân công công việc cho các thành viên Ban Chỉ đạo một cách rõ ràng đem lại hiệu quả cao.

kt ntm tan thanh 20232.jpg

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM, đó là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; trách nhiệm xây dựng NTM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận của nhân dân để cùng đồng tâm hiệp lực xây dựng xã Nhơn Hoà đạt chuẩn NTM vào năm 2023, góp phần xây dựng huyện Tân Thạnh trở thành huyện NTM vào năm 2025./.

Ngọc Diệu - Chí Tâm
Đài truyền thanh huyện Tân Thạnh



17/02/2023 4:05 CHĐã ban hành
Hợp tác xã Gò Gòn: Xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quảHợp tác xã Gò Gòn: Xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả

Trên con đường dọc theo tuyến kênh nội đồng của xã Hưng Thạnh (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An), không quá khó để bắt gặp trụ sở của HTX Gò Gòn cạnh cánh đồng lúa chạy miết đến chân trời. Về Hưng Thạnh mà nhắc đến hợp tác xã (HTX) thì ai cũng kể về “HTX Gò Gòn”.

Những bước đi đầu tiên

Khi mới thành lập vào năm 2005, HTX Gò Gòn chỉ hỗ trợ xã viên dịch vụ bơm nước, còn quy trình sản xuất thế nào thì bà con vẫn phải chủ động. Sự thiếu kinh nghiệm trong điều hành cùng với những khó khăn về vốn đã gây ra nhiều rào cản cho việc mở rộng hoạt động của HTX. Nhớ lại khoảng thời gian này, ông Trương Hữu Trí, Giám đốc HTX Gò Gòn tâm sự: “Phải thừa nhận một điều là nếu không có phương án huy động vốn tốt, việc tiếp nhận thông tin từ thị trường không đảm bảo… thì rất khó để HTX hoạt động hiệu quả”. Trầy trật suốt mấy năm, có lúc đứng trước nguy cơ phá sản và phải giải thể, nhưng bằng sự kiên trì và quyết tâm của những người đứng đầu, HTX Gò Gòn đã từng bước vượt qua những khó khăn.

Định hướng trở thành đơn vị cung cấp các dịch vụ lợi ích đầu vào và lợi ích đầu ra cho các thành viên, HTX Gò Gòn đã tiến hành liên kết với các công ty đầu vào để trở thành đại lý cấp 1, phân phối vật tư nông nghiệp cho xã viên với mức giá tốt nhất. Nhờ vậy mà bà con giảm được một phần lớn chi phí trong sản xuất.

Ban lãnh đạo HTX còn lên kế hoạch hoạt động với những mục tiêu cụ thể, thiết thực và có hẳn lộ trình bài bản theo từng giai đoạn dài hạn, trung hạn, từng năm… Nhờ vậy, HTX Gò Gòn đã tạo được sự tin tưởng đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và tranh thủ được các nguồn lực hỗ trợ: được chọn tham gia Dự án Cạnh tranh nông nghiệp với giá trị đầu tư trên 4 tỷ đồng, được huyện Tân Hưng xét hỗ trợ 40% giá trị đường dây điện lò sấy và trang thiết bị trạm bơm tưới; được tỉnh Long An hỗ trợ 30% vật tư, gồm lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông sản sạch theo hướng VietGap vụ hè thu năm 2015. Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh cũng hỗ trợ cho HTX vay vốn.

Từ năm 2015, HTX Gò Gòn là một trong những đơn vị tham gia dự án VnSat. Ông Trương Hữu Trí kể lúc bấy giờ khó khăn lớn nhất của HTX là không có đủ vốn đối ứng. Lúc này, Ban Giám đốc HTX lại là những người tiên phong, tự bỏ vốn ra để “làm tin”, nhằm mang các dự án hỗ trợ về với những cánh đồng của Gò Gòn.

Liên kết sản xuất

Để không ngừng phát triển HTX Gò Gòn, những người đứng đầu HTX luôn trăn trở đặt ra nhiều câu hỏi về cách làm của một HTX kiểu mới. Nếu là HTX nông nghiệp thì chủ trương như thế nào? Liên kết sản xuất ra sao để cho hiệu quả tối ưu?… Đi tìm đáp án cho các trăn trở đó, anh trương Hữu Trí nhận ra muốn HTX hoạt động tốt trong bối cảnh hiện nay thì người điều hành phải đa năng, vừa nắm chắc chính sách, vừa hiểu về sản xuất, vừa phải liên kết tốt với thị trường để mang lại lợi ích tối đa cho thành viên. Bởi vậy, HTX Gò Gòn đã triển khai mô hình Cánh đồng lớn liên kết 4 nhà (Nhà nước, Nhà Doanh nghiệp, Nhà khoa học, Nhà nông), kết hợp với thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để cải thiện tình trạng tổ chức sản xuất vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán của bà con nông dân. Ban Giám đốc HTX đã phối hợp với các cơ quan chức năng trang bị cho từng thành viên về quy trình, kiến thức và kỹ thuật để có thể thực hiện sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo quy trình VietGAP và hướng hữu cơ.

htx gogon 2023.jpg
  Ảnh: Thu hoạch lúa tại HTX Gò Gòn, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng

Thông qua các lớp đào tạo và cấp giấy chứng nhận chất lượng theo chương trình sản xuất 3 giảm 3 tăng (Giảm lượng giống gieo sạ – Giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh – Giảm lượng phân đạm; Tăng năng suất lúa – Tăng chất lượng lúa gạo – Tăng hiệu quả kinh tế), 1 phải 5 giảm (Phải sử dụng lúa giống xác nhận; Giảm lượng giống gieo sạ – Giảm thuốc bảo vệ thực vật – giảm lượng phân đạm – giảm lượng nước – giảm thất thoát sau thu hoạch), sản xuất theo hướng hữu cơ… thành viên của HTX đã sản xuất thống nhất theo quy hoạch và có định hướng nên năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao. Bên cạnh việc duy trì dịch vụ bơm tưới nông nghiệp, HTX Gò Gòn còn tự tìm tòi và đưa vào khai thác thêm một số dịch vụ phục vụ sản xuất như bổ trợ làm đất, thu hoạch, vận chuyển nông sản; sản xuất và cung ứng lúa giống… Đặt ra tiêu chí cùng mua chung, bán chung, HTX luôn chủ động tìm kiếm doanh nghiệp liên kết để cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, HTX còn tổ chức tư vấn về kỹ thuật trồng trọt, đồng hành cùng các thành viên trong việc áp dụng các mô hình mới mang lại lợi ích kinh tế cao. Nhờ phát triển đồng bộ mà HTX Gò Gòn đã hình thành được chuỗi sản xuất khép kín, quản lý được vùng nguyên liệu lớn trồng nhiều loại gạo chất lượng cao như ST24, OM4900, Đài thơm 8, OM7347… Từ đó, đảm bảo cung ứng cho các công ty xuất khẩu.

Tạo dấu ấn riêng

Năm 2018, HTX Gò Gòn đã tiến thêm một bước khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu gạo tập thể Gò Gòn, sản xuất từ lúa giống ST24 gốc tím theo hướng hữu cơ. Kết quả trồng thử nghiệm trên 10 ha cho thấy giống lúa này có năng suất khá ổn định. Cụ thể, ở vụ đông xuân, tổng sản lượng thu được trên 1ha đạt 5 tấn, vụ hè thu đạt 6 tấn. Cùng với những tín hiệu tích cực từ thị trường, năm 2020, HTX Gò Gòn đã triển khai trồng nhân rộng giống lúa này cho các thành viên. Quy trình sản xuất khép kín theo hướng hữu cơ đã giúp giảm được rất nhiều chi phí đầu vào, gia tăng giá trị sản phẩm đáng kể, mở ra hướng đi mới nhằm khẳng định thêm uy tín và thương hiệu của HTX Gò Gòn đối với thị trường.

htx gogon 20231.jpg
Ảnh: Giám đốc HTX Gò Gòn – Trương Hữu Trí giới thiệu trạm bơm của HTX

Nói về định hướng tham gia vào xuất khẩu để tối ưu lợi ích cho thành viên HTX, ông Trương Hữu Trí chia sẻ: “Chúng tôi vẫn còn phải học hỏi nhiều để có thể đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Trước mắt, HTX sẽ liên kết với các công ty xuất khẩu, đồng thời, chủ động trau giồi kiến thức và kinh nghiệm để hướng đến tự mình đưa các sản phẩm của HTX ra thị trường quốc tế”.

Điều kiện cho sản xuất dần đảm bảo, năng suất các vụ mùa được cải tiến, lợi nhuận tăng lên trông thấy… là những lợi ích cụ thể làm cho bà con đặt niềm tin và tham gia tích cực vào HTX. Đến nay, 100% hộ sản xuất trên địa bàn ấp Gò Gòn đã là thành viên của HTX Gò Gòn. Không những vậy, HTX Gò Gòn còn thu hút thêm sự tham gia từ các ấp lân cận và trở thành động lực cho sự ra đời của các HTX nông nghiệp khác trên địa bàn xã Hưng Thạnh.

Hiện nay, HTX Gò Gòn có 120 thành viên chính thức là các hộ sản xuất liên ấp trên địa bàn xã Hưng Thịnh, với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp là 564ha. HTX Gò Gòn còn hỗ trợ cho sự ra đời của các HTX khác trên địa bàn xã Hưng Thạnh như HTX Hưng Tân (ấp Hưng Tân), HTX Thiên Tân (ấp Hưng Trung), HTX Tân Hưng (ấp Gò Gòn)…Trong 5 năm liền, HTX Gò Gòn đã đạt được nhiều danh hiệu tiêu biểu như được Sở Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn (Chi cục Phát triển Nông thôn và Thủy lợi) và Liên minh HTX tỉnh Long An chọn là HTX điển hình tiên tiến cấp tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT (2015, 2019), Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Bằng khen của UBND tỉnh Long An (2016)…

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



17/02/2023 2:30 CHĐã ban hành
​  Định hướng và giải pháp trong tổ chức sản xuất theo hướng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới  ​  Định hướng và giải pháp trong tổ chức sản xuất theo hướng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới 




Ngày 15/02/2023, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn một số kiến thức mới về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025, trong đó có chuyên đề về “Tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn với phát triển hợp tác xã và liên kết chuỗi giá trị nông sản” do đại diện Cục Kinh Tế Hợp Tác Và Phát Triển Nông Thôn trình bày. Hội nghị được tổ chức trong 02 ngày 15-16/02/2023 tại Hội trường - Trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thuỷ sản Hải Phòng (Số 804 đường Thiên Lôi, phường Kênh Dương, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) và truyền hình trực tiếp lên trang fanpage NTM Trung ương.

dinh huong giao thuong 1.png
Ông Lê Đức Thịnh – Cục Trưởng Cục Kinh tế hợp tác trình bày chuyên đề về tổ chức sản xuất tại hội nghị

Tham dự hội nghị đại diện thành viên Văn phòng Điều phối Nông thôn mới trung ương, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới cấp tỉnh, huyện và các xã. Đại diện các sở ngành, cơ quan chuyên môn cấp huyện, xã của các tỉnh.

Theo nội dung trình bày của ông Lê Đức Thịnh thì những năm qua nông nghiệp đã trở thành “cứu cánh” hay “trụ đỡ” của nền kinh tế. Tăng trưởng của ngành luôn duy trì ở mức khá 2,0-3,0% năm, kể cả trong thiên tại, đại dịch xảy ra; sản lượng lương thực duy trì trên mức 50 triệu tấn, trong đó riêng lúa đạt 43-44 triệu tấn/năm, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trong nước và còn dư để xuất khẩu. Tổ chức lại sản xuất như chỉ đạo của Bộ trưởng Lê Minh Hoan “Đó là mệnh lệnh!” vì nông nghiệp Việt Nam vẫn có những điểm yếu cố hữu, điều mà các chuyên gia Ngân hàng thế giới gọi đó là “gót chân A-sin” nông nghiệp Việt Nam. Như sự “lạm dụng” phân hóa học, thuốc BVTV và khai thác quá mức khiến cho nguồn lực đất đai, nước ngọt suy kiệt và ô nhiễm, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học suy giảm đe dọa khả năng phát triển bền vững; Do chạy năng suất, theo sản lượng nên vấn đề nâng cao chất lượng nông sản ít được quan tâm, giá thành cao khiến sức cạnh tranh sản phẩm thấp. Đặc biệt, nông dân sản xuất trong cơ chế thị trường xong không biết hoặc không hiểu thị trường; Doanh nghiệp và nông dân cần nhau nhưng lại không thể xây dựng quan hệ bền vững; năng suất, sản lượng liên tục tăng mà thu nhập của nông dân lại tăng chậm; Người sản xuất cần vốn, cần khoa học kỹ thuật nhưng ngân hàng và các tổ chức chuyển giao khoa học lại khó tiếp cận đến hàng triệu hộ nhỏ.  

Mục tiêu của việc đổi mới tư duy và tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nông nghiệp định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển tổ chức nông dân và liên kết chuỗi. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất, năng lực và vai trò của tổ chức hợp tác của nông dân ... là một trong những giải pháp chính thực hiện Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021. Tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp thông qua phát triển hợp tác xã và liên kết chuỗi giá trị nông sản là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022.
    
dinh huong giao thuong 2.png
Hình ảnh nội dung chuyên đề về tổ chức sản xuất tại hội nghị

Nội dung chuyên đề về Tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn với phát triển hợp tác xã và liên kết chuỗi giá trị nông sản do Cục Kinh Tế Hợp Tác Và Phát Triển Nông Thôn trình bày tập trung vào việc tổ chức sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp định hướng liên kết chuỗi là yêu cầu khách quan và là một trong 03 trụ cột (cùng với việc đầu tư phát triển hạ tầng và phát triển khoa học công nghệ) của quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay. Nội dung của tổ chức sản xuất, kinh doanh ngành nông nghiệp định hướng liên kết chuỗi bao gồm từ phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân (tổ hợp tác, hợp tác xã), phát triển hợp đồng nông sản, chuỗi giá trị; xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm thủy sản đạt chuẩn.

Sau buổi tập huấn các đại biểu tham dự được trang bị kiến thức về tổ chức sản xuất lại nông nghiệp về mặt lý luận về hợp tác xã và tư tưởng về hợp tác trong xây dựng mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, sẽ nắm và áp dụng hiểu quả phù hợp với từng điều kiện thực tế của địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới./. 

Thu Sương.
Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi



16/02/2023 3:00 CHĐã ban hành
Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 10/02/2023, Tổ Điều hành Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản (Diễn đàn Kết nối nông sản 970) - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức diễn đàn “Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Diễn đàn diễn ra vừa trực tuyến vừa trực tiếp tại UBND tỉnh Lào Cai, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Báo Nông nghiệp Việt Nam; các thành viên Tổ công tác 970. Các điểm cầu kết nối trực tuyến: UBND các tỉnh biên giới phía Bắc, Đại diện các đơn vị chức năng Bộ Nông nghiệp &PTNT; Đại diện UBND các tỉnh, thành phố cả nước, cùng đại diện các cơ quan chuyên môn...Đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, hợp tác xã, trang trại, cơ sở sản xuất nông sản, các ngành liên quan và Hiệp hội Doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu nông sản qua Lào Cai. Điểm cầu tại Trung Quốc: Lãnh đạo Chính phủ nhân dân tỉnh Vân Nam, Châu Hồng Hà; Châu Văn Sơn, Huyện Hà Khẩu; Đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc; và Hải quan tỉnh Vân Nam; Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh –Vân Nam.

td giao thuong 2023.png
Ông Trần Thanh Nam-Thư trưởng Bộ Nông nghiệp phát biểu tại diễn đàn
 
Diễn đàn diễn ra có ý nghĩa rất thiết thực trong bối cảnh Trung Quốc đang thay đổi chính sách phòng chống dịch Covid-19, khôi phục hoàn toàn hoạt động thông quan xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc của Việt Nam. Đây là điều kiện để hai Bên thúc đẩy hoạt động giao thương nói chung và thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm nói riêng sau thời gian diễn ra đại dịch Covid-19. Tỉnh Lào Cai đã hợp tác kinh tế thương mại với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đạt được nhiều kết quả. Sau hơn 03 năm diễn ra đại dịch Covid-19, với sự cố gắng, quyết tâm, sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai địa phương, cả hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam đã cơ bản khống chế thành công dịch bệnh, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển ổn định. Riêng lĩnh vực xuất nhập khẩu hai Bên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiện lợi hóa thông quan, hỗ trợ tích cực cho hoạt động thông quan hàng nông sản của hai nước qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu (Trung Quốc) đại diện UBND tỉnh Lào Cai thông tin. 

td giao thuong 20231.png
Đại diện UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại diễn đàn

Thông qua diễn đàn để thúc đẩy xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao của cả hai nước, có một số đề xuất, kiến nghị như sau: 

(1) Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: Xây dựng chuẩn hóa các quy trình sản xuất, đóng gói nông sản xuất khẩu (Tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại...); hỗ trợ sản xuất nông sản sạch theo các tiêu chuẩn tiên tiến; xây dựng nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa rõ ràng để phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Tăng cường thông tin, tập huấn và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc; Tích cực trao đổi, hội đàm với phía cơ quan chức năng phía Trung Quốc nhằm đẩy nhanh việc hoàn tất các thủ tục mở cửa thị trường cho trái cây, nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc (bổ sung các mặt hàng bưởi, bơ, na, roi, dừa,...); tăng sản lượng trái cây được cấp mã vùng trồng xuất khẩu; sớm thống nhất mẫu giấy kiểm dịch đối với sản phẩm tổ yến; sớm ký kết Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với các loại nông sản của Việt Nam để giảm bớt thời gian, thủ tục kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu. 

(2) Đối với Bộ Công Thương: Tăng cường triển khai có hiệu quả Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc; Hỗ trợ tỉnh Lào Cai triển khai một số nội dung hợp tác với tỉnh Vân Nam (duy trì tổ chức thường niên và gia tăng hiệu quả của Hội chợ thương mại quốc tế Việt – Trung tại mỗi bên; thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, kết nối giữa các cửa khẩu và các khu (điểm) chợ biên giới Lào Cai – Vân Nam). 

(3) Đối với phía tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đề nghị cùng phối hợp triển khai các biện pháp thuận lợi hóa, khôi phục hoàn toàn hoạt động thông quan hàng hóa tại cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành; đẩy nhanh tiến độ báo cáo cấp Trung ương chỉ định cửa khẩu đường sắt Lào Cai – Hà Khẩu được thực hiện nhập khẩu nông sản, trái cây vào thị trường Trung Quốc; Tiếp tục hoàn thiện “luồng xanh” thông quan nhanh hàng nông sản qua cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai – Hà Khẩu được hai bên triển khai từ năm 2019 để hàng nông sản của hai bên được thông quan một cách nhanh nhất; Phối hợp với tỉnh Lào Cai đẩy mạnh triển khai các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông quan qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu. 

Ngoài ra, cũng đề nghị các Hiệp hội doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng tuyên truyền tới các các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai thường xuyên quan tâm nắm bắt nhu cầu thị trường và các quy định trong hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch; Nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Thu Sương
Chi cục PTNT và Thủy lợi



14/02/2023 4:00 CHĐã ban hành
Làm sao để xây dựng hợp tác xã thành công? Làm sao để xây dựng hợp tác xã thành công?

Yếu tố hàng đầu để quyết định sự thành công của một hợp tác xã (HTX) chính là việc xây dựng niềm tin đối với các thành viên tham gia.

Theo Phó Hiệu Trưởng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và tư vấn Kinh tế Hợp tác, trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp - TS. Trần Thanh Hải, hiện nay đa số các HTX nông nghiệp ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ, tập trung theo mô hình hộ gia đình, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế. Tình trạng này gây khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vay, các quy trình sản xuất bị hạn chế hoặc không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

“Chưa tới 30% số hộ nông dân làm nông nghiệp tham gia HTX. Mô hình HTX chủ yếu theo kiểu bạn bè, nhóm gia đình. Trong khi đó, bản chất của HTX là một tổ chức kinh tế tập thể. Việc này cho thấy Việt Nam đang đi ngược chiều xu hướng thế giới”, ông Hải nhận xét.
Từ thành công của các mô hình HTX ở Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, ông Hải nhận định muốn theo xu hướng thế giới, tăng số lượng thành viên trên một HTX phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là nâng cao trình độ quản lý của Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và phải nhận được sự ủng hộ của các thành viên.
 
Theo ông Hải, tạo được lòng tin với nông dân, HTX đã nắm chắc thành công tới 70% . “Theo tôi, khi hoạt động đúng, mô hình HTX không cần góp nhiều tiền, HTX cần nhiều người để liên kết thành một quy trình đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm.”

Là một trong những HTX hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh Long An, Ông Nguyễn Quốc Cường – Giám đốc HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa chia sẽ: Ngay từ đầu thành lập HTX đã gặp nhiều khó khăn trong việc vận động, khuyến khích người dân tham gia sản xuất rau theo quy trình của HTX đưa ra. Khi đến tham quan mô hình trồng rau của HTX, họ còn nghi ngờ về hiệu quả khi áp dụng. Để tạo lòng tin “HTX cam kết tiêu thụ cho các thành viên tham gia HTX”. Ngoài  ra, các thành viên HTX hỗ trợ về quy trình kỹ thuật trồng rau, cách chăm sóc hiệu quả. Đơn cử là trong quá trình sản xuất, các thành viên được HTX hỗ trợ dựng hệ thống màng lưới nhằm giảm thiểu các loại côn trùng gây bệnh hại xâm nhập, các luống đất trồng được phủ một lớp màng nilon chuyên dụng để giảm thiểu sự thất thoát nước, chất dinh dưỡng. Phần lớn các khu canh tác của HTX hiện đang được trang bị hệ thống tưới nước tự động, góp phần giảm công lao động, tiết kiệm nước, tăng hiệu quả sản xuất. Các khâu làm đất, gieo giống, thu hoạch, sơ chế, vận chuyển của thành viên HTX hiện cũng được cơ giới hóa, với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại. Ngoài ra, để hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất, trong những năm qua, Hội đồng quản trị HTX đã chủ động tập huấn, thay đổi tư duy sản xuất cho thành viên từ nhỏ lẻ sang tập trung theo hướng hàng hóa, chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa.

Kết quả qua 04 năm hoạt động, từ 07 thành viên tham gia ban đầu, hiện tại HTX có 26 thành viên với diện tích sản xuất hơn 35 ha. Những thay đổi trong tư duy sản xuất giúp thành viên HTX nâng cao năng suất từ 25 - 30%, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt, thị trường tiêu thụ được đảm bảo và giá bán ngày càng cải thiện. Lợi nhuận bình quân của HTX hiện đạt 150 - 170 triệu đồng/ha/năm tùy loại cây. Trung bình mỗi ngày, HTX cung ứng cho các đối tác khoảng 2 tấn rau màu các loại đã qua sơ chế, lúc cao điểm có thể cung ứng đến 5 tấn rau/ngày. 

htx tc2023.png
Ảnh: Gian hàng trưng bày sản phẩm của HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa.

Còn tại HTX Rau an toàn Phước Hòa (xã Phước Vân, huyện Cần Đước), Ông Kiều Anh Dũng – Giám đốc HTX chia sẽ: Để thành công như hôm nay, HTX đã trải qua quá trình hoạt động vô cùng khó khăn và thách thức. HTX Rau an toàn Phước Hòa được thành lập từ năm 2006, gồm 24 thành viên với tổng diện tích gần 5 ha, hiện nay tổng số thành viên lên 47 hộ, tổng diện tích gần 15 ha, chủ yếu sản xuất rau muống, dền, mồng tơi,... Để người dân tin tưởng và tham gia vào HTX, cán bộ quản lý HTX thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, tập huấn quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, hiện tại diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP của HTX là 11 ha với 20 hộ được chứng nhận. Chính vì vậy, HTX tìm được thị trường ổn định, 100% sản phẩm của các thành viên sản xuất được HTX thu mua bán cho các công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra “Thực hiện đề án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, HTX đã mạnh dạn đầu tư nhà màng sản xuất rau thủy canh với diện tích 500m2. Ngoài ra, HTX đầu tư máy gieo hạt và hệ thống lọc nước khoảng 150 triệu đồng, mua 3 xe tải vận chuyển rau đến 6 công ty, siêu thị và 2 cửa hàng của HTX (tại phường 2, TP.Tân An và chợ Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa) để tiêu thụ sản phẩm. Ông Dũng cũng thông tin thêm. Lợi thế của HTX là đa số thành viên đều có kinh nghiệm và hiểu rõ lợi ích của việc trồng rau an toàn, do đó, sản phẩm của HTX luôn được khách hàng ưa chuộng. Mặt khác, HTX cũng thường xuyên sinh hoạt định kỳ, trao đổi và thống nhất cách thức trồng trọt và lựa chọn loại rau màu để trồng, tránh trường hợp nhiều người trồng cùng một loại rau dẫn đến ứ đọng khó tiêu thụ”.
htx tc20231.jpg
Ảnh: Trụ sở HTX Rau an Toàn Phước Hòa, xã Phước Vân, huyện Cần Đước

Theo Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi: Đến ngày 31/12/2022 tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 225 HTX, trong đó 28 HTX ngưng hoạt động và 197 HTX hoạt động với hơn 7.000 thành viên, tổng vốn điều lệ khoảng hơn 204,9 tỷ đồng, quy mô diện tích hoạt động của HTX là hơn 20.700 ha. Trong năm 2022 thành lập mới 18 HTX số HTX giải thể trong năm là 06 HTX. Phân theo lĩnh vực hoạt động, toàn tỉnh HTX trồng trọt chiếm đa số 160 HTX, chăn nuôi 19 HTX, thủy sản là 13 HTX và dịch vụ tổng hợp 05 HTX. Trong năm 2022 các HTX đã được các sở ngành, đơn vị cấp tỉnh và địa phương hỗ trợ các nội dung: Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho 03 HTX, nâng tổng số HTX toàn tỉnh có nhãn hiệu là 58 HTX; 01 HTX đạt chứng nhận OCOP 03 sao đối với sản phẩm cải bẹ xanh và hành lá (HTX RAT Phước Hiệp, huyện Cần Giuộc), hiện có 03 HTX có sản phẩm OCOP, đều là rau; Hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và chuỗi cung ứng thực phẩm, năm 2022 hỗ trợ 08 HTX, hiện có 45 HTX có sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP, 15 chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm; mã số vùng trồng có 13 HTX đã được cấp mã số, và 21 HTX có mã vạch. 

Về kết quả sản xuất kinh doanh các HTX năm 2022: Nhìn chung, tình hình hoạt động các HTX nông nghiệp khởi sắc hơn so với năm 2021. Nhiều HTX đã đẩy mạnh cơ cấu sản xuất; áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn chất lượng (VietGap, hữu cơ…) và đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên do chi phí nhiên, nguyên liệu đầu vào tăng cao và thị trường tiêu thụ không ổn định ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, doanh thu và lợi nhuận các HTX nông nghiệp. 

Để phát triển Kinh tế hợp tác nói chung và HTX nông nghiệp phát triển rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự chủ động của các thành viên HTX để góp phần khẳng định tính hiệu quả của mô hình KTTT trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo kế hoạch đề ra. Có như vậy, HTX nông nghiệp mới trở thành chỗ dựa vững chắc của người nông dân./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL




10/02/2023 3:00 CHĐã ban hành
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữHỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 3/1/2023 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”.

ho tro ldn 2023.jpg
Ảnh: Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân – Giám đốc HTX Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng bên sản phẩm gạo trưng bày của HTX.
Đối tượng của Đề án

- HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành (nữ quản lý, điều hành là Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị HTX; Giám đốc, Tổng Giám đốc HTX, thành viên Ban kiểm soát); HTX tạo nhiều việc làm cho lao động nữ (trên 50% lao động HTX là nữ). Ưu tiên các HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ chế biến sâu, phát huy ngành nghề truyền thống, khôi phục văn hóa, khai thác tài nguyên bản địa.

- Nữ quản lý, điều hành của HTX; thành viên, người lao động trong HTX, tổ HT.

- Hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển KTTT, HTX, ưu tiên đối với các đối tượng phụ nữ: ở các vùng khó khăn, miền núi, dân tộc thiểu số; hộ nghèo, cận nghèo; khuyết tật, hoàn lương; nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục; di cư lao động không an toàn, công nhân mất việc làm trong các khu công nghiệp.

- Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Thời gian thực hiện: Đến năm 2030, trong đó chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: đến năm 2025 và giai đoạn 2: từ năm 2026 đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát  của Đề án nhằm phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên và người lao động trong HTX; nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX; phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ thành lập mới 750 hợp tác xã

Đề án phấn đấu đến năm 2030 củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho ít nhất 1.500 HTX, 10.000 tổ hợp tác (HT) được các cấp Hội hỗ trợ thành lập; tạo việc làm ổn định cho 30.000 thành viên, lao động nữ trong HTX, 100.000 lao động nữ trong tổ HT.

100% nữ quản lý của HTX được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX; đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động trong HTX, hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển KTTT, HTX.
Tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 750 HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ.

100% cán bộ Hội các cấp làm công tác hỗ trợ phát triển KTTT, HTX được tập huấn; ít nhất 90% cán bộ Hội các cấp được bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ tham gia phát triển KTTT, HTX.

Nội dung và nhiệm vụ trọng tâm của Đề án là tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về hỗ trợ phát triển KTTT, HTX; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, tư vấn, xây dựng các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp Hội về hỗ trợ, phát triển KTTT, HTX; tăng cường hợp tác quốc tế.
ho tro ldn 20231.jpg
Ảnh: Bà Nguyễn Thị Thanh Huệ - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Huệ, xã An Lục Long, Châu Thành, Long An kiểm tra thanh long trước khi xuất khẩu.

Thí điểm "Mỗi HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành là một tổ chức KTTT văn hóa, trách nhiệm cộng đồng"

Trong đó, Đề án triển khai đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, người đứng đầu, cơ quan, tổ chức, hội viên, phụ nữ và người dân về chính sách liên quan hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển KTTT, HTX; thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, việc làm và tham gia các hoạt động xã hội.

Tư vấn, hướng dẫn HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm lao động nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, lộ trình phát triển, mở rộng thành viên, tăng giá trị vốn góp điều lệ, doanh thu, lợi nhuận của các thành viên và HTX.

Tư vấn, hỗ trợ thành lập mới HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ gắn với sản xuất các sản phẩm chủ lực của từng vùng, từng địa phương, sản phẩm OCOP theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất cây, con đặc sản địa phương, tạo giá trị gia tăng.

Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh theo hình thức tổ HT, nhóm đồng sở thích do phụ nữ quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ.

Xây dựng mạng lưới các nữ lãnh đạo HTX; thí điểm sáng kiến "Mỗi HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành là một tổ chức KTTT văn hóa, trách nhiệm cộng đồng".

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hiện tại số lượng HTX có phụ nữ quản lý chiếm số lượng chưa tới 7% trên tổng số lượng HTX nông nghiệp toàn tỉnh. Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Long An triển khai thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra của Đề án.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



30/01/2023 4:00 CHĐã ban hành
Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Long Phụng: Hoạt động hiệu quả với mô hình trồng dưa lưới kết hợp đón khách thăm quanHợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Long Phụng: Hoạt động hiệu quả với mô hình trồng dưa lưới kết hợp đón khách thăm quan

Những ngày cuối tháng Chạp Âm lịch, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Long Phụng, xã Long Phụng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đang tất bật thu hoạch dưa lưới phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Trong các nhà màng, những dây dưa lưới trĩu quả, căng tròn đang được người lao động tất bật thu hoạch sau 75 – 80 ngày chăm sóc. Trong trang trại dưa lưới 1.500m2, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Long Phụng - Hứa Thanh Phú giống dưa lưới loại truyền thống và giống dưa lưới vàng Malaysia. Đặc biệt, để bắt kịp xu hướng người tiêu dùng, anh Phú còn vẽ thư pháp tài lộc trên dưa lưới vàng, tạo hình thỏi vàng gửi đến người dân thông điệp về sự may mắn, phát tài trong dịp năm mới. Đối với loại dưa lưới này, anh bán chưng tết với giá 450.000 đồng/cặp. Trên mỗi trái dưa lưới đều được dán mã QR để truy xuất nguồn gốc. Dưa lưới Long Phụng của anh đã được đăng ký sở hữu trí tuệ của Sở Khoa học - Công nghệ Long An. Đồng thời, anh còn đăng ký OCOP (mỗi xã một sản phẩm) với mong muốn dịp lễ, tết, Long An tổ chức các hoạt động hội chợ, nông sản sân nhà sẽ được khẳng định chỗ đứng.

dua luoi lp 2023.png
  Ảnh: Vườn dưa lưới của HTX Dịch vụ nông nghiệp Long Phụng

Anh Phú chia sẻ thêm: “Những ngày qua, hợp tác xã bắt đầu thu hoạch, chủ yếu là bán lẻ. Dưa thư pháp và thỏi vàng có thể chưng từ 10-15 ngày. Hiện nay, vườn đã nhận đơn đặt hàng của khách qua mạng xã hội với gần 100 cặp. Năm nay, chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng quy mô thêm 1.000m2. 

Ngoài việc cung cấp dưa lưới phục vụ thị trường.Vườn dưa lưới thủy canh của HTX đã đón khách vào thăm quan. Rất đông học sinh, sinh viên các trường tại Long An, TP.HCM xuống thăm, các gia đình có con nhỏ ở các huyện tại Long An cũng thoải mái thăm nhà màng trồng dưa, tự tay hái dưa, ăn thử và mua về làm quà. HTX không bán vé vào cổng. Anh Phú nói để chính việc tận mắt quan sát cách làm nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ và cho giá trị kinh tế cao sẽ truyền cảm hứng tích cực cho những người trẻ để có thể các em sau này cũng khởi nghiệp giống như anh hoặc những người trẻ thay đổi tư duy cách làm nông nghiệp của chính ông bà, cha mẹ mình giúp người nông dân không còn quá vất vả.
 
dua luoi lp 20231.png
Ảnh: Học sinh tham quan mô hình trồng dưa lưới tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Long Phụng

Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Giuộc: Mô hình trồng dưa lưới kết hợp đón khách thăm quan tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Long Phụng là mô hình mới, đạt hiệu quả trong thời gian qua. Trong thời gian tới, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hỗ trợ tạo điều kiện cho HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và thực hiện nhân rộng mô hình./.
Công Thương
Chi cục PTNT và TL



18/01/2023 4:00 CHĐã ban hành
Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thuận: Hợp tác xã sản xuất lúa đầu tiên của tỉnh được công nhận sản phẩm OCOPHợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thuận: Hợp tác xã sản xuất lúa đầu tiên của tỉnh được công nhận sản phẩm OCOP

Ngày 10/01/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng và cấp Giấy chứng nhận cho các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Trong Quyết định đã công nhận sản phẩm gạo ĐTM tím lài Vĩnh Thuận với chủ thể sản xuất là Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thuận đạt chứng nhận 3 sao.

Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình OCOP đối với việc phát triển của hợp tác xã trong tương lai, với lợi thế là HTX sản xuất lúa hướng VietGAP, hữu cơ và chức sản xuất theo hướng an toàn nhiều năm, năm 2022 HTX nông nghiệp Vĩnh Thuận đã đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm ở địa phương với sản phẩm gạo tím lài. Kết quả, sản phẩm tham gia được đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh, đạt mức phân hạng 03 sao. 

htx vinh thuan 2023.jpg
Ảnh: Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân – Giám đốc HTX nông nghiệp Vĩnh Thuận bên sản phẩm gạo trưng bày của HTX

Trao đổi về quá trình xây dựng sản phẩm OCOP gạo ĐTM tím lài Vĩnh Thuận, Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân- Giám đốc HTX chia sẽ: HTX Sản xuất nông nghiệp Vĩnh Thuận sản xuất trên diện tích 513 ha lúa, trong đó có 120 ha lúa giống, 50 ha lúa sản xuất theo hướng VietGAP và 5 ha lúa hữu cơ (gạo đỏ, gạo tím và gạo huyết rồng). Ngay từ đầu thành lập, HTX đã lựa chọn phát triển theo hướng hữu cơ và VietGAP bởi vì trải qua thời gian, ô nhiễm nguồn nước, đất không khí bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ( BVTV) và phân bón hóa học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh. Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận, sẽ lan truyền và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Điều đó khiến tăng năng suất, diệt dịch bệnh nhanh nhưng chất lượng sản phẩm nông nghiệp không bảo đảm, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đất đai bị thoái hóa. 

Chính vì vậy, muốn phát triển lâu dài, ít dịch bệnh, bảo đảm chất lượng an toàn nông sản để người tiêu dùng ưa thích là điều cần làm. Và phát triển theo hướng sạch, an toàn cũng là lựa chọn của các thành viên HTX. HTX áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Trong đó, sử dụng phân hữu cơ, trồng hóa quanh khu vực sản xuất để thu hút thiên địch, giảm lượng giống, phơi đất… là những biện pháp cơ bản giúp diện tích sản xuất của HTX ít bị dịch bệnh, không phải sử dụng thuốc BVTV, hoặc chỉ sử dụng trong điều kiện cho phép… Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để HTX xây dựng sản phẩm OCOP, Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân – Giám đốc HTX nói.

Anh Nguyễn Văn Bình (ngụ ấp Kinh Mới, xã Vĩnh Thuận) chia sẻ, các thành viên canh tác lúa hữu cơ dựa trên yếu tố phát triển môi trường bền vững, bảo đảm sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Vì vậy, việc cải tạo đất, quản lý cỏ dại và phòng trừ sâu, bệnh đều không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu hay diệt cỏ, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ. Trong quá trình canh tác, HTX hướng dẫn thành viên thả vịt và nuôi cá trên ruộng lúa để diệt sâu, rầy,... Bên cạnh đó, các phương pháp phòng trừ sâu, bệnh truyền thống như dùng thảo dược (ớt, tỏi, nấm xanh, nấm trắng, vôi bột,…) nhằm xua đuổi côn trùng, trồng hoa sinh thái thu hút các loài thiên địch cũng được áp dụng hiệu quả. Khi nghe tin HTX được công nhận sản phẩm OCOP gạo ĐTM tím lài Vĩnh Thuận bản thân tôi và các thành viên HTX khác vô cùng vui sướng, trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục tuân thủ theo các quy trình sản xuất lúa theo hướng VietGAP nhằm tạo ra các sản phẩm lúa, gạo sạch, an toàn.

htx vinh thuan 20231.jpg
Ảnh: Cánh đồng lúa tím lài của HTX nông nghiệp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng

Trao đổi về định hướng phát triển của HTX sau khai công nhận sản phẩm OCOP, Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân – Giám đốc HTX chia sẽ thêm: “Trong thời gian tới HTX sẽ chủ động quy hoạch vùng sản xuất lúa tím lài, thực hiện sản xuất lúa theo hướng VietGap, hữu cơ và thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững với các đối tác, doanh nghiệp. Đối với sản phẩm gạo ĐTM tím lài sau khi được công nhận, HTX sẽ sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in và dán trên bao bì của sản phẩm nhằm góp phần tạo điều kiện để sản phẩm của HTX có chỗ đứng vững trên thị trường, đặc biệt là tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An: HTX nông nghiệp Vĩnh Thuận là HTX sản xuất lúa đầu tiên của tỉnh được công nhận sản phẩm OCOP đối với sản phẩm lúa, gạo và là HTX thứ 04 của tỉnh được công nhận có sản phẩm OCOP. Trong thời gian tới, Sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm, để chương trình trở thành động lực kinh tế trọng tâm ở nông thôn. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới giống cây trồng, tiếp tục phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, chú trọng thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3-5 sao. Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã nhanh về số lượng, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát triển các loại hình hợp tác xã trong các lĩnh vực, chú trọng hợp tác xã nông nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh. Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản…/.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



17/01/2023 8:00 SAĐã ban hành
Hợp tác xã RAT Phước Hiệp: Hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo hướng sản xuất rau sạch, an toànHợp tác xã RAT Phước Hiệp: Hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo hướng sản xuất rau sạch, an toàn

Trong những năm qua, sản xuất rau sạch, an toàn đang có những chuyển biến sâu sắc tại huyện Cần Giuộc (Long An). Trong đó, điển hình là hợp tác xã rau an toàn Phước Hiệp (gọi tắt là HTX RAT Phước Hiệp), xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc.

HTX RAT Phước Hiệp là HTX điển hình của tỉnh về sản xuất rau VietGAP. Trên nền tảng được thành lập năm 2007, với tôn chỉ mục đích là chuyên sản xuất rau sạch, ngay từ thuở ban đầu, HTX đã thu hút được 110 thành viên và trên 60 hộ tham gia liên kết sản xuất với tổng diện tích canh tác gần 100 ha. Tuy so, với các HTX lĩnh vực lúa hay cây ăn quả thì diện tích trên không phải lớn, nhưng trong sản xuất rau sạch tại Long An thì chưa có HTX nào có thành viên đông, diện tích canh tác nhiều như vậy.
 
htx phuoc hiep 2023.png
Ảnh: Mô hình trồng cải bẹ xanh theo hướng hữu cơ tại HTX RAT Phước Hiệp

Có thể nói, trải qua nhiều khó khăn, đến nay HTX đã khẳng định vị thế với các dòng sản phẩm rau, củ, quả an toàn, chất lượng vượt trội. Minh chứng, HTX RAT Phước Hiệp là một trong những HTX rau an toàn đầu tiên trên địa bàn huyện Cần Giuộc được công nhận chuỗi an toàn thực phẩm và sản phẩm chứng nhận OCOP 03 sao. Nhờ bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm của HTX không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh mà còn có chỗ đứng vững chắc tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Với chất lượng tốt và an toàn, sản phẩm của HTX cũng được thu mua với giá ổn định cao hơn thị trường từ 2.000 – 3.000 đồng/kg.

Theo ông Trần Thanh Minh - Chủ tịch HĐQT HTX tâm sự, lúc đầu thành lập, do chưa có kinh nghiệm từ khâu vận hành tổ chức cho đến phân loại đầu vào, đầu ra HTX cũng té lên té xuống bầm dập. Sau nhiều lần thất bại, từ những kinh nghiệm trước và quyết tâm tiếp tục đứng lên, HTX mỗi ngày một lớn mạnh.

Nếu như lúc thành lập vốn điều lệ của HTX chỉ vỏn vẹn 50 triệu đồng, sau khi ăn nên làm ra, lợi nhuận cả tỷ đồng, tại đại hội thành viên gần đây đã thống nhất nâng lên 450 triệu đồng. Nhờ có vốn mạnh, hiện 30 nhân viên lao động thường xuyên gồm tổ sơ chế, tài xế, kế toán và ban lãnh đạo HTX đều có lương. Khi có nguồn lực, bất kể cuộc họp nào HTX cũng mạnh dạn chi tiền trà nước, 30 ngàn đồng/ người/ngày. Ngoài ra, trong các lễ cưới, tang lễ thân sinh phụ mẫu của hội viên, HTX cũng chi 800.000/suất. Một phần lợi nhuận thì xây dựng quỹ để thăm tặng quà dịp lễ tết và giúp vốn cho những thành viên khó khăn, nhờ vậy số lượng xin gia nhập HTX ngày một đông.

Chia sẻ bí quyết thành công của mình, ông Trần Thanh Minh cho biết thêm, để được như ngày hôm nay, quan trọng nhất là phải tập hợp những người đồng chí hướng, đoàn kết nội bộ, tiếp đến thẩm định đối tác đầu vào, đầu ra và đặc biệt cần có bản lĩnh khi ký kết và thương lượng hợp đồng đem lại càng nhiều lợi ích cho HTX và thành viên càng tốt.

Ngoài ra, thời điểm đó, khâu thẩm định đối tác còn yếu, đối tác tốt không ít, đối tác xấu cũng rất nhiều, có thời điểm, sau ký chốt được hợp đồng, hoàn tất giao hàng nhưng tới thời kỳ thanh toán họ trốn mất. Nhiều khi ký hợp đồng lớn, một đơn hàng của HTX có lúc lên đến mấy trăm triệu/ngày, kế toán lại không thu tiền được, phải mướn luật sư, rồi ra tòa phải mất rất nhiều thời gian và rất gian nan mới đòi lại được, thậm chí nhiều đơn phải mất trắng do không tìm ra địa chỉ, nhân thân đối tác.

Tương tự, khâu đầu vào cũng rất quan trọng bởi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, bởi đặc thù cây rau có thời gian canh tác ngắn, đối với các loại ăn lá từ khi trồng đến thu hoạch chỉ mất 20 ngày, hành lá 60 ngày, chỉ cần phân bón giả, kém chất lượng là cả vụ thất bại, không chỉ hao tốn tiền của, công sức mà còn không đủ lượng hàng cung ứng đối tác.

Nhờ sản xuất chuẩn, vùng nguyên liệu lớn, hiện đối tác về nhiều, các đối tác sẽ tự cạnh tranh với nhau. Đối với vật tư đầu vào, trước khi ký với đối tác nào, HTX nhận hàng mẫu, chỉ định 2-3 thành viên test thử, nếu hiệu quả không như cam kết sẽ loại ra. Đối với đầu ra, HTX RAT Phước Hiệp thương lượng làm sao giá cả phải tương xứng với rau sạch do HTX sản xuất.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Cần Giuộc: Giai đoạn 2021-2025, huyện Cần Giuộc đã chọn HTX RAT Phước Hiệp xây dựng mô hình điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây rau và từ đó nhân rộng. Đến nay, huyện có 31 hợp tác xã và 95 tổ liên kết sản xuất, trong đó có 10 hợp tác xã và 1 tổ hợp tác rau được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, các mô hình sản xuất rau sạch, an toàn ngày càng được mở rộng, nông dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng phân bón hữu cơ, xây dựng hệ thống tưới tự động, thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng nhà màng, nhà lưới, sản phẩm làm ra có chất lượng hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đảm bảo tính ưu việt về môi trường sinh thái…”./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



05/01/2023 4:00 CHĐã ban hành
HTX Phước Thịnh: Xây dựng sản phẩm OCOP trên cây rauHTX Phước Thịnh: Xây dựng sản phẩm OCOP trên cây rau

Xây dựng sản phẩm OCOP trên cây rau được xem là ‘chìa khóa’ giúp HTX Phước Thịnh (xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An) khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Đến thăm cánh đồng sản xuất rau sạch của HTX Phước Thịnh tại ấp Trong, xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc (Long An) chúng tôi cứ ngỡ đang đi trên cánh đồng rau ở trên Đà Lạt. Việc ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất, xây dựng các nhà màng, nhà lưới trồng rau san sát, thẳng  tắp. Mùa này là những mảng màu xanh mướt mắt của đủ các loại rau màu đang vào độ thu hoạch. Theo ông Đặng Duy Dũng, Giám đốc HTX Phước Thịnh, với lợi thế của vùng đất nằm gần cửa biển, tích tụ nhiều phù sa cổ, kể từ khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của chính quyền địa phương, ông đã nhanh chóng tập hợp, thu hút thành viên để thành lập HTX.

Ngay từ khi thành lập, HTX đã phát triển theo hướng an toàn, tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh môi trường, đảm bảo tạo ra những sản phẩm chất lượng cao để phục vụ thị trường. Ra đời năm 2012, HTX chỉ có vỏn vẹn 8 thành viên cùng diện tích canh tác chưa đến 3 ha, nhờ đi đúng hướng, đến nay HTX đã  lớn mạnh với 30 thành viên chính thức và hàng chục thành viên liên kết sản xuất trên diện tích 40 ha, đặc biệt 100% thành viên đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và 100% sản phẩm của thành viên của sản xuất đều được HTX thu mua cao hơn so với giá thị trường.
 
vuon rau htx 2023.jpg
Ảnh: Vườn trồng rau ăn lá của HTX Phước Thịnh, huyện Cần Giuộc

“HTX đã chuyển từ sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu sang sản xuất tập trung, xây dựng các vùng rau chuyên canh, ứng dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thay vì lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón như trước, hiện các thành viên HTX đã nắm chắc các nguyên tắc phòng trừ dịch hại an toàn, biết cách sử dụng thiên địch, thuốc trừ sâu sinh học chế từ tỏi, ớt… để trừ sâu bệnh, vừa gia tăng giá trị kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh thực phẩm”, ông Dũng chia sẻ.

Ông Đặng Duy Dũng cho biết thêm, các loại rau ăn lá, nhất là rau gia vị trồng tại huyện Cần Giuộc có mùi vị rất đặc trưng, nhờ sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp các cấp, hiện nay, nhóm rau ăn lá Phước Thịnh (rau diếp cá, tía tô, húng quế) đã được đánh giá và công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.

“Từ khi được công nhận đạt chuẩn OCOP, nhóm rau ăn lá của HTX Phước Thịnh ngày càng khẳng định được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời, đã vào được các hệ thống siêu thị, Bách Hóa Xanh… Để phát huy lợi thế, HTX hướng đến sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng, giữ vững sản lượng cung cấp cho khách hàng, đặc biệt, tiêu chí an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu”, ông Dũng phấn khởi nói.
 
vuon rau htx 20231.jpg
Ảnh: Rau thơm Phước Thịnh được đăng trên Diễn đàn kết nối nông sản an toàn của tỉnh Long An.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cần Giuộc, hiện toàn huyện có trên 1.800 ha chuyên canh rau, năng suất khoảng 22 tấn/ha/vụ, sản lượng ước trên 125.000 tấn/năm. Đây là một trong những lợi thế để xây dựng sản phẩm OCOP. HTX Phước Thịnh được chọn xây dựng điển hình về cây rau đang phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng thương hiệu rau an toàn của địa phương. Điều đáng ghi nhận của HTX là đã liên kết tiêu thụ với các siêu thị, bếp ăn tập thể của doanh nghiệp, trường học trong và ngoài tỉnh với số lượng rau cung ứng khoảng 7 tấn/ngày. HTX còn có chính sách thu mua nông sản của thành viên với giá cao hơn thương lái để bảo đảm đầu ra ổn định cho người nông dân, đã tác động lớn đến sự "thay da đổi thịt" của vùng đất này. 

“Điểm thuận lợi nhất đối với các sản phẩm này là sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, cơ bản bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm, một số sản phẩm đã được chế biến, đóng gói, có bao bì... Việc xây dựng thương hiệu rau Cần Giuộc là điều cần thiết để phát triển bền vững ngành hàng này tại địa phương. Để thực hiện được mục tiêu đó, huyện Cần Giuộc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của những người tham gia công tác quản lý, HTX cũng như người sản xuất về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu rau Cần Giuộc”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An: Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 5077/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Long An giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Long An xác định Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Đề án OCOP là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị. Cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đóng vai trò kiến tạo, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... để phát triển thành các sản phẩm OCOP của tỉnh. Những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh gồm có: Gạo, chanh, thanh long, khóm, rau màu. Hiện nay, tỉnh đã có 57 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, trong đó 26 sản phẩm đạt 4 sao và 31 sản phẩm đạt 3 sao. Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có trên 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Cũng theo Sở Nông nghiệp và PTNT Long An: Xây dựng sản phẩm OCOP là chương trình hiệu quả, thiết thực với người dân, góp phần đưa sản phẩm đặc trưng, có tiềm năng, thế mạnh của địa phương đến với thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Việc này rất quan trọng với Long An khi ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại của tỉnh đang trong giai đoạn phát triển, thị trường tiêu thụ nhỏ, nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nhưng chưa được nhiều người biết đến. Chương trình OCOP không chỉ giúp địa phương giải quyết vấn đề giảm nghèo, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân mà còn xây dựng mối liên kết, phát triển kinh tế cộng đồng.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



19/12/2022 2:00 CHĐã ban hành
 Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, HTX lĩnh vực nông nghiệp trong xây dựng nông mới Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, HTX lĩnh vực nông nghiệp trong xây dựng nông mới
Kinh tế tập thể nói chung, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng đã và đang giúp cho người nông dân nâng cao thu nhập trên từng đơn vị diện tích ngày càng bền vững hơn.

Sản xuất chủ động hơn

Hiện nay, các ngành chức năng tỉnh Long An đang tập trung tổ chức cho người nông dân sản xuất đi theo quỹ đạo mô hình HTX, chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Tại HTX Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại nông nghiệp Hương Trang (huyện Mộc Hoá) hiện có 169 thành viên, canh tác hơn 500 ha lúa. Phương thức tổ chức sản xuất của HTX là tổ chức họp các thành viên trong HTX định hàng tháng để triển khai phương án sản xuất, thống nhất mùa vụ xuống giống đồng loạt, cùng trồng một giống lúa, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như lịch bơm tưới vào từng thời điểm cho phù hợp. Nói về đầu ra sản phẩm, Ông Trần Văn Sữa, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho hay: “Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc HTX làm cầu nối ký kết hợp đồng với Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Ngọc Lợi, Công ty Đại Tài,... Sau đó giữa nông dân và doanh nghiệp cũng phải ký hợp đồng thỏa thuận thu mua nên giá sản phẩm luôn ổn định và cao hơn giá thị trường từ 300 - 500 đồng/kg và không lo thương lái ép giá”.

Còn Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc HTX Mỹ Thạnh (huyện Thủ Thừa) cũng cho biết: Hiện tại HTX cung cấp 10-15 tấn rau, củ quả cho các chuỗi cửa hàng, siêu thị lớn tại TP.HCM nên việc tổ chức sản xuất cũng chủ động hơn. Các thành viên đều phấn khởi vì đã tính được lợi nhuận ngay khi bắt tay vào vụ sản xuất. Việc ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử đã giúp HTX xóa bỏ hoàn toàn mọi rào cản về khoảng cách không gian và thời gian trong kinh doanh. Nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến, lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
 
kttt ntm 2023.png
Ảnh: HTX Mỹ Thạnh thực hiện xúc tiến thương mại, quản bá sản phẩm của HTX

Giám đốc HTX Nông nghiệp Sản xuất, Thương mại Dịch vụ Phước Thịnh (huyện Cần Giuộc) Đặng Duy Dũng chia sẻ: Sản phẩm của HTX đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, giúp mở rộng được kênh tiêu thụ. Thông qua đó, HTX nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Nhờ đó, đã chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất đã nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho các thành viên.
 
kttt ntm 20231.jpg
Ảnh: Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng – Võ Văn Thưởng tham quan cơ sở sơ chế rau của HTX Nông nghiệp Sản xuất, Thương mại Dịch vụ Phước Thịnh (huyện Cần Giuộc).

Theo Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản Long An cho biết: Việc liên kết sản xuất theo mô hình HTX gắn với bao tiêu sản phẩm nông sản đã nâng cao được giá trị trên từng diện tích, tăng thu nhập trong từng nông hộ trong việc xây dựng NTM. Giải pháp trong thời gian tới là ngành nông nghiệp đang tập trung tư vấn, hỗ trợ HTX, khuyến khích chuyển dịch, tái cơ cấu lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với liên kết vùng nguyên liệu tập trung và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp có đủ năng lực về vốn, quản lý tham gia đầu tư, liên kết cùng các HTX để hỗ trợ nông dân chuyển giao ứng dụng KH-CN mới và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp trong xây dựng NTM.

Nhiều giải pháp củng cố, phát triển HTX nông nghiệp

Tới thời điểm 12/2022, Long An hiện có 227 HTX nông nghiệp, trong đó ngưng hoạt động là 30 HTX. Phân loại  theo lĩnh vực hoạt động của 197 HTX đang hoạt động như sau: HTX trồng trọt là 160 HTX, chăn nuôi 19, nuôi thủy sản là 13, tổng hợp là 05 HTX. Tổng vốn điều lệ các HTX là hơn 205,5 tỷ đồng với tổng số lượng thành viên hơn 7.000 người. Diện tích sản xuất hơn 20.600 ha.

Liên hiệp HTX: Toàn tỉnh có 05 LH HTX , trong đó: 01 Liên hiệp HTX hoạt động hiệu quả, 01 liên hiệp HTX đang đi vào hoạt động, 01 liên hiệp HTX đang tiến hành tổ chức hoạt động và 02 LH HTX ngưng hoạt động, lũy kế số lượng LH HTX thành lập mới tới thời điểm 12/12/2022 là 01 LH HTX. Tổng vốn điều lệ các LH HTX là 4.200 triệu đồng với 20 thành viên là các HTX trong tỉnh.

Kinh tế tập thể, HTX lĩnh vực nông nghiệp ở Long An đã phát huy được hiệu quả, đóng góp tích cực trong xây dựng NTM và quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Theo Liên minh HTX Long An, hiện nay các HTX lĩnh vực nông nghiệp khó tiếp cận được các nguồn vốn hỗ trợ do không đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên chưa thể mở rộng quy mô sản xuất. Cách thức hoạt động của HTX còn mang tính rời rạc, chưa liên kết để tận dụng thế mạnh của từng HTX tạo nên vùng sản xuất tập trung, chủ lực. Kinh tế tập thể, HTX vẫn yếu thế so với loại hình kinh tế khác, năng lực cạnh tranh thấp nên chưa thu hút được đông đảo nông dân và các đối tác tin tưởng tham gia. Công việc của HTX chưa thật sự hấp dẫn, thu nhập thấp nên khó thu hút cán bộ chuyên môn có năng lực tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại HTX. Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm tới công tác lãnh, chỉ đạo kinh tế tập thể, HTX nhất là ở cấp huyện, xã. Một số HTX chưa có trụ sở làm việc, chưa mở rộng các hoạt động, lợi ích kinh tế mang lại cho các thành viên chưa nhiều. Tại một số nơi, thành viên tham gia mang tính hình thức, chưa phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động cũng như công tác kiểm tra, giám sát HTX. Để nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, Liên minh HTX Long An tiếp tục phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện củng cố lại HTX yếu kém, tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ xây dựng mô hình điểm và giải thể các HTX hoạt động cầm chừng, ngừng hoạt động. Thành lập các mô hình KTTT phù hợp từng địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động và nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, thành viên các HTX nông nghiệp về năng lực quản trị, xây dựng và thực hiện hiệu quả phương án sản xuất, kinh doanh, kiến thức tiếp cận thị trường,.... Để KTTT, HTX phát triển đúng vai trò trong nền nông nghiệp hiện đại rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự chủ động của các thành viên HTX để góp phần khẳng định tính hiệu quả của mô hình KTTT trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo kế hoạch đề ra.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết, thời gian qua, việc xây dựng và phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là HTX nông nghiệp tạo chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong việc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả KTTT thì cần phải đẩy mạnh hỗ trợ, giúp sức của Nhà nước và xã hội, HTX nông nghiệp phải ứng dụng nhanh, hiệu quả khoa học - công nghệ tiên tiến. Để kinh tế tập thể phát triển bền vững thì HTX nông nghiệp phải đóng vay trò nòng cốt, làm đầu mối hợp tác, liên kết sản xuất để góp phần hình thành các chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhiều chủ thể tham gia,…phải chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lại các vùng sản xuất theo hướng phát triển những cây, con có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ đang được ngành nông nghiệp tập trung thực hiện, tạo mọi điều kiện để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, chế biến sâu với các mặt hàng nông sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, qua đó quảng bá nông sản của Long An cả thị trường trong và ngoài nước./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



15/12/2022 2:00 CHĐã ban hành
Sức bật nông nghiệp Long An từ sản xuất ứng dụng công nghệ caoSức bật nông nghiệp Long An từ sản xuất ứng dụng công nghệ cao

Với Đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Long An đã ưu tiên nguồn lực triển khai hàng loạt mô điểm, qua đó làm hạt nhân lan tỏa nông nghiệp hiện đại.

Hàng loạt mô hình điểm ứng dụng công nghệ cao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, qua thời gian, triển khai Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp (gọi tắt là Đề án), nông dân, HTX, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng KH-KT, công nghệ cao (CNC) vào sản xuất. 
 
so hoa cnc 2023.jpg
Ảnh: Ứng dụng CNC trong sản xuất rau tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

*Đối với cây lúa: Năm 2022, tỉnh đã xây dựng vùng lúa ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đã triển khai thực hiện 6 mô hình vụ Hè thu tại: HTX NN Hưng Thành (xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng), quy mô thực hiện 150 ha/22 hộ; HTX NN Tuyên Bình Tây (xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng): quy mô thực hiện 400 ha/49 hộ; HTX DV, SX và Thương mại Hương Trang (xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa): quy mô thực hiện 400 ha; HTX NN Phát Lộc ( xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh): quy mô thực hiện 150 ha/17 hộ; HTX Nông nghiệp Long Thuận - Thủ Thừa (xã Long Thuận, huyện Thủ Thừa): quy mô thực hiện  100 ha/ 20 hộ; HTX DV SX TM Nông nghiệp 4.0 (xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa): quy mô thực hiện 100 ha/14 hộ); Xây dựng mô hình điểm: Vụ Hè Thu 2022 thực hiện 1 mô hình điểm huyện Tân Thạnh với diện tích 50 ha/25 hộ.

Diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án là 15.881,6 ha/7.015 ha kế hoạch năm 2022, đạt 226,4% so với kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án là 50.120,1 ha/60.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 83,53% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025

*Đối với cây rau: Năm 2022, đã phối hợp địa phương hỗ trợ vật tư (phân hữu cơ, chế phẩm, thuốc sinh học) cho người dân tham gia các mô hình ứng dụng công nghệ cao thuộc vùng Đề án (02 mô hình điểm, 03 mô hình nhân rộng). Tổ chức 03 cuộc Hội nghị tập huấn nhân rộng mô hình với 90 nông dân tham gia.

Diện tích rau ứng dụng công nghệ cao là 1.839,84 ha/1.832 ha kế hoạch năm 2022, đạt 100,4% so với kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, có 1.839,84 ha/2.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 92% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025.
*Đối với cây thanh long: 

Xây dựng mô hình điểm: Mô hình do tỉnh thực hiện, đã tiến hành tập huấn cho nông dân, phối hợp các đơn vị kiểm tra giao nhận vật tư cho nông dân của 03 mô hình điểm tại các xã Vĩnh Công (huyện Châu Thành), xã Quê Mỹ Thạnh (huyện Tân Trụ) và xã Bình Tâm (Thành phố Tân An). Phối hợp địa phương hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán cho các mô hình trên…

Diện tích thanh long ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án là 755 ha/756 ha KH năm 2022, đạt 99,9% kế hoạch. Luỹ kế thực hiện, diện tích thanh long ứng dụng công nghệ cao là 4.067,2 ha/6.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 67,78% hoạch giai đoạn 2021-2025

*Đối với cây chanh: Xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh tại huyện Bến Lức: Tập huấn đầu vụ xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh tại huyện Bến Lức (HTX DVNN Thạnh Hòa, quy mô vùng chanh 10 ha). Nội dung tập huấn: Các chính sách về công nghệ cao trên cây chanh,  bay phun thuốc không người lái, Quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng gắn với yêu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp, HTX,...Xây dựng mô hình điểm, nhân rộng mô hình (MH) chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: Tập huấn đầu vụ 02 mô hình tại (HTX SX DV Nông nghiệp Thuận Bình - Thạnh Hóa và Thủ Thừa, với diện tích 20 ha). Nội dung tập huấn: Hỗ trợ phân bón hữu cơ vi sinh, Quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng gắn với yêu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp, HTX…

so hoa cnc 20231.jpg 
Ảnh: Ứng dụng Drone (máy bay không người lái) vào trong phun xịt thuốc trên cây chanh.

Diện tích chanh ứng dụng công nghệ cao là 177 ha/585 ha kế hoạch năm 2022, đạt 30,2% kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, có 382.6 ha/3.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 12,7% so với KH giai đoạn 2021-2025.

*Đối với con bò thịt: Xây dựng mô hình điểm chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao: Tổ triển khai phối hợp với địa phương triển khai xây dựng 03 mô hình điểm chăn nuôi bò thịt ƯDCNC trong năm 2022, cụ thể: Mô hình ông Nguyễn Thanh Toàn (xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ): Đã mua 12 con bò cái sinh sản; HTX Bình Thạnh (ấp Bà Phổ, xã Bình Thành, huyện Thủ Thừa): Đã mua 17 con bò cái sinh sản; Mô hình ông Huỳnh Thanh Tuấn (ấp 1, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ): Đã mua 10 con bò cái sinh sản...

*Đối với con tôm: Triển khai thực hiện tại 03 hộ nuôi ở các huyện vùng Đề án với tổng diện tích thực hiện là 1,13 ha (gồm diện tích ao ương 0,68 ha và diện tích ao nuôi 0,45 ha), tổng sản lượng tôm thu hoạch 19.462 kg, trong đó: Huyện Cần Đước: Diện tích 0,3 ha (diện tích ương 0,2 ha, diện tích nuôi 0,1 ha), sản lượng tôm thu hoạch 2.970 kg; huyện Châu Thành: Diện tích 0,38 ha (diện tích ương 0,23 ha, diện tích nuôi 0,15 ha), sản lượng tôm thu hoạch 7.992 kg; huyện Tân Trụ: Diện tích 0,45 ha (diện tích ương 0,25 ha, diện tích nuôi 0,2 ha), sản lượng tôm thu hoạch 8.500 kg.

Diện tích tôm ứng dụng công nghệ cao là 18,08 ha/13,5 ha kế hoạch năm 2022, đạt 133,9% kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, có 28,08 ha/100 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 10% kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Long An, các sở, ngành, địa phương đã chủ động phối hợp triển khai các mô hình điểm, mô hình nhân rộng trên địa bàn và phân bổ kinh phí đầu tư các hạng mục công trình; hỗ trợ sản xuất, kết nối, liên kết tiêu thụ nông sản, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh Long An phát triển bền vững, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, hiệu quả cao.

Các HTX điểm, điển hình cũng đã phát huy tốt vai trò cầu nối liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho thành viên, doanh thu cho HTX, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nhiều HTX tham gia tích cực vào quá trình thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...

Số hóa sản xuất, tiêu thụ nông sản

Ngoài khuyến khích xây dựng các mô hình ứng dụng CNC, các địa phương cũng vận động nông dân áp dụng công nghệ từng phần như tưới tiết kiệm, sử dụng giống mới có năng suất chất lượng cao, kháng sâu bệnh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giúp người dân tiếp cận và hiểu được lợi ích của CNC vào sản xuất.

Long An cũng chú trọng ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu; các chuỗi sản xuất nông sản an toàn; quản lý các chỉ dẫn địa lý; áp dụng thiết bị bay không người lái; ứng dụng công nghệ số để thực hiện quan trắc tự động, theo dõi giám sát tự động mực nước, độ mặn; ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin để tự động hóa một số khâu trong quy trình sản xuất chăn nuôi... bảo đảm nhanh chóng, chính xác, minh bạch.

Để giúp nông dân ổn định đầu ra, tìm kiếm thêm thị trường, thời gian qua, ngành nông nghiệp Long An đã tập trung các giải pháp phối hợp với địa phương xây dựng, tổng hợp những nông hộ, HTX có nhu cầu tiêu thụ nông sản, những sản phẩm chủ lực... để đưa lên sàn giao dịch điện tử.

Cụ thể, đã cập nhật thông tin 24 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tỉnh, 31 sản phẩm OCOP tỉnh Long An; cập nhật danh sách 867 cơ sở được cấp giấy đủ điều kiện ATTP để đưa vào vận hành sàn giao dịch điện tử nông sản an toàn của tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn tạo lập dữ liệu vùng trồng thanh long để đưa lên bản đồ số phục vụ cho tra cứu thông tin tại xã Dương Xuân Hội (huyện Châu Thành) và đưa vào vận hành hệ thống kết nối cung cầu nông sản an toàn tỉnh Long An.

Về những khó khăn khi triển khai Đề án trong bối cảnh hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đánh giá hiện nay, giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng cao, trong khi tình hình tiêu thụ nông sản vẫn gặp nhiều khó khăn, sức mua thị trường nội địa giảm, thị trường xuất khẩu bị hạn chế... Mặt khác, việc đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, trong khi khả năng của người dân còn hạn chế. Đặc biệt, trên cây thanh long, do tình hình tiêu thụ thanh long gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ trồng thanh long phá bỏ, không tái đầu tư vốn để sản xuất hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác nên việc vận động tham gia các mô hình gặp nhiều hạn chế./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



12/12/2022 10:00 SAĐã ban hành
Các hợp tác xã nông nghiệp tăng cường hoạt động chuyển đổi sốCác hợp tác xã nông nghiệp tăng cường hoạt động chuyển đổi số

Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại được xem là giải pháp tối ưu cho việc tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã (HTX). Bắt kịp xu hướng đó, các HTX trên địa bàn tỉnh tăng cường chuyển đổi số để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị sản phẩm.
 
htx tang cuong 2023.jpg
Ảnh: Tem truy suất nguồn gốc của HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa.

Những năm gần đây, kinh tế tập thể ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn quy mô, đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện nhiều HTX tích cực áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để thay đổi cách thức vận hành, mô hình sản xuất, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Đặc biệt, các HTX còn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn TMĐT như Shopee, Sendo, Tiki, Voso, Postmart,...

htx tang cuong 20231.jpg 
Ảnh: Website giới thiệu sản phẩm nông sản của Hợp tác xã Nông nghiệp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa

Giám đốc HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh (xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa) - Nguyễn Quốc Cường cho biết, HTX chuyên sản xuất các loại rau, củ, quả như khổ qua, bầu, bí, dưa leo, đậu bắp, đậu đũa, mướp,... theo tiêu chuẩn VietGAP. Thời gian qua, HTX không chỉ tích cực tìm hiểu và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất mà còn mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin trong khâu quản lý, bán hàng và quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, HTX phối hợp các sở, ngành liên quan đưa các sản phẩm của HTX lên các sàn TMĐT để tìm đầu ra ổn định.

Còn tại HTX Nông nghiệp sản xuất thương mại dịch vụ Phước Thịnh (xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc), các thành viên HTX đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, không ngừng học hỏi, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh. Giám đốc HTX Nông nghiệp sản xuất thương mại dịch vụ Phước Thịnh – Đặng Duy Dũng cho biết: “Hiện nay, các sàn TMĐT được xem là thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng. Thông qua sàn TMĐT, HTX và nông dân được tiếp cận trực tiếp thị trường, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất đáp ứng theo yêu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân”.
 
htx tang cuong 20232.jpg
Ảnh: Sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phước Thịnh được bán trên sàn thương mại điện tử của tỉnh

Cuối tháng 10/2022, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh phối hợp Cục Xúc tiến thương mại tổ chức khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển kinh tế tập thể và HTX với những nội dung hết sức hữu ích, giúp nâng cao năng lực chuyển đổi số cho các HTX trên địa bàn tỉnh. Nội dung khóa tập huấn tập trung hướng dẫn cho các HTX: Khâu chuẩn bị, tạo tài khoản để tham gia kinh doanh trên các sàn TMĐT; cách khởi tạo gian hàng, đưa sản phẩm lên gian hàng và theo dõi đơn hàng; cách chụp ảnh, xây dựng nội dung giới thiệu sản phẩm; cách thức gói, vận chuyển bảo đảm chất lượng sản phẩm; truyền đạt thông tin về sản phẩm với khách hàng trên môi trường số thông qua hoạt động livestream.

Theo đại diện Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin (Cục Xúc tiến thương mại), chuyển đổi số đối với HTX là quá trình ứng dụng công nghệ số và sử dụng cơ sở dữ liệu làm thay đổi mô hình kinh doanh nhằm giảm chi phí, tiếp cận tối đa khách hàng, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích cho thành viên.

Hiện nay, có rất nhiều HTX thành công nhờ sử dụng nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản trị dữ liệu bằng các tệp máy tính có định dạng, trao đổi thông tin, quản trị hoạt động đầu vào, đầu ra, truy xuất thông tin, nguồn gốc sản phẩm; sử dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động thanh toán;...

Theo Bà Đinh Thị Phương Khanh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Để thúc đẩy, nâng cao năng lực chuyển đổi số của các HTX, ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển HTX cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác các cấp, cán bộ chủ chốt và thành viên của HTX. Đồng thời, tăng cường phối hợp các sở, ngành để đưa sản phẩm của các HTX lên các sàn TMĐT lớn. Song song đó, các HTX cần chủ động phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển kinh tế tập thể, HTX theo hướng hiện đại, bền vững./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



08/12/2022 9:00 SAĐã ban hành
Nhiều cơ chế chính sách và hướng dẫn xây dựng nông thôn mới được ban hànhNhiều cơ chế chính sách và hướng dẫn xây dựng nông thôn mới được ban hành

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Long An đến cuối năm 2025 là có 10 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó 02 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, một huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 142/161 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 65 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 12 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp để tăng tốc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, trong đó việc kịp thời ban hành các cơ chế chính sách và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện là giải pháp quan trọng.
 
co che ntm 2023.jpg
Huyện Châu Thành triển khai Bộ tiêu chí NTM gai đoạn 2021-2025

Năm 2021 và 2022, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh Long An đã ban hành 13 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, làm cơ sở để các ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình. Riêng năm 2022, tỉnh đã ban hành 09 văn bản. Trong đó có Bộ tiêu chí NTM, NTM nâng cao cấp huyện, cấp xã; bộ tiêu chí ấp nông thôn mới; kế hoạch phân bổ vốn thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (vốn do Trung ương và tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình),…

Tính đến 30/11/2022, Long A đã có 116/161 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ công nhận thêm 4 xã NTM, nâng số xã được công nhận đạt chuẩn NTM của tỉnh lên 120 xã, chiếm 74,5% số xã toàn tỉnh; có 28 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 112,5% so với kế hoạch năm 2022.

Cấp huyện, đã có 4/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (gồm: Châu Thành, huyện Tân Trụ, Tân An và thị xã Kiến Tường), đạt 100% kế hoạch năm 2022. Đối với huyện Cần Đước: Đến nay đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 05 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và cơ bản đủ điều kiện để công nhận huyện đạt chuẩn NTM; huyện Châu Thành: Đã có 100% các xã đạt chuẩn NTM, 11/12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và cơ bản đủ điều kiện để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Tỉnh và huyện đang hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để trình Trung ương công nhận huyện Cần Đước đạt chuẩn NTM, huyện Châu Thành đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2023.
 
co che ntm 20231.jpg

Có thể nói, các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh được ban hành đúng theo quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình của các cấp, các ngành trong tỉnh. Các cơ chế, chính sách thực hiện xây dựng NTM của tỉnh đã có sự tập trung ưu tiên về nguồn vốn cho những xã khó khăn và xã đạt chuẩn theo lộ trình giai đoạn 2021-2025 để giảm sự chênh lệch phát triển giữa các xã và đảm bảo mục tiêu xây dựng NTM đã đề ra.

Bên cạnh đó, trong triển khai xây dựng NTM của các ngành, các cấp trong tỉnh đã thực hiện các mô hình như: “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng NTM”, “Tuyến đường xanh, sạch, đẹp”, mô hình phân loại rác tại nguồn và khuyến cáo không sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của hội phụ nữ; mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự”, “Camera quan sát an ninh, trật tự”, “Đội honda khách phòng, chống tội phạm”, “Đội dân phòng xung kích bảo vệ an ninh, trật tự biên giới” của Hội cựu chiến binh; phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng; mô hình  “ánh sáng an ninh” và nhiều cá nhân, tổ chức hiến đất, vật tư cho xây dựng NTM,…

Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao được áp dụng  như: Mô hình chăn nuôi bò, mô hình trồng rau an toàn, mô hình trồng chanh, mô hình trồng cây ăn trái vùng Đồng Tháp Mười,…đang giúp người dân nâng cao thu nhập.
 
co che ntm 20232.jpg
Trồng rau an toàn tại huyện Cần Đước

Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng, trong đó đặc biệt là đã từng bước khơi dậy được sự tham gia đóng góp của người dân và doanh nghiệp để phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM với vai trò là chủ thể.

Năm 2022, toàn tỉnh Long An ước huy động được khoảng 40.094 tỷ đồng để thực hiện chương trình, trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp: 264,4 tỷ đồng, chiếm 0,7%; ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp: 150 tỷ đồng, chiếm 0,4%.; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 1.985 tỷ đồng, chiếm 5%.; vốn huy động từ doanh nghiệp và người dân: 560,6 tỷ đồng, chiếm 1,4%; vốn tín dụng: 37.134 tỷ đồng, chiếm 92,6%.

Xây dựng NTM đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ và từng bước theo hướng hiện đại; các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung được hình thành và ứng dụng công nghệ cao bước đầu có hiệu quả; chất lượng nông sản ngày càng tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu, ý thức hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đã được nâng lên, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 15,6 triệu đồng năm 2010 lên trên 65 triệu đồng năm 2022; các thiết chế văn hoá-giáo dục-y tế ngày càng được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân nông thôn./.

Anh Nhung
Chi cục PTNT và TL



05/12/2022 3:00 CHĐã ban hành
Trung ương kiểm tra giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương kiểm tra giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới

Ngày 29/11, Đoàn kiểm tra giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương do bà Cao Xuân Thu Vân -Phó Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn đã đến làm việc tại tỉnh Long An. Ông Nguyễn Minh Lâm - Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh cùng các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn.
 
Để nắm rõ tình hình và kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh, Đoàn kiểm, tra giám sát của Trung ương đã đi khảo sát thực tế tại xã Tân lập huyện Tân Thạnh và nghe Ban Chỉ đạo tỉnh báo cáo kết quả cũng như các khó khăn vướng mắc trong xây dựng NTM của tỉnh.
Tính đến nay, tỉnh Long An đã có 116/161 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 72% số xã toàn tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ công nhận thêm 4 xã NTM, nâng số xã được công nhận đạt chuẩn NTM của tỉnh lên 120 xã, chiếm 74,5% số xã toàn tỉnh, đạt 101% kế hoạch trung ương giao (Trung ương giao tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM đến cuối năm 2022 là 73,9%, khoảng 119 xã); 28 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm 17,4% số xã toàn tỉnh, đạt 112,5% so với kế hoạch năm 2022 và 4/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (gồm: Châu Thành, huyện Tân Trụ, Tân An và thị xã Kiến Tường), đạt 100% kế hoạch năm 2022.

tu kiem tra ntm 2023.jpg

Khu vực nông thôn đã có bước phát triển rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ và từng bước theo hướng hiện đại; các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung được hình thành và ứng dụng công nghệ cao bước đầu có hiệu quả; chất lượng nông sản ngày càng tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu, ý thức hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đã được nâng lên, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 15,6 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 65 triệu đồng năm 2022; các thiết chế văn hoá-giáo dục-y tế ngày càng được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân nông thôn. Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng, trong đó đặc biệt là đã từng bước khơi dậy được sự tham gia đóng góp của người dân và doanh nghiệp để phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM với vai trò là chủ thể.

Bên cạnh kết quả đạt được, xây dựng NTM của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, bất cập: Tiềm năng của nông nghiệp và nông thôn vẫn chưa được nhận diện đúng mức, nhất là tiềm năng về không gian sinh thái, giá trị văn hoá bản địa... để tạo nên bản sắc riêng của nông thôn từng vùng, do đó chưa khai thác hiệu quả tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn; Tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ nông sản chưa đồng bộ; tỷ lệ nông sản được sản xuất theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế còn rất hạn chế; một số giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp chưa được gìn giữ và khai thác hiệu quả; các tệ nạn xã hội như: Ma túy, cờ bạc, trộm cắp… vẫn còn diễn biến phức tạp ở nông thôn.
 
tu kiem tra ntm 20231.jpg
Đoàn tham qua mô hình trông cây ăn trái tại xã Tân lập

Để khắc phục các khó khăn trong triển khai thực hiện và đạt mục tiêu xây dựng NTM đã đề ra, Ban Chỉ đạo tỉnh đã kiến nghị Đoàn đề nghị Chính phủ một số vấn đề như: “Chỉ đạo thống nhất trong cả nước về tổ chức Bộ máy tham mưu, thực hiện Chương trình từ tỉnh đến xã, ấp; ban hành quy định thống nhất về hệ số phụ cấp kiêm nhiệm cho lực lượng cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM ở các cấp; bổ sung nội dung chi và mức chi cho “Công tác theo dõi, đánh giá bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” vào Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và đề nghị các Bộ, ngành Trung ương có hướng dẫn bổ sung một số chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao; huyện NTM/ NTM nâng cao như: Chỉ tiêu “Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, cấp độ 2”, thuộc tiêu chí số 5, quy định về tỷ lệ hỏa táng người chết thuộc tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao. Hướng dẫn bổ sung chỉ tiêu “Có khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoặc cụm ngành nghề nông thôn” thuộc tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí huyện NTM và huyện NTM nâng cao,..”.

Bà Cao Xuân Thu Vân - Trưởng đoàn kiểm tra giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương đánh giá cao kết quả xây dựng NTM của tỉnh trong thời gian qua và ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của tỉnh với Trung ương về những khó khăn, bất cập trong xây dựng nông thôn mới./.

Anh Nhung
Chi cục PTNT và TL



02/12/2022 2:00 CHĐã ban hành
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kiến Bình: Phát triển thương hiệu gạo tímHợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kiến Bình: Phát triển thương hiệu gạo tím


Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Kiến Bình (ấp Đá Biên, xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) được thành lập vào năm 2016 với 59 thành viên sản xuất 150ha lúa, trong đó có 50 ha sản xuất hoàn toàn theo hướng hữu cơ với sản phẩm lúa tím. Những năm qua, HTX từng bước vượt khó, ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường với mặt hàng gạo tím.
 
htx gao tim 2022.jpg
Ảnh: Sản phẩm gạo tím, nếp tím của Hợp tác xã DVNN Kiến Bình 

Từ niềm đam mê học hỏi

Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm ngành Bảo vệ thực vật (BVTV), chàng kỹ sư trẻ Dương Hoài Ân tưởng chừng đã “an phận” với công việc kinh doanh, cung ứng các mặt hàng thuốc BVTV cho các đại lý và người dân. Nhưng rồi trong một lần tình cờ về Sóc Trăng chơi, anh Ân biết đến loại gạo tím. Ý tưởng mang giống lúa mới này về quê hương Kiến Bình được ấp ủ và anh Ân bắt tay vào thực hiện. Nhờ ưu thế về mặt thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, hạt gạo tím Kiến Bình khi nấu chín có độ dẻo, săn, mang hương thơm đặc trưng; đồng thời chứa hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội so với các loại gạo thông thường. Gạo tím hiện nay được xem là loại gạo thảo dược, có hàm lượng Vitamin nhóm B, Canxi, Magie, Omega 3-6-9 cao, có lợi cho sức khỏe, giảm các bệnh về tim mạch, tiểu đường, xương khớp. Sản phẩm có lợi cho những người ăn kiêng, người bị huyết áp, người bệnh tim mạch,... Quá trình trồng theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học nên thành phẩm hoàn toàn không có chất độc hại và dư lượng thuốc BVTV. Vậy là từ ý tưởng ban đầu, anh Ân đã thử nghiệm thành công và góp phần nhân rộng diện tích trồng lúa tím cho HTX DVNN Kiến Bình.

Giám đốc HTX DVNN Kiến Bình - Dương Hoài Ân chia sẻ: “Gạo là thực phẩm có mặt trong hầu hết các bữa ăn của gia đình người Việt. Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao, do đó xu hướng của người tiêu dùng hiện nay cũng chuyển dần từ ăn no sang ăn ngon. Đây là tín hiệu tích cực, mở ra hướng phát triển bền vững cho các đơn vị sản xuất và tiêu thụ những loại gạo đặc sản trong nước, trong đó có gạo tím Kiến Bình, góp phần nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam”.
 
htx gao tim 20221.jpg
Ảnh: HTX DVNN Kiến Bình tham gia trưng bày gian hàng tại Tuần lễ văn hóa, thể thao du lịch tỉnh Long An năm 2022.

Chị Nguyễn Thị Kiều Liên, ngụ khu phố 2, thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, cho biết: “Mặc dù giá gạo tím cao hơn gạo thông thường một chút nhưng do đây là mặt hàng thiết yếu của gia đình, tiêu thụ hàng ngày nên yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng cao luôn được tôi đặt lên hàng đầu. Tôi thấy loại gạo tím này nấu cơm rất ngon nên ưu tiên chọn”.

Theo chia sẻ của các thành viên HTX, khi sản xuất theo hướng hợp tác, HTX bao tiêu đầu ra và cam kết lợi nhuận nên họ rất an tâm sản xuất. Còn theo anh Ân, trên thị trường hiện nay, 2 sản phẩm gạo tím và nếp tím rất hút hàng vì có tính năng như thảo dược, tuy giá thành khá cao so với các sản phẩm cùng loại. Khi 2 sản phẩm này kết hợp trồng theo hướng hữu cơ sẽ nâng cao giá trị thành phẩm, điều này chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.

Từng bước khẳng định thương hiệu

Từ những kết quả đã đạt ban đầu, HTX DVNN Kiến Bình đang từng bước khẳng định thương hiệu gạo tím, nếp tím Kiến Bình. HTX cũng được sự hỗ trợ tích cực từ Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh tham gia các hội chợ thương mại ở TP.HCM, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang,... để quảng bá thương hiệu.

Nếu như trước đây, HTX chỉ sản xuất thử nghiệm khoảng 10 ha thì đến nay, diện tích trồng lúa tím đã nâng lên hơn 30 ha (mỗi tháng, các thành viên sẽ sản xuất luân phiên khoảng 5 ha). Như vậy, bình quân mỗi tháng, sản lượng gạo tím mà HTX có được khoảng 20 tấn. Ngoài cung ứng cho thị trường trong tỉnh, HTX còn đang hướng đến các thị trường tiềm năng khác như TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai,...

Anh Ân thông tin: “Hiện HTX ký kết hợp đồng tiêu thụ mặt hàng gạo tím với 3 đơn vị, trong đó 2 đơn vị ở TP.HCM và 1 đơn vị ở Đồng Nai. Mục tiêu của HTX là mở rộng, tìm kiếm thêm nhiều đối tác để ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, giúp cho các thành viên có đầu ra ổn định, góp phần nâng cao đời sống”.

  Để khẳng định thương hiệu gạo tím Kiến Bình, các thành viên HTX đã lựa chọn những vụ mùa, thửa ruộng tốt nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào, do vậy duy trì được chất lượng đầu ra. Chất lượng quan trọng nhất là đầu vào. Thứ hai là hệ thống phân phối bán lẻ phải thật chuyên nghiệp. Người bán hàng cần hướng dẫn khách sử dụng từ nấu thế nào cho ngon đến cách bảo quản,... tất cả đang được HTX DVNN Kiến Bình quan tâm từng bước.

Có thể nói với ý tưởng táo bạo và định hướng đúng đắn trong phát triển kinh doanh, gạo tím của HTX DVNN Kiến Bình đang từng bước phát triển bền vững, có chỗ đứng trên thị tường và qua đó góp phần nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



30/11/2022 8:00 SAĐã ban hành
Xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới năm 2021Xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới năm 2021

Chiều ngày 25/11/2022, UBND huyện Tân Thạnh đã trang trọng tổ chức Lễ công bố xã Tân Bình đạt chuẩn nông thôn mới. Đến dự Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Chí Thiện; Bí thư Huyện ủy - Bùi Quốc Bảo; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy - Nguyễn Thị Trúc; Chủ tịch UBND huyện - Lê Thanh Đông; Chủ tịch UBMTTQVN huyện - Nguyễn Văn Chung cùng lãnh đạo, cán bộ, nhân dân xã nhà.
 
tb dat ntm 2022.jpg
Trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Tân Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021

Xã Tân Bình có diện tích tự nhiên 2.836,66 ha được chia thành 4 ấp. Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị , diện mạo quê hương đã không ngừng đổi thay. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 đạt tỷ lệ 3,53%;  thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ người có việc làm thường xuyên chiếm trên 99,4%; trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 96%; cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân; môi trường và an ninh trật tự trên đại bàn xã được đảm bảo; hệ thống chính trị xã tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới đã có rất nhiều hộ gia đình và cá nhân thể hiện sự nhiệt tình, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, đóng góp công sức cho sự nghiệp chung của địa phương như sẵn sàng hiến đất, vật kiến trúc để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, đồng thời tăng cường giám sát giúp các công trình thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Gần 10 năm xây dựng nông thôn mới nhân dân đóng góp trên 63 tỷ đồng chiếm tỷ lệ trên 25% tổng nguồn vốn đầu tư công trình. Đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới là niềm vui rất lớn và là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực và cố gắng hết mình của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Chí Thiện chúc mừng và biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Bình đã đạt được, đồng thời nhấn mạnh đây là tiền đề quan trọng giúp xã nhà ngày càng vươn xa và gặt hái được nhiều thành quả hơn trong tương lai và sớm được danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao. Để làm tốt điều này đề nghị huyện Tân Thạnh và xã Tân Bình tiếp tục lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt 1 số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch xã phù hợp với quy hoạch chung của toàn huyện; tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo điều kiện sản xuất phát triển đẩy mạnh công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; tập trung các nguồn lực xã hội để phát triển kết cấu kinh tế hạ tầng, phát triển; tiếp tục phát huy gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của nông thôn, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. 
 
tb dat ntm 20221.jpg
Trao tặng bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới xã Tân Bình.

Dịp này, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND huyện đã trao tặng 37 bằng khen, giấy khen cho 17 tập thể và 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới xã Tân Bình./.

Ngọc Diệu - Chí Tâm
Đài truyền thanh huyện Tân Thạnh







28/11/2022 8:00 SAĐã ban hành
Hợp tác xã nông nghiệp chanh không hạt Bo Bo Tân Thành: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuấtHợp tác xã nông nghiệp chanh không hạt Bo Bo Tân Thành: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất


Với điều kiện thuận lợi là nằm trong vùng quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh (ƯDCNC) của tỉnh Long An, đồng thời thổ nhưỡng rất thích hợp với cây chanh không hạt. Hợp tác xã nông nghiệp chanh không hạt Bo Bo Tân Thành (HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành) xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa mạnh dạn áp dụng sản xuất chanh không hạt theo hướng Globalgap (tiêu chuẩn Châu Âu) nên từ đó sản phẩm vươn ra thị trường lớn (Anh, Hà Lan, Đức, Nga… Braxin và các nước Trung Đông…) góp phần tăng thu nhập cho người nông dân trồng chanh không hạt trong vùng.
 
htx bobo 2022.jpg
Ảnh: Chăm sóc cây chanh không hạt tại HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành thực hiện theo tiêu chuẩn Globalgap.

Theo Ông Lê Văn Tiên, Giám đốc HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành chia sẻ: Tiền thân của HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành là từ Tổ hợp tác chanh không hạt được hình thành 2017, giai đoạn ban đầu hết sức khó khăn, tuy nhiên do đa số thành viên THT đều được trang bị kỹ thuật cơ bản về trồng chanh không hạt. Đặc biệt dưới sự hỗ trợ tích cực của chính quyền, đoàn  thể, Hội Nông dân nên HTX đã phối hợp với Công ty TNHH một thành viên The Fruit Repulic Cần Thơ để sản xuất chanh không hạt đạt chất lượng Globalgap (tiêu chuẩn Châu Âu) nên từ đó sản phẩm vươn ra thị trường lớn (Anh, Hà Lan, Đức, Nga… Braxin và các nước Trung Đông…). Ông Tiên thông tin thêm, tất cả  thành viên của HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành đều ƯDCNC vào sản xuất diện tích hơn 30 ha theo quy trình GlobanGap, từ khâu giống, chăm sóc bón phân, rải thuốc. Đặc biệt, vườn chanh của mỗi hộ đều có nhà kho chứa dụng cụ, phân thuốc cất xa nhà ở, có hố, lò xử lý chất thài (được đốt), các lô trồng chanh đều có ghi số, đặc biệt vườn chanh chỉ trồng chanh không trồng các loại cây khác. Vùng sản xuất chanh không hạt của HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành được Công ty TNHH một thành viên The Fruit Repulic Cần Thơ công nhận là vùng nguyên liệu của Công ty.
 
htx bobo 20221.jpg
Ảnh: Vườn chanh không hạt của thành viên HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành 

Theo Ông Nguyễn Văn Tuấn, thành viên HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành thông tin: Hàng tuần kỹ sư của Công ty Cty TNHH một thành viên The Fruit Repulic Cần Thơ đều xuống với vườn chanh của thành viên HTX để kiểm tra và kịp thời lắng nghe ý kiến của người trồng chanh. Đặc biệt, Công ty ký hợp đồng với thành viên HTX, giá thu mua sản phẩm luôn cao hơn giá thị trường cùng thời điểm từ 2.000 đồng/kg trở lên nếu thực hiện đúng theo quy trình do kỹ sư của Công ty hướng dẫn”
.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủ Thừa: Việc xây dựng mô hình ƯDCNC trong sản xuất chanh không hạt tại HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành là một mô hình mới và đem lại hiệu quả rất cao. Trong thời gian tới đơn vị sẽ phối hợp với UBND xã Tân Thành và Công ty TNHH một thành viên The Fruit Repulic Cần Thơ tiếp tục tục mở rộng diện tích trồng chanh không hạt sản xuất theo tiêu chuẩn Globalgap và thực hiện tuyên truyền vận động người dân tham gia vào HTX./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



28/11/2022 7:00 SAĐã ban hành
​  Bộ Tư pháp: Tổ chức Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật​  Bộ Tư pháp: Tổ chức Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật


 
Nhằm triển khai nhiệm vụ được giao về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 202; qua đó nhận diện đầy đủ hơn về những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, tạo cơ sở tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ, đồng thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, đảm bảo tổ chức triển khai nhiệm vụ đúng các yêu cầu, quy định. Ngày 23/11/2022,  Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên  địa bàn xã Tân Hòa-huyện Bến Lức
 
btp ht 2022.jpg

Chủ trì buổi Hội thảo, bà Ngô Quỳnh Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp và một số Lãnh đạo Phòng, chuyên viên Vụ PBGDPL và Vụ pháp luật hình sự -hành chính; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Về phía đơn vị tỉnh Long An: có ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đại diện Phòng PBGDPL- Sở Tư pháp;  đại diện Lãnh đạo Phòng Tư pháp và một số thành viên Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của huyện Bến Lức. Đại diện Lãnh đạo cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, công chức Tư pháp - Hộ tịch, các công chức chuyên môn được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật;  Trưởng các ấp trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Bến Lức.

Tại buổi Hội thảo các đại biểu đã thẳng thắng trao đổi kinh nghiệm đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao. Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện; các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương.

Bện cạnh đó, Bộ Tư pháo đã kiểm tra, khảo sát tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh. Kiểm tra thực tế hồ sơ đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 và các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra tại xã Tân Hòa - huyện Bến Lức.
 
btp ht 20221.jpg

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, bà Ngô Quỳnh Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp đã chia sẻ với những khó khăn hiện nay của địa phương, ghi nhận sự nỗ lực, tích cực và kết quả đạt được trong triển khai nhiệm vụ gắn với thực hiện mục tiêu về đích nông thôn mới. Đồng thời đồng chí đã nhấn mạnh ý nghĩa và mục đích của công tác đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận: xã đạt chuẩn TCPL là xã hoàn thành trách nhiệm, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, từ đó xây dựng môi trường sống, giúp người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi. Các tiêu chí, chỉ tiêu là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm quyền, lợi ích cho người dân trên địa bàn, nếu chưa hoàn thành thì cần xem xét trách nhiệm của người đứng đầu. Do đó, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai của xã trong triển khai nhiệm vụ, nhất là các nhiệm vụ còn chưa tốt, chưa đảm bảo yêu cầu. Theo đó, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quan tâm toàn diện, sâu sắc, thực chất đến công tác này, bố trí con người, nguồn lực, bồi dưỡng, hướng dẫn công chức Tư pháp – Hộ tịch trong triển khai nhiệm vụ này. Cấp xã có Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, phân công cụ thể các nhiệm vụ của từng công chức tham mưu, theo dõi, phụ trách, thực hiện chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu gắn với nhiệm vụ chuyên môn được giao; tổ chức đánh giá, công nhận đảm bảo đúng thời hạn quy định. Cấp huyện tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các xã trên địa bàn, cần tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra chuyên đề, đặc biệt là thực hiện theo các văn bản mới hiện nay; từ đó để hỗ trợ, giải đáp các vấn đề mà cơ sở còn lúng túng, khó khăn. Cấp tỉnh hướng dẫn cho huyện, cho xã trong triển khai thống nhất nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng trách nhiệm và quy định, trong đó có việc hỗ trợ tập huấn cho các huyện, nhất là vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn các mô hình hay, hiệu quả, chú trọng sơ kết, tổng kết, khen thưởng… để thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật theo đúng mục đích, yêu cầu… để công tác chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tới bảo đảm thực chất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn;…

Phan Đức Bộ
Sở Tư pháp Long An



25/11/2022 8:00 SAĐã ban hành
UBND tỉnh Long An chỉ đạo truyền thông Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh UBND tỉnh Long An chỉ đạo truyền thông Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh


Thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 là “Toàn diện, Nâng cao và Bền vững”, cùng với phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Do đó, truyền thông, tuyên truyền về xây dựng NTM phải được tổ chức có hệ thống, đồng bộ, đa dạng về hình thức, đổi mới về nội dung và luôn đi trước một bước với cách tiếp cận mới, tư duy mới trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng NTM với nguyên tắc “Cơ cấu lại nền nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể”, hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1828/QĐ-BNN-VPĐP ngày 23/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình truyền thông phục vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025… Ngày 21/11/2022, UBND tỉnh Long An ban hành Kế hoạch số 3500/KH-UBND về truyền thông Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, UBND tỉnh đề ra mục tiêu chung của truyền thông là góp phần đưa các chủ trương, chính sách, định hướng, nội dung về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đi vào cuộc sống, tạo được sự thống nhất trong triển khai thực hiện từ tỉnh đến địa phương, cơ sở; góp phần chuyển đổi tư duy, nhận thức và nâng cao năng lực cho cán bộ, đảng viên, người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM với nguyên tắc “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể”; phát huy được sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng NTM theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, huy động được sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, tạo sự đồng thuận và đồng lòng, cùng chung sức xây dựng nông thôn. 

Mục tiêu cụ thể là: Hàng năm, có 100% các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch truyền thông về NTM và 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đưa nhiệm vụ xây dựng NTM vào Chương trình công tác để tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề của Chương trình MTQG xây dựng NTM; Có 100% các địa phương, cơ sở sử dụng đúng, hiệu quả logo NTM và logo OCOP trong các hoạt động truyền thông; Mỗi tháng có ít nhất 01 chuyên mục được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Long An và ít nhất 01 chuyên trang trên Báo Long An về Chương trình NTM và Chương trình OCOP; Có trên 80% các xã có ít nhất 01 bản tin phát thanh/tuần về xây dựng NTM trên đài truyền thanh xã; Mỗi năm tổ chức tối thiểu 01 cuộc thi về NTM; Hàng năm, biên soạn và in ấn, cung cấp miễn phí tài liệu nghiệp vụ, tập huấn, kỷ yếu, sổ tay, các chuyên đề về NTM, OCOP. Đặc biệt, đến cuối năm 2023, 100% các huyện, thị xã có 01 - 02 chuyên trang về nông thôn mới trên facebook/zalo hoạt động thường xuyên để tuyên truyền và tiếp nhận thông tin về Chương trình MTQG xây dựng NTM”.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, các địa phương thực hiện Kế hoạch truyền thông; tổng hợp, báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch truyền thông về UBND tỉnh và Trung ương. Chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình MTQG xây dựng NTM và các chương trình chuyên đề. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp đề xuất kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền của các cơ qquan, đơn vị trong dự kiến phân bổ kế hoạch Chương trình MTQG xây dựng NTM hàng năm. Xây dựng Chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài tỉnh nhằm bảo trợ về truyền thông đối với Chương trình MTQG xây dựng NTM và các chương trình chuyên đề trên địa bàn tỉnh. Tổ chức giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết theo định kỳ…

Phan Đức Bộ
Sở Tư pháp




24/11/2022 11:00 SAĐã ban hành
Nâng cao chất lượng nông sản để hướng đến thị trường xuất khẩuNâng cao chất lượng nông sản để hướng đến thị trường xuất khẩu


Chiều 22/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức diễn đàn Ổn định chất lượng và bảo đảm tiêu chuẩn nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp.

Chủ trì diễn đàn là ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Trung Đông - Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý NN-PTNT 2 và bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tham dự diễn đàn còn có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT và hàng trăm lãnh đạo hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.

Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các ban ngành và gần 100 hợp tác xã đến từ 17 tỉnh, thành phố phía nam tham dự. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2022 diễn ra tại thành phố Cần Thơ trong 2 ngày 23 và 24/11.
 
nang cao xuat khau ns 2022.jpg
Ảnh: Quang cảnh diễn đàn

Tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, thị trường nông sản ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường lớn. Tuy nhiên, các nước, nhất là các thị trường khó tính đòi hỏi các tiêu chuẩn về nông sản ngày càng cao.

Thực trạng hiện nay là quá trình xây dựng tiêu chuẩn cho nông sản tại Việt Nam đang gặp một số khó khăn nhất định. Trong đó, đáng chú ý liên quan đến vấn đề về chi phí xây dựng tiêu chuẩn, chi phí trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, chi phí kiểm nghiệm, giám định và quản lý.

Phương thức sản xuất truyền thống cũng là rào cản dẫn đến chất lượng sản phẩm nông sản của hợp tác xã chưa đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn.

Đảm bảo các yêu cầu về mã số vùng trồng

TS. Phan Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay, nhiều thị trường đã yêu cầu các vùng trồng và cơ sở đóng gói của nước xuất khẩu phải được giám sát chặt chẽ và được cấp mã số định kỳ. Các vùng trồng và cơ sở đóng gói cần đảm bảo việc tuân thủ yêu cầu của từng quốc gia, từng thị trường. Cùng một mặt hàng nông sản nhưng mỗi thị trường sẽ có quy định khác nhau. Bên cạnh đó, các vùng trồng và cơ sở đóng gói sẽ được đăng ký trên tinh thần tự nguyện, sau đó sẽ được kiểm tra, đánh giá định kỳ và phải được công nhận bởi các nước nhập khẩu, giám sát bởi cơ quan quản lý. Bà Hiền cũng thông tin về 5 bước yêu cầu thiết lập vùng trồng. Đó là: Xác định diện tích; sử dụng thống nhất một quy trình sản xuất trong vùng trồng; kiểm soát các sinh vật gây hại thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của các nước; có nhật kí canh tác; thực hành nông nghiệp tốt, tối thiểu là theo quy trình VietGAP.

Chia sẻ về những khó khăn trong việc phát triển mã số vùng trồng, TS. Phan Thị Thu Hiền nêu thực trạng hiện nay việc cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói mới triển khai chủ yếu đối với cây ăn quả, chưa triển khai được nhiều với các sản phẩm có khối lượng xuất khẩu lớn như lúa, chè, hồ tiêu, cà phê… Đặc biệt, vẫn còn tình trạng mạo danh mã số vùng trồng, sử dụng không đúng mã số để xuất khẩu, ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam.

Bà Hiền nêu ý kiến:"Các doanh nghiệp cần chủ động các biện pháp bảo vệ mã số của mình, kịp thời thông báo tới các cơ quan quản lý hàng hóa xuất khẩu khi phát hiện những vi phạm liên quan đến sử dụng mã số để có sự phối hợp, xử lý. Đồng thời cần chủ động vùng nguyên liệu bằng cách liên kết với các địa phương để cấp mới, liên kết các vùng trồng đã được cấp mã số để giữ vững và nâng cao chất lượng nông sản".

Thống nhất chính sách về quản lý chất lượng

Ông Bùi Phước Hòa, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, tiêu chuẩn là chuẩn mực chung nhằm xác định và giảm thiểu rủi ro dọc theo chuỗi cung ứng của khách hàng, với các hoạt động, quy trình, hệ thống, con người hoặc năng lực.

Bên cạnh đó, các chuyên gia tham dự Diễn đàn khuyến nghị, các hợp tác xã cần củng cố, thay đổi, phát triển sản xuất, đưa ra định hướng cụ thể trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Đồng thời, các hợp tác xã cần nâng cao năng lực, nhận thức trong việc nắm bắt các quy định về kỹ thuật, yêu cầu về an toàn thực phẩm, đồng thời chuyển sản xuất từ số lượng sang chất lượng để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm của thị trường. Ngoài ra, các hợp tác xã cần lập kế hoạch tổ chức sản xuất, chế biến xuất khẩu, đầu tư máy móc, thiết bị và nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu. Các đơn vị liên quan, hợp tác xã khẩn trương đào tạo cán bộ kỹ thuật có kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm, cũng như thành thạo về việc áp dụng các quy trình sản xuất tốt (VietGAP, GlobalGAP) theo yêu cầu của thị trường.

Theo Bà Nguyễn Thị Lan –Giám đốc HTX RAT Việt, xã Long Khê, huyện Cần Đước tham dự Diễn đàn chia sẽ: Việc tổ chức Diễn đàn rất là hữu ích và cần thiết cho các HTX nông nghiệp, giúp cho các HTX cập nhật được các chính sách, quy định tiêu chuẩn chất lượng. Thời gian tới, HTX RAT Việt sẽ tập trung mở rộng sản xuất rau theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn và chất lượng nhằm hướng tới giúp tăng thu nhập cho thành viên của HTX.

Diễn đàn nhằm thúc đẩy việc liên kết sản xuất, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của hợp tác xã nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa có chất lượng và kết nối bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, diễn đàn kỳ vọng cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn và chất lượng nông sản hợp tác xã nhằm giúp việc sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã bền vững hơn./.

Công Thương
Chi cục PTNT và TL



23/11/2022 3:00 CHĐã ban hành
1 - 30Next
TÌM KIẾM​
​​​
SỐ XÃ NTM​​​​​ NÂNG CAO​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
SỐ XÃ ĐẠT CHUẨN NTM​​​​​
​​​​​

​​ ​​​​​

​​
 
    Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 537458

Trang thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Long An
Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – C​ơ quan thường trực Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An
Chịu trách nhiệm: Ông Võ Kim Thuần – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An
Cơ quan quản trị: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Địa chỉ: Số 31, Quốc lộ 62, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An
Điện thoại : (0272) 3525 759 ​ * Fax: (0272) 3825 273 ​ * Email: bbtntm@longan.gov.vn ​

Chung nhan Tin Nhiem Mang
​ ​