| Cần Giuộc: điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng | Cần Giuộc: điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng | |
Nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, nông sản chủ lực, sản phẩm từ nghề truyền thống của huyện, UBND huyện Cần Giuộc đã xây dựng Phương án và tổ chức thực hiện điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng của huyện tại địa chỉ số 112 đường quốc lộ 50, Khu phố Hòa Thuận 1, thị trấn Cần Giuộc.
Tại điểm trưng bày hiện có hơn 30 danh mục hàng hóa, sản phẩm đang được trưng bày, giới thiệu, mua bán và kết nối tiêu thụ. Danh mục hàng hóa, sản phẩm rất phong phú và đa dạng bao gồm các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, các sản phẩm từ nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận như: mô hình ghe xuồng của xã Đông Thạnh, các sản phẩm trang sức của xã Thuận Thành, lạp xưởng tươi các loại của Thị trấn Cần Giuộc; đặc sản của huyện như mắm ruốt Láng Tra, cốm ngò, các nông sản an toàn, đạt chuẩn VietGAP như rau củ quả, dưa lưới, trứng gà, trứng cút, các mặt hàng đông lạnh,… Đặc biệt chuyên cung cấp giống hoa lan cấy mô, các sản phẩm đông trùng hạ thảo yến thạch học,…
Các sản phẩm trưng bày giới thiệu được lựa chọn cẩn thận, là các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được hỗ trợ giá bán rất cạnh tranh để phục vụ người dân.
Đây là mô hình thực hiện hỗ trợ tiêu thụ nông sản, sản phẩm chủ lực tại địa phương; góp phần xúc tiến thương mại, tiến đến xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị của sản phẩm nông sản, hàng hóa chủ lực của huyện.
Điểm trưng bày sẽ hoạt động thường xuyên bắt đầu từ ngày 14/2/2023. Quý khách hàng, đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối, mua bán sản phẩm, nông sản có thể liên hệ trực tiếp tại điểm trưng bày này.
Nguyễn Thị Hồng Châu
Phòng Nông nghiệp huyện Cần Giuộc
| 15/03/2023 9:00 SA | Đã ban hành | | Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc | Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc | | Ngày 10/02/2023, Tổ Điều hành Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản (Diễn đàn Kết nối nông sản 970) - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức diễn đàn “Thúc đẩy giao thương nông sản, thực phẩm giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Diễn đàn diễn ra vừa trực tuyến vừa trực tiếp tại UBND tỉnh Lào Cai, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Báo Nông nghiệp Việt Nam; các thành viên Tổ công tác 970. Các điểm cầu kết nối trực tuyến: UBND các tỉnh biên giới phía Bắc, Đại diện các đơn vị chức năng Bộ Nông nghiệp &PTNT; Đại diện UBND các tỉnh, thành phố cả nước, cùng đại diện các cơ quan chuyên môn...Đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, hợp tác xã, trang trại, cơ sở sản xuất nông sản, các ngành liên quan và Hiệp hội Doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu nông sản qua Lào Cai. Điểm cầu tại Trung Quốc: Lãnh đạo Chính phủ nhân dân tỉnh Vân Nam, Châu Hồng Hà; Châu Văn Sơn, Huyện Hà Khẩu; Đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc; và Hải quan tỉnh Vân Nam; Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh –Vân Nam.
 Ông Trần Thanh Nam-Thư trưởng Bộ Nông nghiệp phát biểu tại diễn đàn
Diễn đàn diễn ra có ý nghĩa rất thiết thực trong bối cảnh Trung Quốc đang thay đổi chính sách phòng chống dịch Covid-19, khôi phục hoàn toàn hoạt động thông quan xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc của Việt Nam. Đây là điều kiện để hai Bên thúc đẩy hoạt động giao thương nói chung và thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm nói riêng sau thời gian diễn ra đại dịch Covid-19. Tỉnh Lào Cai đã hợp tác kinh tế thương mại với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đạt được nhiều kết quả. Sau hơn 03 năm diễn ra đại dịch Covid-19, với sự cố gắng, quyết tâm, sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai địa phương, cả hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam đã cơ bản khống chế thành công dịch bệnh, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển ổn định. Riêng lĩnh vực xuất nhập khẩu hai Bên đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiện lợi hóa thông quan, hỗ trợ tích cực cho hoạt động thông quan hàng nông sản của hai nước qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu (Trung Quốc) đại diện UBND tỉnh Lào Cai thông tin.
 Đại diện UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại diễn đàn
Thông qua diễn đàn để thúc đẩy xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao của cả hai nước, có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
(1) Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: Xây dựng chuẩn hóa các quy trình sản xuất, đóng gói nông sản xuất khẩu (Tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại...); hỗ trợ sản xuất nông sản sạch theo các tiêu chuẩn tiên tiến; xây dựng nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa rõ ràng để phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Tăng cường thông tin, tập huấn và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc; Tích cực trao đổi, hội đàm với phía cơ quan chức năng phía Trung Quốc nhằm đẩy nhanh việc hoàn tất các thủ tục mở cửa thị trường cho trái cây, nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc (bổ sung các mặt hàng bưởi, bơ, na, roi, dừa,...); tăng sản lượng trái cây được cấp mã vùng trồng xuất khẩu; sớm thống nhất mẫu giấy kiểm dịch đối với sản phẩm tổ yến; sớm ký kết Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với các loại nông sản của Việt Nam để giảm bớt thời gian, thủ tục kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu.
(2) Đối với Bộ Công Thương: Tăng cường triển khai có hiệu quả Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước CHXHCN Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước CHND Trung Hoa về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc; Hỗ trợ tỉnh Lào Cai triển khai một số nội dung hợp tác với tỉnh Vân Nam (duy trì tổ chức thường niên và gia tăng hiệu quả của Hội chợ thương mại quốc tế Việt – Trung tại mỗi bên; thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, kết nối giữa các cửa khẩu và các khu (điểm) chợ biên giới Lào Cai – Vân Nam).
(3) Đối với phía tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, tỉnh Lào Cai đề nghị cùng phối hợp triển khai các biện pháp thuận lợi hóa, khôi phục hoàn toàn hoạt động thông quan hàng hóa tại cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành; đẩy nhanh tiến độ báo cáo cấp Trung ương chỉ định cửa khẩu đường sắt Lào Cai – Hà Khẩu được thực hiện nhập khẩu nông sản, trái cây vào thị trường Trung Quốc; Tiếp tục hoàn thiện “luồng xanh” thông quan nhanh hàng nông sản qua cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai – Hà Khẩu được hai bên triển khai từ năm 2019 để hàng nông sản của hai bên được thông quan một cách nhanh nhất; Phối hợp với tỉnh Lào Cai đẩy mạnh triển khai các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông quan qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu.
Ngoài ra, cũng đề nghị các Hiệp hội doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng tuyên truyền tới các các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu tỉnh Lào Cai thường xuyên quan tâm nắm bắt nhu cầu thị trường và các quy định trong hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch; Nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hóa xuất khẩu.
Thu Sương Chi cục PTNT và Thủy lợi
| 14/02/2023 4:00 CH | Đã ban hành | | Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ | Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ | | Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 3/1/2023 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”.
Ảnh: Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân – Giám đốc HTX Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng bên sản phẩm gạo trưng bày của HTX. Đối tượng của Đề án
- HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành (nữ quản lý, điều hành là Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị HTX; Giám đốc, Tổng Giám đốc HTX, thành viên Ban kiểm soát); HTX tạo nhiều việc làm cho lao động nữ (trên 50% lao động HTX là nữ). Ưu tiên các HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ chế biến sâu, phát huy ngành nghề truyền thống, khôi phục văn hóa, khai thác tài nguyên bản địa.
- Nữ quản lý, điều hành của HTX; thành viên, người lao động trong HTX, tổ HT.
- Hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển KTTT, HTX, ưu tiên đối với các đối tượng phụ nữ: ở các vùng khó khăn, miền núi, dân tộc thiểu số; hộ nghèo, cận nghèo; khuyết tật, hoàn lương; nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục; di cư lao động không an toàn, công nhân mất việc làm trong các khu công nghiệp.
- Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Thời gian thực hiện: Đến năm 2030, trong đó chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: đến năm 2025 và giai đoạn 2: từ năm 2026 đến năm 2030.
Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên và người lao động trong HTX; nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX; phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.
Hỗ trợ thành lập mới 750 hợp tác xã
Đề án phấn đấu đến năm 2030 củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho ít nhất 1.500 HTX, 10.000 tổ hợp tác (HT) được các cấp Hội hỗ trợ thành lập; tạo việc làm ổn định cho 30.000 thành viên, lao động nữ trong HTX, 100.000 lao động nữ trong tổ HT.
100% nữ quản lý của HTX được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX; đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động trong HTX, hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển KTTT, HTX. Tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 750 HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ.
100% cán bộ Hội các cấp làm công tác hỗ trợ phát triển KTTT, HTX được tập huấn; ít nhất 90% cán bộ Hội các cấp được bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ tham gia phát triển KTTT, HTX.
Nội dung và nhiệm vụ trọng tâm của Đề án là tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về hỗ trợ phát triển KTTT, HTX; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, tư vấn, xây dựng các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp Hội về hỗ trợ, phát triển KTTT, HTX; tăng cường hợp tác quốc tế. Ảnh: Bà Nguyễn Thị Thanh Huệ - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Huệ, xã An Lục Long, Châu Thành, Long An kiểm tra thanh long trước khi xuất khẩu.
Thí điểm "Mỗi HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành là một tổ chức KTTT văn hóa, trách nhiệm cộng đồng"
Trong đó, Đề án triển khai đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, người đứng đầu, cơ quan, tổ chức, hội viên, phụ nữ và người dân về chính sách liên quan hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển KTTT, HTX; thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, việc làm và tham gia các hoạt động xã hội.
Tư vấn, hướng dẫn HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm lao động nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, lộ trình phát triển, mở rộng thành viên, tăng giá trị vốn góp điều lệ, doanh thu, lợi nhuận của các thành viên và HTX.
Tư vấn, hỗ trợ thành lập mới HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo việc làm cho nhiều lao động nữ gắn với sản xuất các sản phẩm chủ lực của từng vùng, từng địa phương, sản phẩm OCOP theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất cây, con đặc sản địa phương, tạo giá trị gia tăng.
Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh theo hình thức tổ HT, nhóm đồng sở thích do phụ nữ quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ.
Xây dựng mạng lưới các nữ lãnh đạo HTX; thí điểm sáng kiến "Mỗi HTX do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành là một tổ chức KTTT văn hóa, trách nhiệm cộng đồng".
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hiện tại số lượng HTX có phụ nữ quản lý chiếm số lượng chưa tới 7% trên tổng số lượng HTX nông nghiệp toàn tỉnh. Trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Long An triển khai thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đạt các chỉ tiêu đề ra của Đề án.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 30/01/2023 4:00 CH | Đã ban hành | | Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Long Phụng: Hoạt động hiệu quả với mô hình trồng dưa lưới kết hợp đón khách thăm quan | Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Long Phụng: Hoạt động hiệu quả với mô hình trồng dưa lưới kết hợp đón khách thăm quan | | Những ngày cuối tháng Chạp Âm lịch, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Long Phụng, xã Long Phụng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đang tất bật thu hoạch dưa lưới phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
Trong các nhà màng, những dây dưa lưới trĩu quả, căng tròn đang được người lao động tất bật thu hoạch sau 75 – 80 ngày chăm sóc. Trong trang trại dưa lưới 1.500m2, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Long Phụng - Hứa Thanh Phú giống dưa lưới loại truyền thống và giống dưa lưới vàng Malaysia. Đặc biệt, để bắt kịp xu hướng người tiêu dùng, anh Phú còn vẽ thư pháp tài lộc trên dưa lưới vàng, tạo hình thỏi vàng gửi đến người dân thông điệp về sự may mắn, phát tài trong dịp năm mới. Đối với loại dưa lưới này, anh bán chưng tết với giá 450.000 đồng/cặp. Trên mỗi trái dưa lưới đều được dán mã QR để truy xuất nguồn gốc. Dưa lưới Long Phụng của anh đã được đăng ký sở hữu trí tuệ của Sở Khoa học - Công nghệ Long An. Đồng thời, anh còn đăng ký OCOP (mỗi xã một sản phẩm) với mong muốn dịp lễ, tết, Long An tổ chức các hoạt động hội chợ, nông sản sân nhà sẽ được khẳng định chỗ đứng.
Ảnh: Vườn dưa lưới của HTX Dịch vụ nông nghiệp Long Phụng
Anh Phú chia sẻ thêm: “Những ngày qua, hợp tác xã bắt đầu thu hoạch, chủ yếu là bán lẻ. Dưa thư pháp và thỏi vàng có thể chưng từ 10-15 ngày. Hiện nay, vườn đã nhận đơn đặt hàng của khách qua mạng xã hội với gần 100 cặp. Năm nay, chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng quy mô thêm 1.000m2.
Ngoài việc cung cấp dưa lưới phục vụ thị trường.Vườn dưa lưới thủy canh của HTX đã đón khách vào thăm quan. Rất đông học sinh, sinh viên các trường tại Long An, TP.HCM xuống thăm, các gia đình có con nhỏ ở các huyện tại Long An cũng thoải mái thăm nhà màng trồng dưa, tự tay hái dưa, ăn thử và mua về làm quà. HTX không bán vé vào cổng. Anh Phú nói để chính việc tận mắt quan sát cách làm nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ và cho giá trị kinh tế cao sẽ truyền cảm hứng tích cực cho những người trẻ để có thể các em sau này cũng khởi nghiệp giống như anh hoặc những người trẻ thay đổi tư duy cách làm nông nghiệp của chính ông bà, cha mẹ mình giúp người nông dân không còn quá vất vả.
Ảnh: Học sinh tham quan mô hình trồng dưa lưới tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Long Phụng
Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Giuộc: Mô hình trồng dưa lưới kết hợp đón khách thăm quan tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Long Phụng là mô hình mới, đạt hiệu quả trong thời gian qua. Trong thời gian tới, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hỗ trợ tạo điều kiện cho HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và thực hiện nhân rộng mô hình./. Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 18/01/2023 4:00 CH | Đã ban hành | | Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thuận: Hợp tác xã sản xuất lúa đầu tiên của tỉnh được công nhận sản phẩm OCOP | Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thuận: Hợp tác xã sản xuất lúa đầu tiên của tỉnh được công nhận sản phẩm OCOP | | Ngày 10/01/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng và cấp Giấy chứng nhận cho các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Trong Quyết định đã công nhận sản phẩm gạo ĐTM tím lài Vĩnh Thuận với chủ thể sản xuất là Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thuận đạt chứng nhận 3 sao.
Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình OCOP đối với việc phát triển của hợp tác xã trong tương lai, với lợi thế là HTX sản xuất lúa hướng VietGAP, hữu cơ và chức sản xuất theo hướng an toàn nhiều năm, năm 2022 HTX nông nghiệp Vĩnh Thuận đã đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm ở địa phương với sản phẩm gạo tím lài. Kết quả, sản phẩm tham gia được đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh, đạt mức phân hạng 03 sao.
Ảnh: Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân – Giám đốc HTX nông nghiệp Vĩnh Thuận bên sản phẩm gạo trưng bày của HTX
Trao đổi về quá trình xây dựng sản phẩm OCOP gạo ĐTM tím lài Vĩnh Thuận, Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân- Giám đốc HTX chia sẽ: HTX Sản xuất nông nghiệp Vĩnh Thuận sản xuất trên diện tích 513 ha lúa, trong đó có 120 ha lúa giống, 50 ha lúa sản xuất theo hướng VietGAP và 5 ha lúa hữu cơ (gạo đỏ, gạo tím và gạo huyết rồng). Ngay từ đầu thành lập, HTX đã lựa chọn phát triển theo hướng hữu cơ và VietGAP bởi vì trải qua thời gian, ô nhiễm nguồn nước, đất không khí bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ( BVTV) và phân bón hóa học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh. Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận, sẽ lan truyền và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Điều đó khiến tăng năng suất, diệt dịch bệnh nhanh nhưng chất lượng sản phẩm nông nghiệp không bảo đảm, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đất đai bị thoái hóa.
Chính vì vậy, muốn phát triển lâu dài, ít dịch bệnh, bảo đảm chất lượng an toàn nông sản để người tiêu dùng ưa thích là điều cần làm. Và phát triển theo hướng sạch, an toàn cũng là lựa chọn của các thành viên HTX. HTX áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Trong đó, sử dụng phân hữu cơ, trồng hóa quanh khu vực sản xuất để thu hút thiên địch, giảm lượng giống, phơi đất… là những biện pháp cơ bản giúp diện tích sản xuất của HTX ít bị dịch bệnh, không phải sử dụng thuốc BVTV, hoặc chỉ sử dụng trong điều kiện cho phép… Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để HTX xây dựng sản phẩm OCOP, Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân – Giám đốc HTX nói.
Anh Nguyễn Văn Bình (ngụ ấp Kinh Mới, xã Vĩnh Thuận) chia sẻ, các thành viên canh tác lúa hữu cơ dựa trên yếu tố phát triển môi trường bền vững, bảo đảm sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Vì vậy, việc cải tạo đất, quản lý cỏ dại và phòng trừ sâu, bệnh đều không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu hay diệt cỏ, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ. Trong quá trình canh tác, HTX hướng dẫn thành viên thả vịt và nuôi cá trên ruộng lúa để diệt sâu, rầy,... Bên cạnh đó, các phương pháp phòng trừ sâu, bệnh truyền thống như dùng thảo dược (ớt, tỏi, nấm xanh, nấm trắng, vôi bột,…) nhằm xua đuổi côn trùng, trồng hoa sinh thái thu hút các loài thiên địch cũng được áp dụng hiệu quả. Khi nghe tin HTX được công nhận sản phẩm OCOP gạo ĐTM tím lài Vĩnh Thuận bản thân tôi và các thành viên HTX khác vô cùng vui sướng, trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục tuân thủ theo các quy trình sản xuất lúa theo hướng VietGAP nhằm tạo ra các sản phẩm lúa, gạo sạch, an toàn.
 Ảnh: Cánh đồng lúa tím lài của HTX nông nghiệp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng
Trao đổi về định hướng phát triển của HTX sau khai công nhận sản phẩm OCOP, Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân – Giám đốc HTX chia sẽ thêm: “Trong thời gian tới HTX sẽ chủ động quy hoạch vùng sản xuất lúa tím lài, thực hiện sản xuất lúa theo hướng VietGap, hữu cơ và thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững với các đối tác, doanh nghiệp. Đối với sản phẩm gạo ĐTM tím lài sau khi được công nhận, HTX sẽ sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in và dán trên bao bì của sản phẩm nhằm góp phần tạo điều kiện để sản phẩm của HTX có chỗ đứng vững trên thị trường, đặc biệt là tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An: HTX nông nghiệp Vĩnh Thuận là HTX sản xuất lúa đầu tiên của tỉnh được công nhận sản phẩm OCOP đối với sản phẩm lúa, gạo và là HTX thứ 04 của tỉnh được công nhận có sản phẩm OCOP. Trong thời gian tới, Sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm, để chương trình trở thành động lực kinh tế trọng tâm ở nông thôn. Phát triển vùng sản xuất chuyên canh, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới giống cây trồng, tiếp tục phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức, chú trọng thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt từ 3-5 sao. Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã nhanh về số lượng, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát triển các loại hình hợp tác xã trong các lĩnh vực, chú trọng hợp tác xã nông nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh. Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản…/.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 17/01/2023 8:00 SA | Đã ban hành | | Hợp tác xã RAT Phước Hiệp: Hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo hướng sản xuất rau sạch, an toàn | Hợp tác xã RAT Phước Hiệp: Hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo hướng sản xuất rau sạch, an toàn | | Trong những năm qua, sản xuất rau sạch, an toàn đang có những chuyển biến sâu sắc tại huyện Cần Giuộc (Long An). Trong đó, điển hình là hợp tác xã rau an toàn Phước Hiệp (gọi tắt là HTX RAT Phước Hiệp), xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc.
HTX RAT Phước Hiệp là HTX điển hình của tỉnh về sản xuất rau VietGAP. Trên nền tảng được thành lập năm 2007, với tôn chỉ mục đích là chuyên sản xuất rau sạch, ngay từ thuở ban đầu, HTX đã thu hút được 110 thành viên và trên 60 hộ tham gia liên kết sản xuất với tổng diện tích canh tác gần 100 ha. Tuy so, với các HTX lĩnh vực lúa hay cây ăn quả thì diện tích trên không phải lớn, nhưng trong sản xuất rau sạch tại Long An thì chưa có HTX nào có thành viên đông, diện tích canh tác nhiều như vậy. Ảnh: Mô hình trồng cải bẹ xanh theo hướng hữu cơ tại HTX RAT Phước Hiệp
Có thể nói, trải qua nhiều khó khăn, đến nay HTX đã khẳng định vị thế với các dòng sản phẩm rau, củ, quả an toàn, chất lượng vượt trội. Minh chứng, HTX RAT Phước Hiệp là một trong những HTX rau an toàn đầu tiên trên địa bàn huyện Cần Giuộc được công nhận chuỗi an toàn thực phẩm và sản phẩm chứng nhận OCOP 03 sao. Nhờ bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh thực phẩm, các sản phẩm của HTX không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh mà còn có chỗ đứng vững chắc tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Với chất lượng tốt và an toàn, sản phẩm của HTX cũng được thu mua với giá ổn định cao hơn thị trường từ 2.000 – 3.000 đồng/kg.
Theo ông Trần Thanh Minh - Chủ tịch HĐQT HTX tâm sự, lúc đầu thành lập, do chưa có kinh nghiệm từ khâu vận hành tổ chức cho đến phân loại đầu vào, đầu ra HTX cũng té lên té xuống bầm dập. Sau nhiều lần thất bại, từ những kinh nghiệm trước và quyết tâm tiếp tục đứng lên, HTX mỗi ngày một lớn mạnh.
Nếu như lúc thành lập vốn điều lệ của HTX chỉ vỏn vẹn 50 triệu đồng, sau khi ăn nên làm ra, lợi nhuận cả tỷ đồng, tại đại hội thành viên gần đây đã thống nhất nâng lên 450 triệu đồng. Nhờ có vốn mạnh, hiện 30 nhân viên lao động thường xuyên gồm tổ sơ chế, tài xế, kế toán và ban lãnh đạo HTX đều có lương. Khi có nguồn lực, bất kể cuộc họp nào HTX cũng mạnh dạn chi tiền trà nước, 30 ngàn đồng/ người/ngày. Ngoài ra, trong các lễ cưới, tang lễ thân sinh phụ mẫu của hội viên, HTX cũng chi 800.000/suất. Một phần lợi nhuận thì xây dựng quỹ để thăm tặng quà dịp lễ tết và giúp vốn cho những thành viên khó khăn, nhờ vậy số lượng xin gia nhập HTX ngày một đông.
Chia sẻ bí quyết thành công của mình, ông Trần Thanh Minh cho biết thêm, để được như ngày hôm nay, quan trọng nhất là phải tập hợp những người đồng chí hướng, đoàn kết nội bộ, tiếp đến thẩm định đối tác đầu vào, đầu ra và đặc biệt cần có bản lĩnh khi ký kết và thương lượng hợp đồng đem lại càng nhiều lợi ích cho HTX và thành viên càng tốt.
Ngoài ra, thời điểm đó, khâu thẩm định đối tác còn yếu, đối tác tốt không ít, đối tác xấu cũng rất nhiều, có thời điểm, sau ký chốt được hợp đồng, hoàn tất giao hàng nhưng tới thời kỳ thanh toán họ trốn mất. Nhiều khi ký hợp đồng lớn, một đơn hàng của HTX có lúc lên đến mấy trăm triệu/ngày, kế toán lại không thu tiền được, phải mướn luật sư, rồi ra tòa phải mất rất nhiều thời gian và rất gian nan mới đòi lại được, thậm chí nhiều đơn phải mất trắng do không tìm ra địa chỉ, nhân thân đối tác.
Tương tự, khâu đầu vào cũng rất quan trọng bởi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, bởi đặc thù cây rau có thời gian canh tác ngắn, đối với các loại ăn lá từ khi trồng đến thu hoạch chỉ mất 20 ngày, hành lá 60 ngày, chỉ cần phân bón giả, kém chất lượng là cả vụ thất bại, không chỉ hao tốn tiền của, công sức mà còn không đủ lượng hàng cung ứng đối tác.
Nhờ sản xuất chuẩn, vùng nguyên liệu lớn, hiện đối tác về nhiều, các đối tác sẽ tự cạnh tranh với nhau. Đối với vật tư đầu vào, trước khi ký với đối tác nào, HTX nhận hàng mẫu, chỉ định 2-3 thành viên test thử, nếu hiệu quả không như cam kết sẽ loại ra. Đối với đầu ra, HTX RAT Phước Hiệp thương lượng làm sao giá cả phải tương xứng với rau sạch do HTX sản xuất.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Cần Giuộc: Giai đoạn 2021-2025, huyện Cần Giuộc đã chọn HTX RAT Phước Hiệp xây dựng mô hình điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây rau và từ đó nhân rộng. Đến nay, huyện có 31 hợp tác xã và 95 tổ liên kết sản xuất, trong đó có 10 hợp tác xã và 1 tổ hợp tác rau được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, các mô hình sản xuất rau sạch, an toàn ngày càng được mở rộng, nông dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng phân bón hữu cơ, xây dựng hệ thống tưới tự động, thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng nhà màng, nhà lưới, sản phẩm làm ra có chất lượng hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đảm bảo tính ưu việt về môi trường sinh thái…”./.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 05/01/2023 4:00 CH | Đã ban hành | | HTX Phước Thịnh: Xây dựng sản phẩm OCOP trên cây rau | HTX Phước Thịnh: Xây dựng sản phẩm OCOP trên cây rau | | Xây dựng sản phẩm OCOP trên cây rau được xem là ‘chìa khóa’ giúp HTX Phước Thịnh (xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An) khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Đến thăm cánh đồng sản xuất rau sạch của HTX Phước Thịnh tại ấp Trong, xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc (Long An) chúng tôi cứ ngỡ đang đi trên cánh đồng rau ở trên Đà Lạt. Việc ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất, xây dựng các nhà màng, nhà lưới trồng rau san sát, thẳng tắp. Mùa này là những mảng màu xanh mướt mắt của đủ các loại rau màu đang vào độ thu hoạch. Theo ông Đặng Duy Dũng, Giám đốc HTX Phước Thịnh, với lợi thế của vùng đất nằm gần cửa biển, tích tụ nhiều phù sa cổ, kể từ khi có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của chính quyền địa phương, ông đã nhanh chóng tập hợp, thu hút thành viên để thành lập HTX.
Ngay từ khi thành lập, HTX đã phát triển theo hướng an toàn, tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh môi trường, đảm bảo tạo ra những sản phẩm chất lượng cao để phục vụ thị trường. Ra đời năm 2012, HTX chỉ có vỏn vẹn 8 thành viên cùng diện tích canh tác chưa đến 3 ha, nhờ đi đúng hướng, đến nay HTX đã lớn mạnh với 30 thành viên chính thức và hàng chục thành viên liên kết sản xuất trên diện tích 40 ha, đặc biệt 100% thành viên đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và 100% sản phẩm của thành viên của sản xuất đều được HTX thu mua cao hơn so với giá thị trường.
Ảnh: Vườn trồng rau ăn lá của HTX Phước Thịnh, huyện Cần Giuộc
“HTX đã chuyển từ sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu sang sản xuất tập trung, xây dựng các vùng rau chuyên canh, ứng dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thay vì lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón như trước, hiện các thành viên HTX đã nắm chắc các nguyên tắc phòng trừ dịch hại an toàn, biết cách sử dụng thiên địch, thuốc trừ sâu sinh học chế từ tỏi, ớt… để trừ sâu bệnh, vừa gia tăng giá trị kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh thực phẩm”, ông Dũng chia sẻ.
Ông Đặng Duy Dũng cho biết thêm, các loại rau ăn lá, nhất là rau gia vị trồng tại huyện Cần Giuộc có mùi vị rất đặc trưng, nhờ sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp các cấp, hiện nay, nhóm rau ăn lá Phước Thịnh (rau diếp cá, tía tô, húng quế) đã được đánh giá và công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
“Từ khi được công nhận đạt chuẩn OCOP, nhóm rau ăn lá của HTX Phước Thịnh ngày càng khẳng định được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; đồng thời, đã vào được các hệ thống siêu thị, Bách Hóa Xanh… Để phát huy lợi thế, HTX hướng đến sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng, giữ vững sản lượng cung cấp cho khách hàng, đặc biệt, tiêu chí an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu”, ông Dũng phấn khởi nói.
Ảnh: Rau thơm Phước Thịnh được đăng trên Diễn đàn kết nối nông sản an toàn của tỉnh Long An.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cần Giuộc, hiện toàn huyện có trên 1.800 ha chuyên canh rau, năng suất khoảng 22 tấn/ha/vụ, sản lượng ước trên 125.000 tấn/năm. Đây là một trong những lợi thế để xây dựng sản phẩm OCOP. HTX Phước Thịnh được chọn xây dựng điển hình về cây rau đang phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng thương hiệu rau an toàn của địa phương. Điều đáng ghi nhận của HTX là đã liên kết tiêu thụ với các siêu thị, bếp ăn tập thể của doanh nghiệp, trường học trong và ngoài tỉnh với số lượng rau cung ứng khoảng 7 tấn/ngày. HTX còn có chính sách thu mua nông sản của thành viên với giá cao hơn thương lái để bảo đảm đầu ra ổn định cho người nông dân, đã tác động lớn đến sự "thay da đổi thịt" của vùng đất này.
“Điểm thuận lợi nhất đối với các sản phẩm này là sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, cơ bản bảo đảm các quy định về an toàn thực phẩm, một số sản phẩm đã được chế biến, đóng gói, có bao bì... Việc xây dựng thương hiệu rau Cần Giuộc là điều cần thiết để phát triển bền vững ngành hàng này tại địa phương. Để thực hiện được mục tiêu đó, huyện Cần Giuộc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của những người tham gia công tác quản lý, HTX cũng như người sản xuất về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu rau Cần Giuộc”.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An: Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 5077/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Long An giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Long An xác định Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Đề án OCOP là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị. Cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đóng vai trò kiến tạo, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... để phát triển thành các sản phẩm OCOP của tỉnh. Những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh gồm có: Gạo, chanh, thanh long, khóm, rau màu. Hiện nay, tỉnh đã có 57 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, trong đó 26 sản phẩm đạt 4 sao và 31 sản phẩm đạt 3 sao. Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có trên 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Cũng theo Sở Nông nghiệp và PTNT Long An: Xây dựng sản phẩm OCOP là chương trình hiệu quả, thiết thực với người dân, góp phần đưa sản phẩm đặc trưng, có tiềm năng, thế mạnh của địa phương đến với thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Việc này rất quan trọng với Long An khi ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại của tỉnh đang trong giai đoạn phát triển, thị trường tiêu thụ nhỏ, nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nhưng chưa được nhiều người biết đến. Chương trình OCOP không chỉ giúp địa phương giải quyết vấn đề giảm nghèo, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân mà còn xây dựng mối liên kết, phát triển kinh tế cộng đồng.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 19/12/2022 2:00 CH | Đã ban hành | | Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, HTX lĩnh vực nông nghiệp trong xây dựng nông mới | Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, HTX lĩnh vực nông nghiệp trong xây dựng nông mới | | Kinh tế tập thể nói chung, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng đã và đang giúp cho người nông dân nâng cao thu nhập trên từng đơn vị diện tích ngày càng bền vững hơn.
Sản xuất chủ động hơn
Hiện nay, các ngành chức năng tỉnh Long An đang tập trung tổ chức cho người nông dân sản xuất đi theo quỹ đạo mô hình HTX, chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tại HTX Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại nông nghiệp Hương Trang (huyện Mộc Hoá) hiện có 169 thành viên, canh tác hơn 500 ha lúa. Phương thức tổ chức sản xuất của HTX là tổ chức họp các thành viên trong HTX định hàng tháng để triển khai phương án sản xuất, thống nhất mùa vụ xuống giống đồng loạt, cùng trồng một giống lúa, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như lịch bơm tưới vào từng thời điểm cho phù hợp. Nói về đầu ra sản phẩm, Ông Trần Văn Sữa, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX cho hay: “Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc HTX làm cầu nối ký kết hợp đồng với Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Ngọc Lợi, Công ty Đại Tài,... Sau đó giữa nông dân và doanh nghiệp cũng phải ký hợp đồng thỏa thuận thu mua nên giá sản phẩm luôn ổn định và cao hơn giá thị trường từ 300 - 500 đồng/kg và không lo thương lái ép giá”.
Còn Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc HTX Mỹ Thạnh (huyện Thủ Thừa) cũng cho biết: Hiện tại HTX cung cấp 10-15 tấn rau, củ quả cho các chuỗi cửa hàng, siêu thị lớn tại TP.HCM nên việc tổ chức sản xuất cũng chủ động hơn. Các thành viên đều phấn khởi vì đã tính được lợi nhuận ngay khi bắt tay vào vụ sản xuất. Việc ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử đã giúp HTX xóa bỏ hoàn toàn mọi rào cản về khoảng cách không gian và thời gian trong kinh doanh. Nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến, lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Ảnh: HTX Mỹ Thạnh thực hiện xúc tiến thương mại, quản bá sản phẩm của HTX
Giám đốc HTX Nông nghiệp Sản xuất, Thương mại Dịch vụ Phước Thịnh (huyện Cần Giuộc) Đặng Duy Dũng chia sẻ: Sản phẩm của HTX đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, giúp mở rộng được kênh tiêu thụ. Thông qua đó, HTX nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Nhờ đó, đã chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất đã nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho các thành viên.
Ảnh: Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng – Võ Văn Thưởng tham quan cơ sở sơ chế rau của HTX Nông nghiệp Sản xuất, Thương mại Dịch vụ Phước Thịnh (huyện Cần Giuộc).
Theo Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản Long An cho biết: Việc liên kết sản xuất theo mô hình HTX gắn với bao tiêu sản phẩm nông sản đã nâng cao được giá trị trên từng diện tích, tăng thu nhập trong từng nông hộ trong việc xây dựng NTM. Giải pháp trong thời gian tới là ngành nông nghiệp đang tập trung tư vấn, hỗ trợ HTX, khuyến khích chuyển dịch, tái cơ cấu lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với liên kết vùng nguyên liệu tập trung và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp có đủ năng lực về vốn, quản lý tham gia đầu tư, liên kết cùng các HTX để hỗ trợ nông dân chuyển giao ứng dụng KH-CN mới và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp trong xây dựng NTM.
Nhiều giải pháp củng cố, phát triển HTX nông nghiệp
Tới thời điểm 12/2022, Long An hiện có 227 HTX nông nghiệp, trong đó ngưng hoạt động là 30 HTX. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của 197 HTX đang hoạt động như sau: HTX trồng trọt là 160 HTX, chăn nuôi 19, nuôi thủy sản là 13, tổng hợp là 05 HTX. Tổng vốn điều lệ các HTX là hơn 205,5 tỷ đồng với tổng số lượng thành viên hơn 7.000 người. Diện tích sản xuất hơn 20.600 ha.
Liên hiệp HTX: Toàn tỉnh có 05 LH HTX , trong đó: 01 Liên hiệp HTX hoạt động hiệu quả, 01 liên hiệp HTX đang đi vào hoạt động, 01 liên hiệp HTX đang tiến hành tổ chức hoạt động và 02 LH HTX ngưng hoạt động, lũy kế số lượng LH HTX thành lập mới tới thời điểm 12/12/2022 là 01 LH HTX. Tổng vốn điều lệ các LH HTX là 4.200 triệu đồng với 20 thành viên là các HTX trong tỉnh.
Kinh tế tập thể, HTX lĩnh vực nông nghiệp ở Long An đã phát huy được hiệu quả, đóng góp tích cực trong xây dựng NTM và quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Theo Liên minh HTX Long An, hiện nay các HTX lĩnh vực nông nghiệp khó tiếp cận được các nguồn vốn hỗ trợ do không đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên chưa thể mở rộng quy mô sản xuất. Cách thức hoạt động của HTX còn mang tính rời rạc, chưa liên kết để tận dụng thế mạnh của từng HTX tạo nên vùng sản xuất tập trung, chủ lực. Kinh tế tập thể, HTX vẫn yếu thế so với loại hình kinh tế khác, năng lực cạnh tranh thấp nên chưa thu hút được đông đảo nông dân và các đối tác tin tưởng tham gia. Công việc của HTX chưa thật sự hấp dẫn, thu nhập thấp nên khó thu hút cán bộ chuyên môn có năng lực tham gia quản lý, điều hành, làm việc tại HTX. Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm tới công tác lãnh, chỉ đạo kinh tế tập thể, HTX nhất là ở cấp huyện, xã. Một số HTX chưa có trụ sở làm việc, chưa mở rộng các hoạt động, lợi ích kinh tế mang lại cho các thành viên chưa nhiều. Tại một số nơi, thành viên tham gia mang tính hình thức, chưa phát huy tinh thần trách nhiệm trong hoạt động cũng như công tác kiểm tra, giám sát HTX. Để nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, Liên minh HTX Long An tiếp tục phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện củng cố lại HTX yếu kém, tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ xây dựng mô hình điểm và giải thể các HTX hoạt động cầm chừng, ngừng hoạt động. Thành lập các mô hình KTTT phù hợp từng địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động và nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm; tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, thành viên các HTX nông nghiệp về năng lực quản trị, xây dựng và thực hiện hiệu quả phương án sản xuất, kinh doanh, kiến thức tiếp cận thị trường,.... Để KTTT, HTX phát triển đúng vai trò trong nền nông nghiệp hiện đại rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự chủ động của các thành viên HTX để góp phần khẳng định tính hiệu quả của mô hình KTTT trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo động lực cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo kế hoạch đề ra.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An cho biết, thời gian qua, việc xây dựng và phát triển kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là HTX nông nghiệp tạo chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong việc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả KTTT thì cần phải đẩy mạnh hỗ trợ, giúp sức của Nhà nước và xã hội, HTX nông nghiệp phải ứng dụng nhanh, hiệu quả khoa học - công nghệ tiên tiến. Để kinh tế tập thể phát triển bền vững thì HTX nông nghiệp phải đóng vay trò nòng cốt, làm đầu mối hợp tác, liên kết sản xuất để góp phần hình thành các chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhiều chủ thể tham gia,…phải chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lại các vùng sản xuất theo hướng phát triển những cây, con có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Việc xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ đang được ngành nông nghiệp tập trung thực hiện, tạo mọi điều kiện để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, chế biến sâu với các mặt hàng nông sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, qua đó quảng bá nông sản của Long An cả thị trường trong và ngoài nước./.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 15/12/2022 2:00 CH | Đã ban hành | | Sức bật nông nghiệp Long An từ sản xuất ứng dụng công nghệ cao | Sức bật nông nghiệp Long An từ sản xuất ứng dụng công nghệ cao | | Với Đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Long An đã ưu tiên nguồn lực triển khai hàng loạt mô điểm, qua đó làm hạt nhân lan tỏa nông nghiệp hiện đại.
Hàng loạt mô hình điểm ứng dụng công nghệ cao
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, qua thời gian, triển khai Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp (gọi tắt là Đề án), nông dân, HTX, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng KH-KT, công nghệ cao (CNC) vào sản xuất.
Ảnh: Ứng dụng CNC trong sản xuất rau tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
*Đối với cây lúa: Năm 2022, tỉnh đã xây dựng vùng lúa ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đã triển khai thực hiện 6 mô hình vụ Hè thu tại: HTX NN Hưng Thành (xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng), quy mô thực hiện 150 ha/22 hộ; HTX NN Tuyên Bình Tây (xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng): quy mô thực hiện 400 ha/49 hộ; HTX DV, SX và Thương mại Hương Trang (xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa): quy mô thực hiện 400 ha; HTX NN Phát Lộc ( xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh): quy mô thực hiện 150 ha/17 hộ; HTX Nông nghiệp Long Thuận - Thủ Thừa (xã Long Thuận, huyện Thủ Thừa): quy mô thực hiện 100 ha/ 20 hộ; HTX DV SX TM Nông nghiệp 4.0 (xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa): quy mô thực hiện 100 ha/14 hộ); Xây dựng mô hình điểm: Vụ Hè Thu 2022 thực hiện 1 mô hình điểm huyện Tân Thạnh với diện tích 50 ha/25 hộ.
Diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án là 15.881,6 ha/7.015 ha kế hoạch năm 2022, đạt 226,4% so với kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án là 50.120,1 ha/60.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 83,53% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025
*Đối với cây rau: Năm 2022, đã phối hợp địa phương hỗ trợ vật tư (phân hữu cơ, chế phẩm, thuốc sinh học) cho người dân tham gia các mô hình ứng dụng công nghệ cao thuộc vùng Đề án (02 mô hình điểm, 03 mô hình nhân rộng). Tổ chức 03 cuộc Hội nghị tập huấn nhân rộng mô hình với 90 nông dân tham gia.
Diện tích rau ứng dụng công nghệ cao là 1.839,84 ha/1.832 ha kế hoạch năm 2022, đạt 100,4% so với kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, có 1.839,84 ha/2.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 92% so với kế hoạch giai đoạn 2021-2025. *Đối với cây thanh long:
Xây dựng mô hình điểm: Mô hình do tỉnh thực hiện, đã tiến hành tập huấn cho nông dân, phối hợp các đơn vị kiểm tra giao nhận vật tư cho nông dân của 03 mô hình điểm tại các xã Vĩnh Công (huyện Châu Thành), xã Quê Mỹ Thạnh (huyện Tân Trụ) và xã Bình Tâm (Thành phố Tân An). Phối hợp địa phương hoàn chỉnh hồ sơ thanh quyết toán cho các mô hình trên…
Diện tích thanh long ứng dụng công nghệ cao vùng Đề án là 755 ha/756 ha KH năm 2022, đạt 99,9% kế hoạch. Luỹ kế thực hiện, diện tích thanh long ứng dụng công nghệ cao là 4.067,2 ha/6.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 67,78% hoạch giai đoạn 2021-2025
*Đối với cây chanh: Xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh tại huyện Bến Lức: Tập huấn đầu vụ xây dựng vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh tại huyện Bến Lức (HTX DVNN Thạnh Hòa, quy mô vùng chanh 10 ha). Nội dung tập huấn: Các chính sách về công nghệ cao trên cây chanh, bay phun thuốc không người lái, Quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng gắn với yêu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp, HTX,...Xây dựng mô hình điểm, nhân rộng mô hình (MH) chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: Tập huấn đầu vụ 02 mô hình tại (HTX SX DV Nông nghiệp Thuận Bình - Thạnh Hóa và Thủ Thừa, với diện tích 20 ha). Nội dung tập huấn: Hỗ trợ phân bón hữu cơ vi sinh, Quy trình thiết lập, giám sát vùng trồng gắn với yêu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp, HTX…
Ảnh: Ứng dụng Drone (máy bay không người lái) vào trong phun xịt thuốc trên cây chanh.
Diện tích chanh ứng dụng công nghệ cao là 177 ha/585 ha kế hoạch năm 2022, đạt 30,2% kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, có 382.6 ha/3.000 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 12,7% so với KH giai đoạn 2021-2025.
*Đối với con bò thịt: Xây dựng mô hình điểm chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao: Tổ triển khai phối hợp với địa phương triển khai xây dựng 03 mô hình điểm chăn nuôi bò thịt ƯDCNC trong năm 2022, cụ thể: Mô hình ông Nguyễn Thanh Toàn (xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ): Đã mua 12 con bò cái sinh sản; HTX Bình Thạnh (ấp Bà Phổ, xã Bình Thành, huyện Thủ Thừa): Đã mua 17 con bò cái sinh sản; Mô hình ông Huỳnh Thanh Tuấn (ấp 1, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ): Đã mua 10 con bò cái sinh sản...
*Đối với con tôm: Triển khai thực hiện tại 03 hộ nuôi ở các huyện vùng Đề án với tổng diện tích thực hiện là 1,13 ha (gồm diện tích ao ương 0,68 ha và diện tích ao nuôi 0,45 ha), tổng sản lượng tôm thu hoạch 19.462 kg, trong đó: Huyện Cần Đước: Diện tích 0,3 ha (diện tích ương 0,2 ha, diện tích nuôi 0,1 ha), sản lượng tôm thu hoạch 2.970 kg; huyện Châu Thành: Diện tích 0,38 ha (diện tích ương 0,23 ha, diện tích nuôi 0,15 ha), sản lượng tôm thu hoạch 7.992 kg; huyện Tân Trụ: Diện tích 0,45 ha (diện tích ương 0,25 ha, diện tích nuôi 0,2 ha), sản lượng tôm thu hoạch 8.500 kg.
Diện tích tôm ứng dụng công nghệ cao là 18,08 ha/13,5 ha kế hoạch năm 2022, đạt 133,9% kế hoạch năm 2022. Luỹ kế thực hiện, có 28,08 ha/100 ha kế hoạch giai đoạn 2021-2025, đạt 10% kế hoạch giai đoạn 2021-2025
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Long An, các sở, ngành, địa phương đã chủ động phối hợp triển khai các mô hình điểm, mô hình nhân rộng trên địa bàn và phân bổ kinh phí đầu tư các hạng mục công trình; hỗ trợ sản xuất, kết nối, liên kết tiêu thụ nông sản, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh Long An phát triển bền vững, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, hiệu quả cao.
Các HTX điểm, điển hình cũng đã phát huy tốt vai trò cầu nối liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho thành viên, doanh thu cho HTX, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nhiều HTX tham gia tích cực vào quá trình thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...
Số hóa sản xuất, tiêu thụ nông sản
Ngoài khuyến khích xây dựng các mô hình ứng dụng CNC, các địa phương cũng vận động nông dân áp dụng công nghệ từng phần như tưới tiết kiệm, sử dụng giống mới có năng suất chất lượng cao, kháng sâu bệnh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giúp người dân tiếp cận và hiểu được lợi ích của CNC vào sản xuất.
Long An cũng chú trọng ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trái cây xuất khẩu; các chuỗi sản xuất nông sản an toàn; quản lý các chỉ dẫn địa lý; áp dụng thiết bị bay không người lái; ứng dụng công nghệ số để thực hiện quan trắc tự động, theo dõi giám sát tự động mực nước, độ mặn; ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin để tự động hóa một số khâu trong quy trình sản xuất chăn nuôi... bảo đảm nhanh chóng, chính xác, minh bạch.
Để giúp nông dân ổn định đầu ra, tìm kiếm thêm thị trường, thời gian qua, ngành nông nghiệp Long An đã tập trung các giải pháp phối hợp với địa phương xây dựng, tổng hợp những nông hộ, HTX có nhu cầu tiêu thụ nông sản, những sản phẩm chủ lực... để đưa lên sàn giao dịch điện tử.
Cụ thể, đã cập nhật thông tin 24 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn tỉnh, 31 sản phẩm OCOP tỉnh Long An; cập nhật danh sách 867 cơ sở được cấp giấy đủ điều kiện ATTP để đưa vào vận hành sàn giao dịch điện tử nông sản an toàn của tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn tạo lập dữ liệu vùng trồng thanh long để đưa lên bản đồ số phục vụ cho tra cứu thông tin tại xã Dương Xuân Hội (huyện Châu Thành) và đưa vào vận hành hệ thống kết nối cung cầu nông sản an toàn tỉnh Long An.
Về những khó khăn khi triển khai Đề án trong bối cảnh hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đánh giá hiện nay, giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng cao, trong khi tình hình tiêu thụ nông sản vẫn gặp nhiều khó khăn, sức mua thị trường nội địa giảm, thị trường xuất khẩu bị hạn chế... Mặt khác, việc đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, trong khi khả năng của người dân còn hạn chế. Đặc biệt, trên cây thanh long, do tình hình tiêu thụ thanh long gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ trồng thanh long phá bỏ, không tái đầu tư vốn để sản xuất hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác nên việc vận động tham gia các mô hình gặp nhiều hạn chế./.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 12/12/2022 10:00 SA | Đã ban hành | | Các hợp tác xã nông nghiệp tăng cường hoạt động chuyển đổi số | Các hợp tác xã nông nghiệp tăng cường hoạt động chuyển đổi số | | Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại được xem là giải pháp tối ưu cho việc tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã (HTX). Bắt kịp xu hướng đó, các HTX trên địa bàn tỉnh tăng cường chuyển đổi số để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị sản phẩm.
Ảnh: Tem truy suất nguồn gốc của HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa.
Những năm gần đây, kinh tế tập thể ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn quy mô, đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện nhiều HTX tích cực áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để thay đổi cách thức vận hành, mô hình sản xuất, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Đặc biệt, các HTX còn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn TMĐT như Shopee, Sendo, Tiki, Voso, Postmart,...
Ảnh: Website giới thiệu sản phẩm nông sản của Hợp tác xã Nông nghiệp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa
Giám đốc HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh (xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa) - Nguyễn Quốc Cường cho biết, HTX chuyên sản xuất các loại rau, củ, quả như khổ qua, bầu, bí, dưa leo, đậu bắp, đậu đũa, mướp,... theo tiêu chuẩn VietGAP. Thời gian qua, HTX không chỉ tích cực tìm hiểu và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất mà còn mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin trong khâu quản lý, bán hàng và quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, HTX phối hợp các sở, ngành liên quan đưa các sản phẩm của HTX lên các sàn TMĐT để tìm đầu ra ổn định.
Còn tại HTX Nông nghiệp sản xuất thương mại dịch vụ Phước Thịnh (xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc), các thành viên HTX đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, không ngừng học hỏi, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh. Giám đốc HTX Nông nghiệp sản xuất thương mại dịch vụ Phước Thịnh – Đặng Duy Dũng cho biết: “Hiện nay, các sàn TMĐT được xem là thị trường tiêu thụ giàu tiềm năng. Thông qua sàn TMĐT, HTX và nông dân được tiếp cận trực tiếp thị trường, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất đáp ứng theo yêu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân”. Ảnh: Sản phẩm của Hợp tác xã Nông nghiệp Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phước Thịnh được bán trên sàn thương mại điện tử của tỉnh
Cuối tháng 10/2022, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh phối hợp Cục Xúc tiến thương mại tổ chức khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển kinh tế tập thể và HTX với những nội dung hết sức hữu ích, giúp nâng cao năng lực chuyển đổi số cho các HTX trên địa bàn tỉnh. Nội dung khóa tập huấn tập trung hướng dẫn cho các HTX: Khâu chuẩn bị, tạo tài khoản để tham gia kinh doanh trên các sàn TMĐT; cách khởi tạo gian hàng, đưa sản phẩm lên gian hàng và theo dõi đơn hàng; cách chụp ảnh, xây dựng nội dung giới thiệu sản phẩm; cách thức gói, vận chuyển bảo đảm chất lượng sản phẩm; truyền đạt thông tin về sản phẩm với khách hàng trên môi trường số thông qua hoạt động livestream.
Theo đại diện Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin (Cục Xúc tiến thương mại), chuyển đổi số đối với HTX là quá trình ứng dụng công nghệ số và sử dụng cơ sở dữ liệu làm thay đổi mô hình kinh doanh nhằm giảm chi phí, tiếp cận tối đa khách hàng, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích cho thành viên.
Hiện nay, có rất nhiều HTX thành công nhờ sử dụng nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản trị dữ liệu bằng các tệp máy tính có định dạng, trao đổi thông tin, quản trị hoạt động đầu vào, đầu ra, truy xuất thông tin, nguồn gốc sản phẩm; sử dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động thanh toán;...
Theo Bà Đinh Thị Phương Khanh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Để thúc đẩy, nâng cao năng lực chuyển đổi số của các HTX, ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển HTX cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác các cấp, cán bộ chủ chốt và thành viên của HTX. Đồng thời, tăng cường phối hợp các sở, ngành để đưa sản phẩm của các HTX lên các sàn TMĐT lớn. Song song đó, các HTX cần chủ động phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển kinh tế tập thể, HTX theo hướng hiện đại, bền vững./.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 08/12/2022 9:00 SA | Đã ban hành | | Nhiều cơ chế chính sách và hướng dẫn xây dựng nông thôn mới được ban hành | Nhiều cơ chế chính sách và hướng dẫn xây dựng nông thôn mới được ban hành | | Mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Long An đến cuối năm 2025 là có 10 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó 02 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, một huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 142/161 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 65 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 12 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp để tăng tốc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, trong đó việc kịp thời ban hành các cơ chế chính sách và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện là giải pháp quan trọng.
Huyện Châu Thành triển khai Bộ tiêu chí NTM gai đoạn 2021-2025
Năm 2021 và 2022, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh Long An đã ban hành 13 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, làm cơ sở để các ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình. Riêng năm 2022, tỉnh đã ban hành 09 văn bản. Trong đó có Bộ tiêu chí NTM, NTM nâng cao cấp huyện, cấp xã; bộ tiêu chí ấp nông thôn mới; kế hoạch phân bổ vốn thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (vốn do Trung ương và tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình),…
Tính đến 30/11/2022, Long A đã có 116/161 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ công nhận thêm 4 xã NTM, nâng số xã được công nhận đạt chuẩn NTM của tỉnh lên 120 xã, chiếm 74,5% số xã toàn tỉnh; có 28 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 112,5% so với kế hoạch năm 2022.
Cấp huyện, đã có 4/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (gồm: Châu Thành, huyện Tân Trụ, Tân An và thị xã Kiến Tường), đạt 100% kế hoạch năm 2022. Đối với huyện Cần Đước: Đến nay đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 05 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và cơ bản đủ điều kiện để công nhận huyện đạt chuẩn NTM; huyện Châu Thành: Đã có 100% các xã đạt chuẩn NTM, 11/12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và cơ bản đủ điều kiện để công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Tỉnh và huyện đang hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để trình Trung ương công nhận huyện Cần Đước đạt chuẩn NTM, huyện Châu Thành đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2023. 
Có thể nói, các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh được ban hành đúng theo quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình của các cấp, các ngành trong tỉnh. Các cơ chế, chính sách thực hiện xây dựng NTM của tỉnh đã có sự tập trung ưu tiên về nguồn vốn cho những xã khó khăn và xã đạt chuẩn theo lộ trình giai đoạn 2021-2025 để giảm sự chênh lệch phát triển giữa các xã và đảm bảo mục tiêu xây dựng NTM đã đề ra.
Bên cạnh đó, trong triển khai xây dựng NTM của các ngành, các cấp trong tỉnh đã thực hiện các mô hình như: “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng NTM”, “Tuyến đường xanh, sạch, đẹp”, mô hình phân loại rác tại nguồn và khuyến cáo không sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của hội phụ nữ; mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự”, “Camera quan sát an ninh, trật tự”, “Đội honda khách phòng, chống tội phạm”, “Đội dân phòng xung kích bảo vệ an ninh, trật tự biên giới” của Hội cựu chiến binh; phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng; mô hình “ánh sáng an ninh” và nhiều cá nhân, tổ chức hiến đất, vật tư cho xây dựng NTM,…
Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao được áp dụng như: Mô hình chăn nuôi bò, mô hình trồng rau an toàn, mô hình trồng chanh, mô hình trồng cây ăn trái vùng Đồng Tháp Mười,…đang giúp người dân nâng cao thu nhập.
Trồng rau an toàn tại huyện Cần Đước
Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng, trong đó đặc biệt là đã từng bước khơi dậy được sự tham gia đóng góp của người dân và doanh nghiệp để phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM với vai trò là chủ thể.
Năm 2022, toàn tỉnh Long An ước huy động được khoảng 40.094 tỷ đồng để thực hiện chương trình, trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp: 264,4 tỷ đồng, chiếm 0,7%; ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp: 150 tỷ đồng, chiếm 0,4%.; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 1.985 tỷ đồng, chiếm 5%.; vốn huy động từ doanh nghiệp và người dân: 560,6 tỷ đồng, chiếm 1,4%; vốn tín dụng: 37.134 tỷ đồng, chiếm 92,6%.
Xây dựng NTM đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ và từng bước theo hướng hiện đại; các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung được hình thành và ứng dụng công nghệ cao bước đầu có hiệu quả; chất lượng nông sản ngày càng tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu, ý thức hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đã được nâng lên, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 15,6 triệu đồng năm 2010 lên trên 65 triệu đồng năm 2022; các thiết chế văn hoá-giáo dục-y tế ngày càng được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân nông thôn./.
Anh Nhung Chi cục PTNT và TL
| 05/12/2022 3:00 CH | Đã ban hành | | Trung ương kiểm tra giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới | Trung ương kiểm tra giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới | |
Ngày 29/11, Đoàn kiểm tra giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương do bà Cao Xuân Thu Vân -Phó Chủ tịch Trung ương Hội làm Trưởng đoàn đã đến làm việc tại tỉnh Long An. Ông Nguyễn Minh Lâm - Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh cùng các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh tiếp và làm việc với đoàn. Để nắm rõ tình hình và kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh, Đoàn kiểm, tra giám sát của Trung ương đã đi khảo sát thực tế tại xã Tân lập huyện Tân Thạnh và nghe Ban Chỉ đạo tỉnh báo cáo kết quả cũng như các khó khăn vướng mắc trong xây dựng NTM của tỉnh. Tính đến nay, tỉnh Long An đã có 116/161 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 72% số xã toàn tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ công nhận thêm 4 xã NTM, nâng số xã được công nhận đạt chuẩn NTM của tỉnh lên 120 xã, chiếm 74,5% số xã toàn tỉnh, đạt 101% kế hoạch trung ương giao (Trung ương giao tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM đến cuối năm 2022 là 73,9%, khoảng 119 xã); 28 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm 17,4% số xã toàn tỉnh, đạt 112,5% so với kế hoạch năm 2022 và 4/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (gồm: Châu Thành, huyện Tân Trụ, Tân An và thị xã Kiến Tường), đạt 100% kế hoạch năm 2022.

Khu vực nông thôn đã có bước phát triển rõ nét trên hầu hết mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ và từng bước theo hướng hiện đại; các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung được hình thành và ứng dụng công nghệ cao bước đầu có hiệu quả; chất lượng nông sản ngày càng tăng, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu, ý thức hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đã được nâng lên, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 15,6 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 65 triệu đồng năm 2022; các thiết chế văn hoá-giáo dục-y tế ngày càng được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân nông thôn. Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng, trong đó đặc biệt là đã từng bước khơi dậy được sự tham gia đóng góp của người dân và doanh nghiệp để phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM với vai trò là chủ thể.
Bên cạnh kết quả đạt được, xây dựng NTM của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, bất cập: Tiềm năng của nông nghiệp và nông thôn vẫn chưa được nhận diện đúng mức, nhất là tiềm năng về không gian sinh thái, giá trị văn hoá bản địa... để tạo nên bản sắc riêng của nông thôn từng vùng, do đó chưa khai thác hiệu quả tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn; Tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ nông sản chưa đồng bộ; tỷ lệ nông sản được sản xuất theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế còn rất hạn chế; một số giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp chưa được gìn giữ và khai thác hiệu quả; các tệ nạn xã hội như: Ma túy, cờ bạc, trộm cắp… vẫn còn diễn biến phức tạp ở nông thôn. Đoàn tham qua mô hình trông cây ăn trái tại xã Tân lập
Để khắc phục các khó khăn trong triển khai thực hiện và đạt mục tiêu xây dựng NTM đã đề ra, Ban Chỉ đạo tỉnh đã kiến nghị Đoàn đề nghị Chính phủ một số vấn đề như: “Chỉ đạo thống nhất trong cả nước về tổ chức Bộ máy tham mưu, thực hiện Chương trình từ tỉnh đến xã, ấp; ban hành quy định thống nhất về hệ số phụ cấp kiêm nhiệm cho lực lượng cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM ở các cấp; bổ sung nội dung chi và mức chi cho “Công tác theo dõi, đánh giá bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” vào Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và đề nghị các Bộ, ngành Trung ương có hướng dẫn bổ sung một số chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao; huyện NTM/ NTM nâng cao như: Chỉ tiêu “Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, cấp độ 2”, thuộc tiêu chí số 5, quy định về tỷ lệ hỏa táng người chết thuộc tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao. Hướng dẫn bổ sung chỉ tiêu “Có khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoặc cụm ngành nghề nông thôn” thuộc tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí huyện NTM và huyện NTM nâng cao,..”.
Bà Cao Xuân Thu Vân - Trưởng đoàn kiểm tra giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới Trung ương đánh giá cao kết quả xây dựng NTM của tỉnh trong thời gian qua và ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của tỉnh với Trung ương về những khó khăn, bất cập trong xây dựng nông thôn mới./.
Anh Nhung Chi cục PTNT và TL
| 02/12/2022 2:00 CH | Đã ban hành | | Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kiến Bình: Phát triển thương hiệu gạo tím | Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kiến Bình: Phát triển thương hiệu gạo tím | |
Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Kiến Bình (ấp Đá Biên, xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) được thành lập vào năm 2016 với 59 thành viên sản xuất 150ha lúa, trong đó có 50 ha sản xuất hoàn toàn theo hướng hữu cơ với sản phẩm lúa tím. Những năm qua, HTX từng bước vượt khó, ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường với mặt hàng gạo tím. Ảnh: Sản phẩm gạo tím, nếp tím của Hợp tác xã DVNN Kiến Bình
Từ niềm đam mê học hỏi
Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm ngành Bảo vệ thực vật (BVTV), chàng kỹ sư trẻ Dương Hoài Ân tưởng chừng đã “an phận” với công việc kinh doanh, cung ứng các mặt hàng thuốc BVTV cho các đại lý và người dân. Nhưng rồi trong một lần tình cờ về Sóc Trăng chơi, anh Ân biết đến loại gạo tím. Ý tưởng mang giống lúa mới này về quê hương Kiến Bình được ấp ủ và anh Ân bắt tay vào thực hiện. Nhờ ưu thế về mặt thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, hạt gạo tím Kiến Bình khi nấu chín có độ dẻo, săn, mang hương thơm đặc trưng; đồng thời chứa hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội so với các loại gạo thông thường. Gạo tím hiện nay được xem là loại gạo thảo dược, có hàm lượng Vitamin nhóm B, Canxi, Magie, Omega 3-6-9 cao, có lợi cho sức khỏe, giảm các bệnh về tim mạch, tiểu đường, xương khớp. Sản phẩm có lợi cho những người ăn kiêng, người bị huyết áp, người bệnh tim mạch,... Quá trình trồng theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học nên thành phẩm hoàn toàn không có chất độc hại và dư lượng thuốc BVTV. Vậy là từ ý tưởng ban đầu, anh Ân đã thử nghiệm thành công và góp phần nhân rộng diện tích trồng lúa tím cho HTX DVNN Kiến Bình.
Giám đốc HTX DVNN Kiến Bình - Dương Hoài Ân chia sẻ: “Gạo là thực phẩm có mặt trong hầu hết các bữa ăn của gia đình người Việt. Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao, do đó xu hướng của người tiêu dùng hiện nay cũng chuyển dần từ ăn no sang ăn ngon. Đây là tín hiệu tích cực, mở ra hướng phát triển bền vững cho các đơn vị sản xuất và tiêu thụ những loại gạo đặc sản trong nước, trong đó có gạo tím Kiến Bình, góp phần nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam”. Ảnh: HTX DVNN Kiến Bình tham gia trưng bày gian hàng tại Tuần lễ văn hóa, thể thao du lịch tỉnh Long An năm 2022.
Chị Nguyễn Thị Kiều Liên, ngụ khu phố 2, thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, cho biết: “Mặc dù giá gạo tím cao hơn gạo thông thường một chút nhưng do đây là mặt hàng thiết yếu của gia đình, tiêu thụ hàng ngày nên yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng cao luôn được tôi đặt lên hàng đầu. Tôi thấy loại gạo tím này nấu cơm rất ngon nên ưu tiên chọn”.
Theo chia sẻ của các thành viên HTX, khi sản xuất theo hướng hợp tác, HTX bao tiêu đầu ra và cam kết lợi nhuận nên họ rất an tâm sản xuất. Còn theo anh Ân, trên thị trường hiện nay, 2 sản phẩm gạo tím và nếp tím rất hút hàng vì có tính năng như thảo dược, tuy giá thành khá cao so với các sản phẩm cùng loại. Khi 2 sản phẩm này kết hợp trồng theo hướng hữu cơ sẽ nâng cao giá trị thành phẩm, điều này chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.
Từng bước khẳng định thương hiệu
Từ những kết quả đã đạt ban đầu, HTX DVNN Kiến Bình đang từng bước khẳng định thương hiệu gạo tím, nếp tím Kiến Bình. HTX cũng được sự hỗ trợ tích cực từ Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh tham gia các hội chợ thương mại ở TP.HCM, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang,... để quảng bá thương hiệu.
Nếu như trước đây, HTX chỉ sản xuất thử nghiệm khoảng 10 ha thì đến nay, diện tích trồng lúa tím đã nâng lên hơn 30 ha (mỗi tháng, các thành viên sẽ sản xuất luân phiên khoảng 5 ha). Như vậy, bình quân mỗi tháng, sản lượng gạo tím mà HTX có được khoảng 20 tấn. Ngoài cung ứng cho thị trường trong tỉnh, HTX còn đang hướng đến các thị trường tiềm năng khác như TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai,...
Anh Ân thông tin: “Hiện HTX ký kết hợp đồng tiêu thụ mặt hàng gạo tím với 3 đơn vị, trong đó 2 đơn vị ở TP.HCM và 1 đơn vị ở Đồng Nai. Mục tiêu của HTX là mở rộng, tìm kiếm thêm nhiều đối tác để ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, giúp cho các thành viên có đầu ra ổn định, góp phần nâng cao đời sống”.
Để khẳng định thương hiệu gạo tím Kiến Bình, các thành viên HTX đã lựa chọn những vụ mùa, thửa ruộng tốt nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào, do vậy duy trì được chất lượng đầu ra. Chất lượng quan trọng nhất là đầu vào. Thứ hai là hệ thống phân phối bán lẻ phải thật chuyên nghiệp. Người bán hàng cần hướng dẫn khách sử dụng từ nấu thế nào cho ngon đến cách bảo quản,... tất cả đang được HTX DVNN Kiến Bình quan tâm từng bước.
Có thể nói với ý tưởng táo bạo và định hướng đúng đắn trong phát triển kinh doanh, gạo tím của HTX DVNN Kiến Bình đang từng bước phát triển bền vững, có chỗ đứng trên thị tường và qua đó góp phần nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam./.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 30/11/2022 8:00 SA | Đã ban hành | | Xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới năm 2021 | Xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới năm 2021 | | Chiều ngày 25/11/2022, UBND huyện Tân Thạnh đã trang trọng tổ chức Lễ công bố xã Tân Bình đạt chuẩn nông thôn mới. Đến dự Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Chí Thiện; Bí thư Huyện ủy - Bùi Quốc Bảo; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy - Nguyễn Thị Trúc; Chủ tịch UBND huyện - Lê Thanh Đông; Chủ tịch UBMTTQVN huyện - Nguyễn Văn Chung cùng lãnh đạo, cán bộ, nhân dân xã nhà.
Trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Tân Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021
Xã Tân Bình có diện tích tự nhiên 2.836,66 ha được chia thành 4 ấp. Bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị , diện mạo quê hương đã không ngừng đổi thay. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 đạt tỷ lệ 3,53%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ người có việc làm thường xuyên chiếm trên 99,4%; trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 96%; cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân; môi trường và an ninh trật tự trên đại bàn xã được đảm bảo; hệ thống chính trị xã tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới đã có rất nhiều hộ gia đình và cá nhân thể hiện sự nhiệt tình, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động, đóng góp công sức cho sự nghiệp chung của địa phương như sẵn sàng hiến đất, vật kiến trúc để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, đồng thời tăng cường giám sát giúp các công trình thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Gần 10 năm xây dựng nông thôn mới nhân dân đóng góp trên 63 tỷ đồng chiếm tỷ lệ trên 25% tổng nguồn vốn đầu tư công trình. Đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới là niềm vui rất lớn và là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực và cố gắng hết mình của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Chí Thiện chúc mừng và biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Bình đã đạt được, đồng thời nhấn mạnh đây là tiền đề quan trọng giúp xã nhà ngày càng vươn xa và gặt hái được nhiều thành quả hơn trong tương lai và sớm được danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao. Để làm tốt điều này đề nghị huyện Tân Thạnh và xã Tân Bình tiếp tục lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt 1 số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch xã phù hợp với quy hoạch chung của toàn huyện; tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo điều kiện sản xuất phát triển đẩy mạnh công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; tập trung các nguồn lực xã hội để phát triển kết cấu kinh tế hạ tầng, phát triển; tiếp tục phát huy gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của nông thôn, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
 Trao tặng bằng khen cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới xã Tân Bình.
Dịp này, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND huyện đã trao tặng 37 bằng khen, giấy khen cho 17 tập thể và 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới xã Tân Bình./.
Ngọc Diệu - Chí Tâm
Đài truyền thanh huyện Tân Thạnh
| 28/11/2022 8:00 SA | Đã ban hành | | Hợp tác xã nông nghiệp chanh không hạt Bo Bo Tân Thành: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất | Hợp tác xã nông nghiệp chanh không hạt Bo Bo Tân Thành: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất | |
Với điều kiện thuận lợi là nằm trong vùng quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây chanh (ƯDCNC) của tỉnh Long An, đồng thời thổ nhưỡng rất thích hợp với cây chanh không hạt. Hợp tác xã nông nghiệp chanh không hạt Bo Bo Tân Thành (HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành) xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa mạnh dạn áp dụng sản xuất chanh không hạt theo hướng Globalgap (tiêu chuẩn Châu Âu) nên từ đó sản phẩm vươn ra thị trường lớn (Anh, Hà Lan, Đức, Nga… Braxin và các nước Trung Đông…) góp phần tăng thu nhập cho người nông dân trồng chanh không hạt trong vùng.
Ảnh: Chăm sóc cây chanh không hạt tại HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành thực hiện theo tiêu chuẩn Globalgap.
Theo Ông Lê Văn Tiên, Giám đốc HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành chia sẻ: Tiền thân của HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành là từ Tổ hợp tác chanh không hạt được hình thành 2017, giai đoạn ban đầu hết sức khó khăn, tuy nhiên do đa số thành viên THT đều được trang bị kỹ thuật cơ bản về trồng chanh không hạt. Đặc biệt dưới sự hỗ trợ tích cực của chính quyền, đoàn thể, Hội Nông dân nên HTX đã phối hợp với Công ty TNHH một thành viên The Fruit Repulic Cần Thơ để sản xuất chanh không hạt đạt chất lượng Globalgap (tiêu chuẩn Châu Âu) nên từ đó sản phẩm vươn ra thị trường lớn (Anh, Hà Lan, Đức, Nga… Braxin và các nước Trung Đông…). Ông Tiên thông tin thêm, tất cả thành viên của HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành đều ƯDCNC vào sản xuất diện tích hơn 30 ha theo quy trình GlobanGap, từ khâu giống, chăm sóc bón phân, rải thuốc. Đặc biệt, vườn chanh của mỗi hộ đều có nhà kho chứa dụng cụ, phân thuốc cất xa nhà ở, có hố, lò xử lý chất thài (được đốt), các lô trồng chanh đều có ghi số, đặc biệt vườn chanh chỉ trồng chanh không trồng các loại cây khác. Vùng sản xuất chanh không hạt của HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành được Công ty TNHH một thành viên The Fruit Repulic Cần Thơ công nhận là vùng nguyên liệu của Công ty.  Ảnh: Vườn chanh không hạt của thành viên HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành
Theo Ông Nguyễn Văn Tuấn, thành viên HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành thông tin: Hàng tuần kỹ sư của Công ty Cty TNHH một thành viên The Fruit Repulic Cần Thơ đều xuống với vườn chanh của thành viên HTX để kiểm tra và kịp thời lắng nghe ý kiến của người trồng chanh. Đặc biệt, Công ty ký hợp đồng với thành viên HTX, giá thu mua sản phẩm luôn cao hơn giá thị trường cùng thời điểm từ 2.000 đồng/kg trở lên nếu thực hiện đúng theo quy trình do kỹ sư của Công ty hướng dẫn” . Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thủ Thừa: Việc xây dựng mô hình ƯDCNC trong sản xuất chanh không hạt tại HTX chanh không hạt Bo Bo Tân Thành là một mô hình mới và đem lại hiệu quả rất cao. Trong thời gian tới đơn vị sẽ phối hợp với UBND xã Tân Thành và Công ty TNHH một thành viên The Fruit Repulic Cần Thơ tiếp tục tục mở rộng diện tích trồng chanh không hạt sản xuất theo tiêu chuẩn Globalgap và thực hiện tuyên truyền vận động người dân tham gia vào HTX./.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 28/11/2022 7:00 SA | Đã ban hành | | Bộ Tư pháp: Tổ chức Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật | Bộ Tư pháp: Tổ chức Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật | |
Nhằm triển khai nhiệm vụ được giao về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 202; qua đó nhận diện đầy đủ hơn về những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, tạo cơ sở tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ, đồng thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, đảm bảo tổ chức triển khai nhiệm vụ đúng các yêu cầu, quy định. Ngày 23/11/2022, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã Tân Hòa-huyện Bến Lức
Chủ trì buổi Hội thảo, bà Ngô Quỳnh Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp và một số Lãnh đạo Phòng, chuyên viên Vụ PBGDPL và Vụ pháp luật hình sự -hành chính; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Về phía đơn vị tỉnh Long An: có ông Trần Văn Năm - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đại diện Phòng PBGDPL- Sở Tư pháp; đại diện Lãnh đạo Phòng Tư pháp và một số thành viên Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của huyện Bến Lức. Đại diện Lãnh đạo cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, công chức Tư pháp - Hộ tịch, các công chức chuyên môn được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; Trưởng các ấp trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Bến Lức.
Tại buổi Hội thảo các đại biểu đã thẳng thắng trao đổi kinh nghiệm đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao. Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện; các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương.
Bện cạnh đó, Bộ Tư pháo đã kiểm tra, khảo sát tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh. Kiểm tra thực tế hồ sơ đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 và các tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra tại xã Tân Hòa - huyện Bến Lức.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, bà Ngô Quỳnh Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp đã chia sẻ với những khó khăn hiện nay của địa phương, ghi nhận sự nỗ lực, tích cực và kết quả đạt được trong triển khai nhiệm vụ gắn với thực hiện mục tiêu về đích nông thôn mới. Đồng thời đồng chí đã nhấn mạnh ý nghĩa và mục đích của công tác đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận: xã đạt chuẩn TCPL là xã hoàn thành trách nhiệm, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, từ đó xây dựng môi trường sống, giúp người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi. Các tiêu chí, chỉ tiêu là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm quyền, lợi ích cho người dân trên địa bàn, nếu chưa hoàn thành thì cần xem xét trách nhiệm của người đứng đầu. Do đó, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai của xã trong triển khai nhiệm vụ, nhất là các nhiệm vụ còn chưa tốt, chưa đảm bảo yêu cầu. Theo đó, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quan tâm toàn diện, sâu sắc, thực chất đến công tác này, bố trí con người, nguồn lực, bồi dưỡng, hướng dẫn công chức Tư pháp – Hộ tịch trong triển khai nhiệm vụ này. Cấp xã có Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, phân công cụ thể các nhiệm vụ của từng công chức tham mưu, theo dõi, phụ trách, thực hiện chấm điểm, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu gắn với nhiệm vụ chuyên môn được giao; tổ chức đánh giá, công nhận đảm bảo đúng thời hạn quy định. Cấp huyện tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các xã trên địa bàn, cần tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra chuyên đề, đặc biệt là thực hiện theo các văn bản mới hiện nay; từ đó để hỗ trợ, giải đáp các vấn đề mà cơ sở còn lúng túng, khó khăn. Cấp tỉnh hướng dẫn cho huyện, cho xã trong triển khai thống nhất nhiệm vụ được giao đảm bảo đúng trách nhiệm và quy định, trong đó có việc hỗ trợ tập huấn cho các huyện, nhất là vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn các mô hình hay, hiệu quả, chú trọng sơ kết, tổng kết, khen thưởng… để thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật theo đúng mục đích, yêu cầu… để công tác chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tới bảo đảm thực chất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn;…
Phan Đức Bộ Sở Tư pháp Long An
| 25/11/2022 8:00 SA | Đã ban hành | | UBND tỉnh Long An chỉ đạo truyền thông Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh | UBND tỉnh Long An chỉ đạo truyền thông Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh | | Thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 là “Toàn diện, Nâng cao và Bền vững”, cùng với phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Do đó, truyền thông, tuyên truyền về xây dựng NTM phải được tổ chức có hệ thống, đồng bộ, đa dạng về hình thức, đổi mới về nội dung và luôn đi trước một bước với cách tiếp cận mới, tư duy mới trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng NTM với nguyên tắc “Cơ cấu lại nền nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể”, hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1828/QĐ-BNN-VPĐP ngày 23/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình truyền thông phục vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025… Ngày 21/11/2022, UBND tỉnh Long An ban hành Kế hoạch số 3500/KH-UBND về truyền thông Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh đề ra mục tiêu chung của truyền thông là góp phần đưa các chủ trương, chính sách, định hướng, nội dung về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đi vào cuộc sống, tạo được sự thống nhất trong triển khai thực hiện từ tỉnh đến địa phương, cơ sở; góp phần chuyển đổi tư duy, nhận thức và nâng cao năng lực cho cán bộ, đảng viên, người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM với nguyên tắc “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể”; phát huy được sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng NTM theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, huy động được sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội, tạo sự đồng thuận và đồng lòng, cùng chung sức xây dựng nông thôn.
Mục tiêu cụ thể là: Hàng năm, có 100% các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch truyền thông về NTM và 100% các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đưa nhiệm vụ xây dựng NTM vào Chương trình công tác để tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề của Chương trình MTQG xây dựng NTM; Có 100% các địa phương, cơ sở sử dụng đúng, hiệu quả logo NTM và logo OCOP trong các hoạt động truyền thông; Mỗi tháng có ít nhất 01 chuyên mục được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Long An và ít nhất 01 chuyên trang trên Báo Long An về Chương trình NTM và Chương trình OCOP; Có trên 80% các xã có ít nhất 01 bản tin phát thanh/tuần về xây dựng NTM trên đài truyền thanh xã; Mỗi năm tổ chức tối thiểu 01 cuộc thi về NTM; Hàng năm, biên soạn và in ấn, cung cấp miễn phí tài liệu nghiệp vụ, tập huấn, kỷ yếu, sổ tay, các chuyên đề về NTM, OCOP. Đặc biệt, đến cuối năm 2023, 100% các huyện, thị xã có 01 - 02 chuyên trang về nông thôn mới trên facebook/zalo hoạt động thường xuyên để tuyên truyền và tiếp nhận thông tin về Chương trình MTQG xây dựng NTM”.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, các địa phương thực hiện Kế hoạch truyền thông; tổng hợp, báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch truyền thông về UBND tỉnh và Trung ương. Chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình MTQG xây dựng NTM và các chương trình chuyên đề. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp đề xuất kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền của các cơ qquan, đơn vị trong dự kiến phân bổ kế hoạch Chương trình MTQG xây dựng NTM hàng năm. Xây dựng Chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài tỉnh nhằm bảo trợ về truyền thông đối với Chương trình MTQG xây dựng NTM và các chương trình chuyên đề trên địa bàn tỉnh. Tổ chức giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết theo định kỳ…
Phan Đức Bộ Sở Tư pháp
| 24/11/2022 11:00 SA | Đã ban hành | | Nâng cao chất lượng nông sản để hướng đến thị trường xuất khẩu | Nâng cao chất lượng nông sản để hướng đến thị trường xuất khẩu | |
Chiều 22/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức diễn đàn Ổn định chất lượng và bảo đảm tiêu chuẩn nông sản của các hợp tác xã nông nghiệp.
Chủ trì diễn đàn là ông Nguyễn Ngọc Thạch - Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam; ông Nguyễn Trung Đông - Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý NN-PTNT 2 và bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tham dự diễn đàn còn có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT và hàng trăm lãnh đạo hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.
Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các ban ngành và gần 100 hợp tác xã đến từ 17 tỉnh, thành phố phía nam tham dự. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2022 diễn ra tại thành phố Cần Thơ trong 2 ngày 23 và 24/11. Ảnh: Quang cảnh diễn đàn
Tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, thị trường nông sản ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường lớn. Tuy nhiên, các nước, nhất là các thị trường khó tính đòi hỏi các tiêu chuẩn về nông sản ngày càng cao.
Thực trạng hiện nay là quá trình xây dựng tiêu chuẩn cho nông sản tại Việt Nam đang gặp một số khó khăn nhất định. Trong đó, đáng chú ý liên quan đến vấn đề về chi phí xây dựng tiêu chuẩn, chi phí trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, chi phí kiểm nghiệm, giám định và quản lý.
Phương thức sản xuất truyền thống cũng là rào cản dẫn đến chất lượng sản phẩm nông sản của hợp tác xã chưa đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn.
Đảm bảo các yêu cầu về mã số vùng trồng
TS. Phan Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay, nhiều thị trường đã yêu cầu các vùng trồng và cơ sở đóng gói của nước xuất khẩu phải được giám sát chặt chẽ và được cấp mã số định kỳ. Các vùng trồng và cơ sở đóng gói cần đảm bảo việc tuân thủ yêu cầu của từng quốc gia, từng thị trường. Cùng một mặt hàng nông sản nhưng mỗi thị trường sẽ có quy định khác nhau. Bên cạnh đó, các vùng trồng và cơ sở đóng gói sẽ được đăng ký trên tinh thần tự nguyện, sau đó sẽ được kiểm tra, đánh giá định kỳ và phải được công nhận bởi các nước nhập khẩu, giám sát bởi cơ quan quản lý. Bà Hiền cũng thông tin về 5 bước yêu cầu thiết lập vùng trồng. Đó là: Xác định diện tích; sử dụng thống nhất một quy trình sản xuất trong vùng trồng; kiểm soát các sinh vật gây hại thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của các nước; có nhật kí canh tác; thực hành nông nghiệp tốt, tối thiểu là theo quy trình VietGAP.
Chia sẻ về những khó khăn trong việc phát triển mã số vùng trồng, TS. Phan Thị Thu Hiền nêu thực trạng hiện nay việc cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói mới triển khai chủ yếu đối với cây ăn quả, chưa triển khai được nhiều với các sản phẩm có khối lượng xuất khẩu lớn như lúa, chè, hồ tiêu, cà phê… Đặc biệt, vẫn còn tình trạng mạo danh mã số vùng trồng, sử dụng không đúng mã số để xuất khẩu, ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam.
Bà Hiền nêu ý kiến:"Các doanh nghiệp cần chủ động các biện pháp bảo vệ mã số của mình, kịp thời thông báo tới các cơ quan quản lý hàng hóa xuất khẩu khi phát hiện những vi phạm liên quan đến sử dụng mã số để có sự phối hợp, xử lý. Đồng thời cần chủ động vùng nguyên liệu bằng cách liên kết với các địa phương để cấp mới, liên kết các vùng trồng đã được cấp mã số để giữ vững và nâng cao chất lượng nông sản".
Thống nhất chính sách về quản lý chất lượng
Ông Bùi Phước Hòa, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, tiêu chuẩn là chuẩn mực chung nhằm xác định và giảm thiểu rủi ro dọc theo chuỗi cung ứng của khách hàng, với các hoạt động, quy trình, hệ thống, con người hoặc năng lực.
Bên cạnh đó, các chuyên gia tham dự Diễn đàn khuyến nghị, các hợp tác xã cần củng cố, thay đổi, phát triển sản xuất, đưa ra định hướng cụ thể trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Đồng thời, các hợp tác xã cần nâng cao năng lực, nhận thức trong việc nắm bắt các quy định về kỹ thuật, yêu cầu về an toàn thực phẩm, đồng thời chuyển sản xuất từ số lượng sang chất lượng để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm của thị trường. Ngoài ra, các hợp tác xã cần lập kế hoạch tổ chức sản xuất, chế biến xuất khẩu, đầu tư máy móc, thiết bị và nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu. Các đơn vị liên quan, hợp tác xã khẩn trương đào tạo cán bộ kỹ thuật có kỹ năng quản lý, giám sát về an toàn thực phẩm, cũng như thành thạo về việc áp dụng các quy trình sản xuất tốt (VietGAP, GlobalGAP) theo yêu cầu của thị trường.
Theo Bà Nguyễn Thị Lan –Giám đốc HTX RAT Việt, xã Long Khê, huyện Cần Đước tham dự Diễn đàn chia sẽ: Việc tổ chức Diễn đàn rất là hữu ích và cần thiết cho các HTX nông nghiệp, giúp cho các HTX cập nhật được các chính sách, quy định tiêu chuẩn chất lượng. Thời gian tới, HTX RAT Việt sẽ tập trung mở rộng sản xuất rau theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn và chất lượng nhằm hướng tới giúp tăng thu nhập cho thành viên của HTX.
Diễn đàn nhằm thúc đẩy việc liên kết sản xuất, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của hợp tác xã nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa có chất lượng và kết nối bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, diễn đàn kỳ vọng cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn và chất lượng nông sản hợp tác xã nhằm giúp việc sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã bền vững hơn./.
Công Thương
Chi cục PTNT và TL
| 23/11/2022 3:00 CH | Đã ban hành | | Triển khai Đề án nâng cao năng lực HTX nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL | Triển khai Đề án nâng cao năng lực HTX nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL | | Ngày 22-11, tại TP Cần Thơ, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị Triển khai Đề án nâng cao năng lực hợp tác xã (HTX) nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng ĐBSCL, giai đoạn 2021-2025.
Ảnh: Mô hình nuôi ruồi lính đen của trang trại sinh thái Ecodota ở thị trấn Mỹ Tho, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đề án nâng cao năng lực HTX nông nghiệp thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 854/QĐ-TTg (ngày 19-7-2022). Phạm vi của đề án sẽ được triển khai tại 13 tỉnh, thành ĐBSCL, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực chủ động áp dụng các biện pháp thích ứng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng cơ hội do BĐKH mang lại nhằm phát triển bền vững các hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, mỗi tỉnh có từ 3-5 mô hình HTX nông nghiệp áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với BĐKH; 100% HTX nông nghiệp trong các lưu vực hệ thống thủy lợi cống Cái Lớn - Cái Bé áp dụng các biện pháp thích ứng hiệu quả với BĐKH; bình quân các HTX trong lưu vực tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp từ 10% trở lên…
Tính đến hết tháng 10-2022, vùng ĐBSCL có 2.546 HTX nông nghiệp (chiếm 15% số HTX nông nghiệp cả nước), tăng 1.379 HTX so với năm 2012, là vùng có số lượng HTX tăng nhiều nhất.
Để triển khai có hiệu quả đề án, Bộ NN-PTNT và các địa phương ĐBSCL đã xác định một số nhiệm vụ từ nay cho đến năm 2025 như: Truyền thông, nâng cao nhận thức về tác động, biện pháp thích ứng với BĐKH; Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, thành viên HTX nông nghiệp; Xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường; Phát triển sinh kế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các HTX nông nghiệp; Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc, theo dõi cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng… Ảnh: Quang cảnh Hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết: Thời gian qua, nhiều HTX nông nghiệp tại ĐBSCL có các hoạt động sản xuất, kinh doanh thích ứng với BĐKH hiệu quả, thế nhưng các hoạt động thích ứng của các HTX thời gian qua còn mang tính tự phát, số lượng HTX chủ động thực hiện chưa nhiều.
Trong khí đó, BĐKH đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp ngày càng trầm trọng, các HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn, như: nhận thức, hiểu biết của người dân và HTX về BĐKH chưa cao; chưa tổ chức áp dụng đồng bộ các giải pháp hiệu quả thích ứng với BĐKH; chưa lồng ghép được giải pháp thích ứng với BĐKH trong xây dựng và thực hiện phương án sản xuất kinh doanh; thiếu nhân lực, thông tin, phương tiện, máy móc, dụng cụ quan trắc BĐKH…
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho rằng: Để đạt được mục tiêu của đề án, các cơ quan có liên quan và các địa phương ĐBSCL cần đặt quyết tâm cao, tập trung bàn bạc kỹ các giải pháp triển khai hiệu quả nhất. Nếu làm tốt, chúng ta sẽ biến thách thức BĐKH thành tiềm năng, cơ hội lớn để chuyển đổi sản xuất, thích ứng và phát triển bền vững./.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 23/11/2022 3:00 CH | Đã ban hành | | Tân Thạnh tham quan mô hình trồng sầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu | Tân Thạnh tham quan mô hình trồng sầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu | |
Ngày 16/11/2022, Viện cây ăn quả Miền Nam, kết hớp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Thạnh và UBND xã Tân Lập, tổ chức tham quan mô hình trồng sầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Tân Lập - huyện Tân Thạnh.
Nông dân trồng sâu riêng đối thoại trực tiếp với các nhà khoa học về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng
Có trên 50 nông dân trên địa bàn huyện tham dự, mô hình trồng cây rầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu, được thực hiện tại hộ ông Trần Văn Chính, ở ấp trương Công Công ý - xã Tân Lập - huyện Tân Thạnh, với diện tích 3,5 ha, trồng trên 500 cây sầu riêng, đến nay đã được 6 năm tuổi, đã cho ra quả mùa thứ 2. Đến nay toàn huyện có 192 ha trồng sầu riêng, trong đó xã Tân Lập có 120 ha, có 35 ha đã cho thu hoạch quả mùa đầu, việc mở rộng diện tích trồng sầu riêng ở xã Tân Lập và các địa phương khác của huyện Tân Thạnh đang diễn ra khá nhanh, đây là vùng rốn phèn của vùng Đồng Tháp Mười, là vùng trồng mới đối với cây sầu riệng, nhiều nhà vườn chưa có kinh nghiệm nên gặp không ít khó khăn trong khâu thiết kế vườn và chọn giống cho phù hợp nhu cầu thị trường…Trong khuân khổ dự án khuyến nông Trung ương, xây dựng vườn mẫu cây ăn quả thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long, do Viện Cây ăn quả Miền Nam chủ trì đã triển khai một số mô hình tại huyện Tân Thạnh, từ những bài học kinh nghiệm trong quả trình thực hiện mô hình. Khuyến cáo nhà vườn chọn cây giống, khoảng cách trồng, thiết kế mương liếp và làm mô như sau: đối với cây giống được khuyến cáo trồng giống rầu riêng Ri6 và giống Dona (Monthong), khuyến cáo khoảng cách trồng là 7 x 8 m, là 175 cây/ha, hoặc 7 x 9 m hay 8 x 8 m, 150 cây/ha, hoặc 7 x 10m, 140 cây/ha, khi thiết kế mương liếp sao cho nước chảy vào đầu này của mương và chảy ra đầu kia của mương, để rửa phèn, nên trồng hàng đơn, kích thước liếp trồng 6 đến 7 m, mương rộng 2 đến 3 m, sâu 1 m đến 1,1 m, cần có mô cao để hạn chế bện thổi rễ và bệnh xì mũ ….
 Nông dân tham quan trực tiếp mô hình trồng sầu riêng thích ứng với biến đổi khí hậu
Ngoài ra tại buổi tham quan người trồng sầu riêng huyện Tân Thạnh được giao lưu, trao đổi trực tiếp với các nhà khoa học về kỹ thuật chọn giống, làm đất và kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng, giúp nông dân nắm bắt được các tiến bộ của khoa học – kỹ thuật áp dụng vào cây sầu riêng, nhằm hạn chế rủi ro, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng quả sâu riêng, nâng cao lợi nhuện cho người nông dân./.
Kim Nhạn Đài truyền thanh huyện Tân Thạnh
| 17/11/2022 3:00 CH | Đã ban hành | | Doanh nghiệp gặp gỡ hợp tác, liên kết sản xuất lúa với các HTX, THT trên địa bàn huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng tỉnh Long An | Doanh nghiệp gặp gỡ hợp tác, liên kết sản xuất lúa với các HTX, THT trên địa bàn huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng tỉnh Long An | | Ngày 04/11/2022, tại hội trường UBND huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với UBND 2 huyện tổ chức cho Công ty CP xuất nhập khẩu Thuận Minh gặp gỡ các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) và người dân nhằm trao đổi về chương trình liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo của Công ty.
Ông Nguyễn Thanh Truyền- GĐ Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại cuộc họp của huyện Vĩnh Hưng
Tham dự cuộc họp Cấp tỉnh có lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và PTNT và đại diện các đơn vị trực thuộc (Phòng KHXDCT, Chi cục PTNT và Thủy lợi, Chi cục TTBVTV và Quản lý CLNS). Cấp huyện có đại diện lãnh đạo UBND huyện, các phòng chuyên môn (phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài chính, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp). Đại diện lãnh đạo UBND các xã trên địa bàn 2 huyện; đại diện các HTX sản xuất lúa, các tổ hợp tác và một số nông dân. Thành viên của Công ty CP xuất nhập khẩu Thuận Minh (gọi tắt là Công ty Thuận Minh).
Bà Đinh Thị Phương Khanh, PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại buổi họp của huyện Tân Hưng
Tại cuộc họp, Công ty Thuận Minh thông tin về chính sách liên kết và dự thảo hợp đồng liên kết như: Công ty cung cấp vật tư đầu vào và nợ đến cuối vụ không tính lãi; Giống lúa liên kết, gồm Đài thơm 8, OM18, OM5451, Nàng Hoa; Thuốc BVTV và phân bón lá là bộ thuốc của Công ty Thuận Minh; Hỗ trợ đội ngũ kỹ thuật thăm đồng cùng các Nông hộ tham gia liên kết; Thu mua, chốt giá trước ngày thu hoạch từ 7 đến 12 ngày theo giá thõa thuận của thị trường tại thời điểm thu mua; Chốt giá mua thành công tiến hành kí biên bản; Trường hợp Nông hộ không chốt giá thành công với Công ty khi tham gia liên kết mua vật tư, Công ty sẽ thu hồi tiền bán tật tư thuốc, phân …( nếu có) ngay sau khi thương lái thanh toán tiền cho Nông hộ; Sau khi Nông hộ bán lúa cho Công ty, Công ty sẽ có thưởng tiền trợ giá cho nông hộ khi đạt doanh số mua vật tư, nếu nông hộ sử dụng thuốc, phân từ 2 triệu đến 4 triệu/ha, sẽ được thưởng là 100.000 đồng (5%); nếu nông hộ sử dụng thuốc, phân trên 4 triệu sẽ được thưởng là 280.000 đồng (7%).
Chính sách này sẽ không áp dụng cho Nông hộ không bán lúa và không sử dụng (Thuốc BVTV và Phân bón lá) mà công ty cung cấp. Trường hợp Nông hộ trong chuỗi liên kết đã kí biên bảng chốt giá mà tự ý bán bên ngoài sẽ bồi thường 100% tiền vật tư đã cung ứng. Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản ngay sau khi cân lúa xong tại ruộng.
Đại diện Công ty CP xuất nhập khẩu Thuận Minh thông tin chính sách của Công ty tại cuộc họp
Bên cạnh đó, đại diện huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng đã thông tin về tình hình sản xuất và liên kết tiêu thụ hiện tại trên địa bàn huyện. Cụ thể, huyện Tân Hưng hiện diện tích gieo sạ lúa Đông xuân 2022-2023 là 9.305 ha/36.986 ha, trong đó: Giai đoạn mạ 50 ha, giai đoạn đẻ nhánh 8.035 ha, giai đoạn đòng trỗ 1.220 ha. Lịch gieo sạ vụ Đông xuân 2022-2023, gồm: Đợt 01 từ ngày 10/10/2022 - 17/10/2022; Đợt 02 từ ngày 08/11/2022 - 23/11/2022; Đợt 03 từ ngày 08/12/2022 - 25/12/2022. Tình hình liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm năm 2022, trên địa bàn huyện đã liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm với 09 doanh nghiệp, có 2.615 hộ tham gia với diện tích liên kết 11.329,7 ha, chiếm 15,4% diện tích canh tác. Số diện tích doanh nghiệp thu mua 11.329,7 ha, đạt 100%. Trong đó: có 03 Doanh nghiệp liên kết với 08 HTX với diện tích 5.214ha, còn lại 6.105,7ha là doanh nghiệp liên kết trực tiếp với nông dân. Đối với huyện Vĩnh Hưng hiện có trên địa bàn huyện có 06 doanh nghiệp đã liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm với 4.000 ha lúa.
Sau khi các đại biểu dự họp trao đổi các khó khăn, vướng mắc với công ty, chủ trì thống nhất phương cách làm việc tiếp theo giữa công ty và các hộ dân sản xuất là đề nghị công ty và phòng chuyên môn địa phương chọn ra đầu mối liên lạc với nhau thống nhất thời gian, địa điểm để công ty gặp gỡ trực tiếp người dân sản xuất trao đổi cụ thể hơn. Mong rằng sẽ thành công trong công tác liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa công ty và người dân sản xuất lúa trên địa bàn hai huyện Tân Hưng và vĩnh Hưng trong thời gian tới./.
Thu Sương
Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi
| 07/11/2022 3:00 CH | Đã ban hành | | Xã Tân Bình về đích nông thôn mới | Xã Tân Bình về đích nông thôn mới | | Đã hơn 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, từ điểm xuất phát thấp xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh đã có nhiều sáng tạo, nỗ lực trong phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng đời sống văn hóa. Xác định thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Từ đó, nỗ lực phấn đấu quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, huy động mọi nguồn lực, đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã Tân Bình đạt chuẩn NTM năm 2021.
Xã Tân Bình đã nỗ lực phấn đấu quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, huy động mọi nguồn lực đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM
Có dịp về thăm xã Tân Bình vào những ngày này, chúng ta sẽ thấy được sự thay da đổi thịt của bộ mặt xã Tân Bình. Những tuyến đường liên ấp, liên xã đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp kết hợp với mô hình điện thắp sáng đường quê phát huy tác dụng nên nhiều người dân trong ấp, trong xã rất phấn khởi. Các công trình phúc lợi, trường học được xây dựng khang trang, kiên cố. Những ngôi nhà mới mọc lên ngày càng nhiều. Có thể khẳng định, chương trình xây dựng NTM đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Ông Đặng Văn Tới 79 tuổi, người dân ở ấp Cà Nhíp, chia sẻ: “Là người dân sinh ra và lớn lên tại đây, tôi rất vui mừng khi chứng kiến sự thay đổi trên quê hương. Không chỉ phát triển về kinh tế- xã hội mà các hoạt động phong trào văn hóa, thể thao 2 năm gần đây phát triển mạnh mẽ, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc”.
Trong quá trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền xã Tân Bình đã tạo được sự đồng thuận trong Nhân dân, người dân tích cực hiến đất, đóng góp công sức, tiền của để làm đường giao thông, kênh mương nội đồng và các công trình phúc lợi xã hội. Trong 10 năm thực hiện xây dựng NTM, với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, cấp ủy, chính quyền đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng NTM trên 246 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp trên 63 tỷ đồng, chiếm trên 25%. Ngoài ra, Nhân dân còn hiến đất, hàng nghìn cây cối, hàng trăm vật kiến trúc các loại và hàng nghìn ngày công để tham gia chương trình xây dựng NTM. Ông Huỳnh Văn Hồng, người dân ấp Hiệp Thành, chia sẻ: “Hầu hết các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã được đầu tư khang trang, sạch đẹp. Khi đường được cứng hoá đã giúp người dân lưu thông thuận tiện, hàng hoá không bị tư thương ép giá, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Góp phần chung đó tôi cũng có đóng góp hiến 300m2 đất để làm đường giao thông tuyến bờ Đông kênh 12”.
 Diện mạo nông thôn xã Tân Bình ngày càng khởi sắc
Là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế ở Tân Bình còn nhiều khó khăn. Nắm rõ những khó khăn địa phương, lãnh đạo xã xác định xây dựng NTM là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cùng với sự tham gia của toàn dân. Do vậy, công tác tuyên truyền, vận động đã được triển khai đến nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú; đồng thời phát huy sự gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội, các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng và trở thành phong trào thi đua thường xuyên, sâu rộng với nhiều nội dung như: Nhà sạch, ngõ đẹp của hội LHPN, Làm kinh tế giỏi của Hội Nông dân,… được phát động sôi nổi ở các ấp. Phong trào Chung sức xây dựng NTM đã lan tỏa rộng khắp, khích lệ người dân tham gia. Chủ tịch UBND xã Tân Bình, Phạm Văn Quớn, cho biết: “Bắt tay vào triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM với nhiều khó khăn chồng chất, nhất là về kết cấu hạ tầng nông thôn còn thấp nhưng xã Tân Bình đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, bám sát các nhiệm vụ chính trị-kinh tế-xã hội của địa phương để hoàn thành các tiêu chí NTM. Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhân dân đã được tham gia thảo luận, bàn bạc công khai dân chủ về các tiêu chí, tạo sự đồng thuận cao”.
Thu nhập người dân tăng qua từng năm
Một điều đáng ghi nhận ở Tân Bình trong triển khai xây dựng nông thôn mới đó là sự chủ động, phát huy tốt vai trò trách nhiệm, làm tốt công tác vận động quần chúng, tăng cường đoàn kết, vượt qua khó khăn, không ỷ lại vào hỗ trợ của cấp trên. Do đó, Đảng ủy, UBND xã xác định xây dựng nông thôn mới là gắn liền với phát triển bền vững, phù hợp với tình hình của địa phương. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã đã có những giải pháp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể của xã nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức đối thoại với nhân dân, để thông qua kế hoach xây dựng NTM đảm bảo dân chủ bàn bạc thống nhất cao, nâng cao nhận thức của nhân dân. Bí thư Đảng ủy xã, Trần Quang Thơm, cho biết: “Xây dựng NTM chỉ có khởi đầu, chứ không có kết thúc. Đạt được các tiêu chí NTM là rất quan trọng, song giữ vững và nang cao các tiêu chí lại là vấn đề rất khó và rất quan trọng. Vì vậy trong thời gian tới Đảng uỷ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội nâng cao đời sống nhân dân; tăng cường giữ vững ANTT, ATXH tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Thường xuyên quan tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ; nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý hoạt động của chính quyền, chất lượng hoạt động của mặt trận đoàn thể tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng xã Tân Bình nâng cao trong thời gian tới”.
Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn dần hoàn thiện phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân
Với những kế hoạch, mục tiêu cụ thể, cùng với sự quyết tâm của Đảng bộ và sự đồng thuận của nhân dân, tin tưởng rằng xã Tân Bình sẽ thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM nâng cao trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của huyện Tân Thạnh và xây dựng huyện NTM vào năm 2025./.
Ngọc Diệu - Chí Tâm Đài truyền thanh huyện Tân Thạnh
| 04/11/2022 4:00 CH | Đã ban hành | | Hợp tác xã thủy sản Phước Vĩnh Tây huyện Cần Giuộc: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm đạt nhiều hiệu quả | Hợp tác xã thủy sản Phước Vĩnh Tây huyện Cần Giuộc: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm đạt nhiều hiệu quả | | Hợp tác xã (HTX) thủy sản Phước Vĩnh Tây (huyện Cần Giuộc) đã chứng minh việc nông dân 'bắt tay' để ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm đã tạo nên sự khác biệt và đạt nhiều hiệu quả…
Được thành lập vào năm 2018, HTX thủy sản Phước Vĩnh Tây là HTX nuôi tôm đầu tiên của huyện Cần Giuộc (Long An) với 26 thành viên, tổng diện tích canh tác là 19,5 ha, vốn điều lệ ban đầu 1,2 tỷ đồng. Hiện, hầu hết diện tích nuôi tôm nước lợ của HTX đều sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC).
Ảnh: Khu vực nuôi tôm ƯDCNC của hợp tác xã
Theo Ông Nguyễn Văn Sành - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) HTX cho biết, nhận thấy nuôi tôm theo kiểu truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro do khó kiểm soát dịch bệnh, sản lượng không theo kịp chi phí sản xuất và tốn nhiều nhân công, ngay từ lúc thành lập, HTX đã định hướng cho các thành viên nuôi tôm theo hướng ƯDCNC. Tuy nhiên, để thực hiện thành công hướng này đòi hỏi phải tốn nhiều chi phí.
“Tất cả công đoạn bắt buộc làm lại từ đầu, theo đó, ngoài chỉnh sửa hạ tầng khu nuôi còn phải trang bị thêm rất nhiều trang thiết bị phụ trợ như máy tạo ô xi, máy quạt, lót bạt, làm xi phong đáy… Ngoài ra, nuôi tôm ƯDCNC đòi hỏi phải có 70% diện tích phụ trợ bao gồm ao nuôi tôm giống, hệ thống ao lắng để lọc sinh học và xử lý mầm bệnh trước khi cấp nước vào ao nuôi, chưa kể nguồn giống, thức ăn trong quá trình nuôi, đa phần hộ nuôi nhỏ lẻ, tài chính có hạn không thể đầu tư nổi”, ông Sành chia sẻ.
Huyện Cần Giuộc là một trong thủ phủ nuôi tôm của tỉnh Long An. HTX thành lập nhận được rất nhiều điều kiện thuận lợi. Theo đó, trước khi đi vào xây dựng HTX, các thành viên được ngành nông nghiệp địa phương cho đi học hỏi kinh nghiệm từ những nơi có mô hình hay, hiệu quả như Bạc Liêu, Sóc Trăng… Ngoài ra, HTX còn được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội, liên minh hợp tác xã. Đặc biệt, HTX nhận được sự quan tâm các doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi tôm như công ty CP, họ sẵn sàng cung cấp giống, vật tư đầu vào, cử cán bộ kỹ thuật xuống tận ao tư vấn, hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật, đồng thời bao tiêu đầu ra sản phẩm.
So sánh hiệu quả giữa nuôi tôm ƯDCNC và truyền thống, ông Nguyễn Văn Sành cho biết thêm, đối với nuôi tôm ƯDCNC thời gian sử dụng vật tư trong nuôi tôm sẽ kéo dài từ 5-7 năm, trong khi đó chi phí đầu tư cho nuôi truyền thống sẽ thấp hơn, nhưng sau mỗi vụ nuôi người dân phải đầu tư lại, do vậy chi phí cũng rất tốn kém.
Ảnh Nguyễn Văn Sành (áo xám) chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với các thành viên HTX.
Ngoài ra, với ao đất, mật độ thả nuôi thường chỉ khoảng 60 con/m2 thì ao nuôi ƯDCNC thả nuôi 150 - 300 con/m2. Điều đáng nói, nuôi tôm ao đất chịu nhiều rủi ro vì ô nhiễm đất, ô nhiễm nước... thì ao nuôi ƯDCNC lại tránh được điều này với một quy trình khép kín. Tuy nhiên, để làm được đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm và tay nghề trình độ kỹ thuật cao.
Mặt khác, kích cỡ tôm thu được từ nuôi công nghệ cao sẽ tăng lên, trung bình từ 20-25 con/kg, nuôi truyền thống từ 45-50 con/kg, khi đó giá thành của tôm có kích cỡ lớn sẽ cao hơn tôm nhỏ từ 60.000-80.000 đồng/kg. Do vậy, nuôi theo hướng ƯDCNC không chỉ mang lại hiệu quả về sản lượng, mà còn hiệu quả về giá bán.
“Tham gia vào HTX thành viên phải thực hiện đúng quy trình sản xuất thời vụ, đảm bảo con giống phải chất lượng, sạch bệnh, con tôm sản xuất ra sạch. Chính vì thế, vừa qua trong đợt dịch bệnh Covid-19, HTX cũng có một số khó khăn khi xuất tôm ra thị trường, tuy nhiên HTX vẫn được bán được tôm, thậm chí giá cao do được đối tác tin tưởng. Qua nhiều năm thực hiện nuôi tôm ƯDCNC, tôi thấy rằng HTX đã đi đúng hướng, việc thực hiện tôm ƯDCNC có lợi cho thành viên HTX về sản lượng, giảm chi phí, nhân công, lợi nhuận cao hơn so với truyền thống”, ông Sành khẳng định.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Cần Giuộc, hiện địa phương có 05 hợp tác xã, 42 tổ hợp tác nuôi tôm nước lợ có ƯDCNC. Để nuôi tôm theo mô hình này, vốn đầu tư ban đầu khoảng 200-300 triệu đồng/1.000m2 nhưng người nuôi giảm được chi phí lao động, giảm tỷ lệ hao hụt con giống, ít rủi ro, tôm đạt chất lượng, bán được giá. Sau 3 tháng thả nuôi, người dân thu hoạch khoảng 3 tấn/1.000m2, trừ chi phí thu lãi trên 100 triệu đồng/vụ, cao gấp hai lần so với cách nuôi truyền thống.
Cùng với các chính sách hỗ trợ, Cần Giuộc đã thúc đẩy việc liên kết, thành lập các HTX, tổ hợp tác nhằm nâng cao năng lực sản xuất, gia tăng sức cạnh tranh, giá bán cho sản phẩm. Các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn huyện cũng hướng dẫn thành viên, hộ liên kết chủ động luân canh giữa các vụ tôm nhằm tái tạo chất lượng môi trường ao nuôi, loại bỏ mầm bệnh của vụ trước để hạn chế dịch bệnh./.
Công Thương Chi cục PTNT và TL
| 04/11/2022 2:00 CH | Đã ban hành | | Tân Thạnh Tập huấn về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp | Tân Thạnh Tập huấn về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp | |
Ngày 18/10/2022, Chi Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Long An, kết hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Thạnh, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Thạnh, tổ chức lớp tập huấn về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Các học viên tham gia lớp tập huấn
Tham gia lớp tập huấn có trên 90 học viên, là Phó Chủ tịch UBND, các Hội, đoàn thể 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Lớp tập huấn đã trang bị những kiến thức, kỹ năng vận động sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức chính trị, xã hội vào việc truyên truyền phân loại rác tại nguồn; Tăng cường tuyên truyền, vận động người sản xuất, người tiêu dung và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Qua lớp tập huấn góp phần giúp cán bộ, các Hội đoàn thể tuyên truyền, vận động nông dân thay đổi hướng sản xuất theo hướng gắn với bảo vệ môi trường như thay đổi lề lối canh tác, sản xuất rau an toàn; Nhân rộng mô hình quản lý, sử dụng hiệu quả các loại chất thải trồng trọt, giảm ô nhiễm môi trường và tác động về sức khỏe nhằm bảo vệ bền vững môi trường nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng nông thôn mới phát triển về kinh tế, xanh sạch đẹp...
Kim Nhạn Đài truyền thanh huyện Tân Thạnh
| 19/10/2022 3:00 CH | Đã ban hành | | Tân Thạnh: Hội Nông dân tỉnh tập huấn xây dựng Nông Thôn mới cho Hôi viên nông dân | Tân Thạnh: Hội Nông dân tỉnh tập huấn xây dựng Nông Thôn mới cho Hôi viên nông dân | |
Ngày 13/10/2022, Hội Nông dân tỉnh Long An, kết hợp UBND xã Nhơn Hòa, tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức về xây dựng Nông thôn mới cho cán bộ, Hội viên Hội nông dân. Ông Ngô Thanh Tuyền - Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Loang An đến dự . Ảnh: Ông Ngô Thanh Tuyền – PCT Hội Nông dân tỉnh đến dự và phát biểu tại buổi tập huấn
Tham gia buổi tập huấn, có 90 học viên, là cán bộ, hội viên hội nông dân xã Nhơn Hòa. Trong thời gian tập huấn, các đại biểu được nghe phổ biến các nội dung chính về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp và xây dựng NTM ở Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng; vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân cơ sở trong công tác tuyên truyền người dân và cộng đồng trong chương trình xây dựng NTM tại địa phương… Ảnh: Quang cảnh buổi tập huấn
Qua buổi tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM; các kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM ở địa phương, đơn vị mình công tác để thực hiện các mục tiêu của chương trình NTM một cách hiệu quả, thiết thực. Được biết đến nay huyện Tân Thạnh có 11/12 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, còn lại xã Nhơn Hòa phấn đẩu đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2023 và huyện Tân Thạnh phấn đấu đật huyện Nông thôn mới vảo năm 2025./.
Kim Nhạn Đài Truyền thanh huyện Tân Thạnh
| 14/10/2022 4:00 CH | Đã ban hành | | Khảo sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động của Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh” | Khảo sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động của Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh” | |
Để nắm bắt những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; các đề xuất, các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX). Từ đó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp các vấn đề phát sinh từ thực tiễn để nghiên cứu, tham gia thảo luận dự thảo Luật các tổ chức kinh tế hợp tác dự kiến cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4- Quốc hội khóa XV được hiệu quả và sát thực tế. Ngày 19 và 20/9/2022 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Đoàn khảo sát thực tế việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động của các HTX của 02 huyện Châu Thành và Thạnh Hóa. Thành phần Đoàn gồm Bà Lê Thị Song An, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh - Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hội Nông dân tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Cấp huyện có đại diện lãnh đạo UBND huyện, các phòng chuyên môn (phòng NN và PTNT, phòng Tài chính Kế hoạch), đại diện UBND các xã và Hợp tác xã khảo sát.
 Bà Lê Thị Song An, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội phát biểu tại HTX Ấp 1 Tân Tây, huyện Thạnh Hóa
Nội dung làm việc của Đoàn xoay quanh các vấn đề về thực hiện chính sách, pháp luật về HTX; đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn, bất cập, tồn tại hạn chế và tìm nguyên nhân liên quan đến hoạt động của các HTX. Đặc biệt là các khó khăn vướng mắc về thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách khi thực hiện Luật HTX; sự chống chéo, thiếu thống nhất giữa quy định của Luật HTX với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác; quy định của pháp luật chưa phù hợp, chưa tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế hợp tác, HTX;…
Qua báo cáo của đại diện các HTX như Hợp tác xã nông nghiệp Ấp 1 Tân Tây được thành lập cuối năm 2017, với ngành nghề kinh doanh là mua bán nông sản, phân bón, dịch vụ nông nghiệp, vốn Điều lệ của HTX là 200.500.000 đồng, có 8 thành viên chính thức và 43 thành viên liên kết. HTX có trự sở với diện tích 60 m2 (Đất của giám đốc HTX cho mượn). Tình hình hoạt động của HTX qua các năm với lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 6.062.500 đồng, năm 2021 là 9.022.146 đồng, 06 tháng đầu năm 2022 là 15.919.000 đồng. Trụ sở HTX NN Ấp 1 Tân Tây, huyện Thạnh Hóa
Bên cạnh đó, HTX cũng gặp khá nhiều khó khăn như: Năng lực của HTX còn nhiều hạn chế, đội ngũ quản lý đa phần là nông dân (các thành viên chính thức đã lớn tuổi) nên việc cập nhật kiến thức còn hạn chế; Chưa kinh nghiệm quản lý, điều hành trong tổ chức thực hiện các mô hình nên hiệu quả chưa cao; Vốn của HTX còn ít không thể đáp ứng trang thiết bị làm việc; Sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh, trong lúc vốn của HTX chưa đủ mạnh, cộng vào đó chưa có tài sản dẫn đến sản xuất kinh doanh tạo lợi nhuận nâng cao thu nhập cho thành viên chưa cao. Qua đó, HTX có một số kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến miễn giảm thuế đối với HTX; Có cơ chế đặc thù với đất xây dựng trụ sở HTX, hiện nay theo qui định đất xây dựng trụ sở HTX phải chuyển đổi từ đất khác sang đất sản xuất kinh doanh; vì trường hợp đất thuê, mượn thì rất khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi mục đích theo qui định; Tạo điều kiện cho HTX tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các chính sách để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.  Đoàn ĐBQH làm việc tại HTX RAT Dương Xuân, huyện Châu Thành
Đối với Hợp tác xã Dương Xuân được thành lập năm 2004 ban đầu có 57 thành viên, hiện nay là 115 thành viên tổng vốn góp là 3 tỉ đồng. Tổng tài sản của HTX hiện tại là 10.758.200.000 đồng. HTX đang hoạt động với 02 dịch vụ là cung ứng vật tư nông nghiệp và liên kết tiêu thụ thanh long. Về sản xuất HTX đã có chứng nhận Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho 90 hộ với tổng diện tích 66,3ha; Lập 2 mô hình điểm về sử dụng Nông nghiệp xanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại ấp Vĩnh Xuân A với 3.000m2 và ấp Mỹ Xuân 3200m2.Tổng số diện tích thanh long của thành viên đã công nhận Vietgap 66,3ha với sự tham gia của 90/115 thành viên HTX. Tổng số diện tích đăng ký sử dụng công nghệ cao: 380,55ha chia ra 20 tổ có 584 hộ tham gia.
Bên cạnh đó, HTX gặp một số khó khăn, vướng mắc trình độ của cán bộ quản lý HTX chưa đồng đều, một vài cán bộ quản lý còn hạn chế nên đôi lúc gặp khó khăn trong việc triển khai mở rộng dịch vụ sản xuất kinh doanh, chưa làm tốt vai trò hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, chưa tập hợp được nhiều nông dân tham gia. Việc ký hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn như: khả năng đàm phán còn nhiều hạn chế; sự đồng thuận của nông dân chưa cao trong ký kết hợp đồng tiêu thụ; HTX chủ yếu sản xuất kinh doanh các dịch vụ phục vụ nông nghiệp nên chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết, khí hậu và giá cả thị trường và tình hình dịch bệnh trên cây thanh long. HTX quy mô còn nhỏ, thiếu vốn và cơ sở vật chất, việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng có nhiều hạn chế. HTX đã kiến nghị, đề xuất các cơ quan quản lý có thẩm quyền thực hiện hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trong đó có quả thanh long. Tiếp tục hỗ trợ về cơ sở hạ tầng sản xuất, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ vay vốn của các ngân hàng với lãi suất thấp, các khoản vay tín chấp trung hạn, dài hạn để HTX chủ động hơn trong việc xoay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.
Qua ý kiến thảo luận của các đại biểu huyện, xã, HTX, đại biểu của đoàn khảo sát; Các khó khăn, vướng mắc, giải pháp, các kiến nghị, đề xuất của các HTX và các đại biểu tham dự Đoàn khảo sát sẽ ghi nhận và tổng hợp, nghiên cứu để tham gia thảo luận dự thảo Luật các tổ chức kinh tế hợp tác dự kiến cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4- Quốc hội khóa XV./.
Thu Sương Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi
| 22/09/2022 3:00 CH | Đã ban hành | | Nâng cao năng lực hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp | Nâng cao năng lực hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp | |
Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) giữ vai trò quan trọng trong phát triển Kinh tế - Xã hội, xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tuy nhiên, năng lực hoạt động của các HTX nói chung và HTX lĩnh vực nông nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Đây là bài toán khó, cần sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và toàn xã hội để tháo gỡ các khó khăn, giúp HTX phát triển trong thời gian tới.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về HTX được nâng cao. Nhiều kế hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển HTX được ban hành phù hợp hơn. Sau khi triển khai các chính sách liên quan phát triển HTX đã đạt được kết quả khả quan như: Số lượng HTX tăng lên, số HTX có doanh thu và lợi nhuận tăng tác động tích cực đến kinh tế hộ thành viên góp phần thực hiện ổn định đời sống của người dân. Quy mô thành viên của HTX có tăng nhưng không nhiều; Số lượng các HTX áp dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, tham gia vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngày càng nhiều (đặc biệt là các HTX nông nghiệp đã hoạt động gắn với các sản phẩm chủ lực của vùng). Các HTX thực hiện liên kết chuỗi, liên kết với các siêu thị, doanh nghiệp để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh. Thông qua công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hội nghị, hội thảo kết nối đầu vào, đầu ra, kỹ thuật sản xuất,... Bên cạnh các mặt đạt được, việc phát triển các HTX lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn chế:
Hạn chế về năng lực lãnh đạo, quản lý: Thời gian qua, các HTX nông nghiệp hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, trong đó khó khăn nhất là về năng lực lãnh đạo, quản lý của các HTX. Bởi hiện nay, cán bộ quản lý, điều hành HTX đa số trình độ học vấn chưa đáp ứng yêu cầu, gây không ít khó khăn cho việc xây dựng phương án định hướng sản xuất kinh doanh, điều hành hoạt động các HTX theo đúng luật cũng như cập nhật, thích nghi và đáp ứng được quy luật cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, đa số cán bộ điều hành HTX đều là nông dân, ở độ tuổi trung niên và cao niên nên mức độ nhạy bén trong điều hành, sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Thực tế cho thấy, nơi nào cán bộ quản lý HTX năng động, sáng tạo và tâm huyết thì nơi đó HTX phát triển mạnh, các thành viên HTX luôn tích cực tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh đề ra. Tiêu biểu như HTX Nông nghiệp Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Phước Thịnh (xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc), HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh (xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa), HTX Rau An toàn Mười Hai (xã Long Khê, huyện Cần Đước), HTX RAT Phước Hòa (xã Phước Vân, huyện Cần Đước) ...”.
Hạn chế về nguồn vốn hoạt động: Nguồn vốn hoạt động các HTX chủ yếu là nguồn vốn góp các thành viên (vốn điều lệ), bình quân nguồn vốn góp các HTX trên địa bàn tỉnh là hơn 920 triệu đồng trên HTX. Nguồn vốn hoạt động ít ảnh hưởng rất lớn trong quá trình hoạt động, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư trang bị máy móc, hạ tầng phục vụ sản xuất và chế biến cho các HTX… Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn hoạt động các HTX chưa nhiều do người dân vẫn còn tâm lý e dè, chưa quan tâm tham gia vào HTX; Các tổ chức tín dụng vẫn chưa mặn mà cho HTX vay vốn do các HTX chưa có xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả để đảm bảo hoàn trả nguồn vốn vay và các HTX không có tài sản có giá trị cao để thế chấp để vay vốn,…
Huyện Tân Hưng là một trong những địa phương phát triển mạnh về kinh tế hợp tác, trong đó có HTX. Hiện nay, huyện có 24 HTX nông nghiệp chủ yếu hoạt động trồng lúa, bơm tưới với gần 1.000 thành viên tham gia, tổng diện tích sản xuất 7.300 ha, tổng vốn điều lệ gần 39 tỉ đồng. Dù phát triển mạnh nhưng một số HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng gặp không ít khó khăn.
Ảnh: Đoàn viên thanh niên huyện Cần Đước tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên cây rau tại HTX RAT Phước Hòa, xã Phước Vân, huyện Cần Đước.
Giám đốc giỏi, HTX sẽ phát triển
Với bản lĩnh “dám nghĩ, dám làm” Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc HTX Mỹ Thạnh (xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa) nhận thấy tiềm năng và nhu cầu về tiêu thụ rau ăn quả và là rất lớn. Năm 2018, ông Cường đã đứng ra vận động thành lập HTX nông nghiệp Mỹ Thạnh, với 07 thành viên. Ngành nghề hoạt động chính là sản xuất và tiêu thụ ra ăn quả, lá. Để giúp thành viên an tâm sản xuất, HTX cam kết bảo đảm đầu ra cho rau màu. Theo đó, HTX đưa ra một mức giá cam kết chuẩn với thành viên. Tuy nhiên, trong trường hợp giá rau màu tăng, HTX sẽ tăng giá thu mua; còn khi giá giảm sâu, thành viên sẽ chia sẻ một phần với HTX, nhưng vẫn bảo đảm lợi nhuận. Theo ước tính, các thành viên có lãi từ 150-170 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, để giúp các thành viên nắm bắt và thực hiện đúng quy trình VietGAP, HTX tổ chức hướng dẫn và hỗ trợ nông dân quản lý sổ sách sản xuất. Căn cứ nhu cầu thực tế, HTX có lịch gieo sạ rau màu hợp lý, phân chia theo vùng để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của đối tác. Ngoài những đơn vị tiêu thụ là các công ty chuyên cung cấp thực phẩm, HTX còn mở rộng thị trường, cung ứng cho các bếp ăn tập thể trong và ngoài tỉnh. Giám đốc HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh - Nguyễn Quốc Cường cho biết thêm, qua 03 năm hoạt động hiện HTX có 26 thành viên, với 15 ha rau màu và 25 ha lúa được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, thế mạnh của HTX là các loại rau, củ, quả như bầu, bí, khổ qua, dưa leo, mướp,...
Ông Nguyễn Hoàng Vinh, Giám đốc HTX DV, SX và TM NN Hương Trang chia sẽ “Ngay sau khi đi vào hoạt động, hàng năm, chúng tôi đều xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể sao cho phù hợp với tình hình của địa phương”. Theo đó, khi tham gia vào HTX, các thành viên (nhất là nông dân sản xuất nhỏ, lẻ) có thể liên kết lại với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra sản phẩm lúa hàng hóa, mang lại lợi ích cho nông dân. Hàng tháng, HTX tổ chức họp định kỳ để triển khai phương án sản xuất, thống nhất mùa vụ, giống lúa, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng như lịch bơm tưới vào từng thời điểm cho phù hợp.
Để khắc phục các khó khăn, hạn chế về năng lực quản lý, điều hành HTX trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp các cấp, các ngành tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ HTX, thành viên HTX về các nội dung như lập phương án sản xuất, kinh doanh, kế toán thực hành trong HTX, quản trị nhân sự, quản trị sản xuất; giới thiệu HTX cử người đi đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng; tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm tại một số HTX; xây dựng tài liệu nâng cao năng lực HTX để tuyên truyền; nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo trong xây dựng và nâng chất HTX; tổ chức hội thảo nâng cao năng lực hoạt động HTX,...
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tới 31/08/2022 toàn tỉnh có 219 HTX nông nghiệp, trong đó 29 HTX ngưng hoạt động, 190 HTX hoạt động, tổng vốn điều lệ trên 200 tỉ đồng, với gần 7.00 thành viên, diện tích sản xuất trên 20.500 ha. Năm 2021, có 55 HTX có doanh thu, với tổng doanh thu gần 160 tỉ đồng, tổng lợi nhuận 9,4 tỉ đồng. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp năm 2021 có 114/210 HTX, trong đó tốt 8 HTX, chiếm 7%; khá 33 HTX, chiếm 29%; trung bình 48 HTX, chiếm trên 42%; yếu 25 HTX, chiếm 21,9%. Còn lại 96 HTX thuộc diện chưa đánh giá do mới thành lập, ngưng hoạt động,..
Công Thương
Chi cục PTNT và TL
| 22/09/2022 3:00 CH | Đã ban hành | | Kết nối tiêu thụ nông sản tại Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu | Kết nối tiêu thụ nông sản tại Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu | |
Ngày 15/9, Tổ Diễn đàn Kết nối nông sản 970 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức “diễn đàn kết nối tiêu thụ Nông sản tại thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu”. Nhằm hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp xúc tiến thương mại các mặt hàng nông sản kết nối tiêu thụ Nông sản tại thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu và kết nối kinh doanh nông sản quốc tế.
Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tuyến và trực tiếp tại điểm cầu chính Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp; Báo Nông nghiệp Việt Nam và Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT phía Nam. Trực tuyến tại các điểm cầu của các cơ quan như Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc các tỉnh, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp phát biểu khai mạc diễn đàn
Theo Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại (XTTM) Nông nghiệp thì nông nghiệp Việt Nam luôn được xem là một trụ đỡ của nền kinh tế. Số liệu thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam 8 tháng đầu năm đạt hơn 36 tỷ USD. Trong đó, có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 02 tỷ USD như cà phê, tôm, gạo, điều, rau quả, gỗ và sản phẩm từ gỗ và cao su.
Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Hà Lan và khu vực Bắc Âu rất ấn tượng, nhất là với các sản phẩm như gạo, cà phê, trái cây, hạt điều. Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU. Nông sản Việt Nam vào thị trường EU chỉ mới 4-5% trên tổng số 160 tỷ USD nhập khẩu của thị trường này. Đặc biệt là các quy định khắt khe của EU về nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam đang thiếu thương hiệu lớn, sản phẩm vào EU chủ yếu dựa vào thương hiệu của nơi này. Chúng ta chưa có đại diện của doanh nghiệ Việt để nắm bắt thị trường, các biến động về chính sách, hàng rào kỹ thuật.
Tham dự diễn đàn, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đã thông tin về công tác tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường châu Âu, thực thi Hiệp định EVFTA. Với vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế của Nông nghiệp Việt Nam như: Sản xuất đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho đất nước, có trách nhiệm với quốc tế; Đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế đất nước; Phát huy lợi thế so sánh quốc gia, từng bước chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; Là yếu tố nền tảng, ổn định để hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của các FTAs. Nông nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 70% dân số; khoảng 15% GDP và gần 20% giá trị xuất khẩu. 04 loại sản phẩm nông nghiệp chính là trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm sản, để sản phẩm nông nghiệp trong thời gian tới tham gia nhiều hơn vào các thị trường này cần: chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến như : Quy trình sản xuất tiên tiến, chuẩn hóa (VietGAP, Global GAP...), nông nghiệp hữu cơ,..; phát triển hợp tác, liên kết sản xuất; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quản lý an toàn thực phẩm…
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cơ quan thương vụ Việt Nam tại Thủy Điển cũng thông tin về nhu cầu nông sản tại thị trường các nước Bắc Âu, cơ hội cho nông sản Việt Nam như: Thị trường nhỏ; Địa lý xa xôi; Người dân có mức thu nhập cao; Kim ngạch nhập khẩu ấn tượng, ổn định. Nhu cầu thị trường nông sản; Nhu cầu nhập khẩu; Tiềm năng thị trường…
Ngoài ra, các doanh nghiệp, công ty đã chia sẽ thông tin về sản phẩm cũng như thị trường các nước và các kinh nghiệm sản xuất, chế biến cũng như các quy định về xuất khẩu nông sản.
Thông qua diễn đàn này, hy vọng với các thông tin đã được chia sẽ của các doanh nghiệp và đại diện của thị trường Bắc Âu, Hà Lan sẽ thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian tới./.
Thu Sương Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi
| 19/09/2022 3:00 CH | Đã ban hành | | Bí thư Huyện ủy Bùi Quốc Bảo làm việc vơi xã Nhơn Hòa về xây dựng xã Nông thôn mới | Bí thư Huyện ủy Bùi Quốc Bảo làm việc vơi xã Nhơn Hòa về xây dựng xã Nông thôn mới | |
Ngày 23/8/2022, Bí thư Huyện ủy, ông Bùi Quốc Bảo, cùng đoàn công tác có buổi làm việc với xã Nhơn Hòa về xây dựng Nông Thôn mới. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Nguyễn Văn Việt, Bí thư Đảng ủy, ông Du Đức Hùng, Chủ tịch UBND xã.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến thời điểm này xã Nhơn Hòa 14/19 tiêu chí, còn lại 5 tiêu chí chưa đạt như: tiêu chí giao thông, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đầu người, công nhận xã đạt phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, môi trường và an toàn thực phẩm. Những điểm nổi bật là từ chương trình xây dựng Nông thôn mới đã thúc đẩy công tác phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững tại địa phương. Các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3.7%. đường giao thông liên xã cứng hóa đạt 90%, đường liên ấp cứng hóa đạt 17%, đường ngõ xóm sạch, đường nội đồng cứng hóa 12%, có 100% ấp có nhà văn hóa, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 93%, tình hình an ninh - Chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, tệ nạn xã hội được đẩy lùi. Tại buổi làm việc các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá những khó khăn, vướng mắc, để phối hợp tháo gỡ trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Bùi Quốc Bảo, Bí thư Huyện ủy đã đánh giá cao những nỗ lực của cán bộ và nhân dân xã Nhơn Hòa trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đồng thời đề nghị trong thời gian tới, xã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, để nhân dân tự giác, tích cực tham gia thực hiện xây dựng NTM, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt; đồng thời tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các tiêu chí chưa đạt. Các phòng, Ban chuyên môn huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ giúp đỡ xã Nhơn Hòa hoàn thiện các tiêu chí trên các lĩnh vực thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý phụ trách., để xã Nhơn Hòa phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023./.
Kim Nhạn Đài truyền thanh huyện Tân Thạnh
| 26/08/2022 4:00 CH | Đã ban hành | | Tân Thạnh tổng kết mô hình san xuất lúa ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu | Tân Thạnh tổng kết mô hình san xuất lúa ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu | |
Ngày 18/8/2022, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An, kết hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Thạnh và UBND xã Nhơn Hòa Lập, tổ chức tổng kết mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Mô hình thực hiện trong vụ Thu Đông 2022, tại Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Nguyễn Lộc, ấp Nguyễn Bảo - xã Nhơn Hòa Lập, với tổng diện tích sản xuất là 150 ha, có 17 hộ tham gia, sử dụng giống xác nhận OM 18, với lượng giống gieo sạ là 100 kg/ha. Khi tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 70% chi phí mua giống và 50% chi phí thuê dịch vụ, thiết bị bay không người lái để gieo sạ và phun thuốc bảo vệ thực phần còn lại do nông dân đối ứng. Tham gia mô hình nông dân cũng được Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp tỉnh tập huấn, hướng dẫn ứng dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, năng suất ước đạt 6, 5 tấn/ha.

Đặc biệt là mô hình có áp dụng một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến như: sử dụng giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; sử dụng thiết bị bay không người lái để sạ; quy trình “1 phải 6 giảm”; sử dụng phân tiết giảm đạm; sử dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc Bảo vệ thực vật… nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho nông dân tham gia mô hình. Ngoài ra, việc liên kết với Công ty cổ phần Tập Đoàn Lộc Trời bao tiêu sản phẩm đầu ra đã góp phần tăng giá trị cho sản phẩm lúa sản xuất trong mô hình. Từ đó, góp phần giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận so với ruộng lúa ngoài mô hình.

Mô hình này được nông dân đánh giá cao về những lợi ích và hiệu quả thiết thực từ việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và các tiến bộ kỹ thuật mới giúp giảm chi phí sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng, lợi nhuận; việc gắn kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra đã giúp cho nông dân yên tâm mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Nông dân đã nhận thấy được hiệu quả của việc giảm giống trong khâu gieo sạ, làm tiền đề để các ngành chuyên môn tiếp tục khuyến cáo giảm lượng giống gieo sạ. Đồng thời, mô hình cũng đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất lúa của nông dân từ sản xuất nhỏ lẻ sang hướng sản xuất liên kết chặt chẽ với tiêu thụ sản phẩm trong cánh đồng lớn theo chuỗi giá trị bền vững./.
Kim Nhạn Đài truyền thanh huyện Tân Thạnh
| 22/08/2022 4:00 CH | Đã ban hành |
|