image banner
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Nhộn nhịp mùa kéo côn săn lộc trời mùa nước tràn đồng

Trong những ngày này, lượng mưa nhiều, cùng nước lũ đầu nguồn đổ về làm cho mực nước trên những cánh đồng ngoài đê bao ở huyện Tân Thạnh dâng cao. Mỗi khi nước lũ tràn bờ, người dân Trang TTĐT Nông Thôn Mới bắt đầu đánh bắt cá trên các cánh đồng. Mỗi người một nghề như giăng câu, giăng lưới, đặt lợp, xà di,...trong đó có nghề kéo côn tạo nên nét đẹp mưu sinh nơi vùng lũ Đồng Tháp Mười.

Nhộn nhịp mùa kéo côn săn lộc trời mùa nước tràn đồng 1.jpg

 

Nhiều nông dân bắt đầu ra đồng "hành nghề" kéo côn săn "lộc trời" khi mùa nước lũ tràn đồng

Nhiều nông dân bắt đầu ra đồng "hành nghề" kéo côn săn "lộc trời" khi mùa nước lũ tràn đồng. Mùa này, sản vật như cá đồng, tôm, cua xuất hiện nhiều, giúp người dân đánh bắt để cải thiện bữa ăn cho gia đình và kiếm thêm thu nhập. Nghề kéo côn thường bắt đầu vào lúc 5h30 giờ sáng, còn buổi chiều vào khoảng 15 giờ, vì thời gian này nhiệt độ thấp, cá mới lên ruộng nhiều. Làm việc chỉ khoảng 7-8 tiếng/ngày, mỗi người kéo côn săn cá trong mùa nước lũ có nguồn thu nhập từ 150.000-300.000 đồng. 

Côn được làm bằng những cọng sắt to bằng ngón tay út, có độ dài 1,5 m; một đầu côn được buộc vào một sợi dây nilông và được nối liền lại với nhau thành một hàng "rào sắt", có khoảng cách từ 20-30 cm. Người dân chọn hai cây tre dài, thẳng làm luồng côn, hai luồng côn được xếp theo hình chữ V đặt mở mũi xuồng. Mỗi luồng côn có chiều dài từ 12-15m. Để giữ cân bằng hai luồng côn cũng như điều chỉnh hai luồng côn cao hay thấp phụ thuộc vào cột trụ dựng đứng, có chiều cao khoảng 3-4 m để gánh hai luồng côn. Khi bắt đầu đẩy côn, người ta chỉ cần mắc các côn vào luồng côn và điều chỉnh luồng côn cho phù hợp với mực nước. Sau đó người đẩy côn lên xuồng dùng xào đẩy xuồng đi tới. Khi đó, luồng côn cũng được kéo theo và cá va chạm với các côn sẽ chúi xuống đất, tạo thành bong bóng nước nổi lên mặt nước. Lúc này, người kéo côn, chỉ việc dùng nơm bắt cá.

Nhộn nhịp mùa kéo côn săn lộc trời mùa nước tràn đồng 2.jpg

 

Người kéo côn dùng nơm bắt cá

Theo người chuyên làm nghề kéo côn, trong các loại hình đánh bắt cá thì dùng côn khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được, vì để bắt cá bằng kéo côn cũng đòi hỏi phải có sức khỏe để lội trên đồng ruộng ngập nước, dầm mưa dãi nắng gần như suốt cả ngày.

Nghề kéo côn không những giúp người dân mang lại nguồn thu nhập cải thiện kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ nguồn sinh thái, chỉ bắt cá trưởng thành không bắt cá nhỏ như các công cụ khác. Cùng với các nghề mưu sinh mùa lũ, nghề kéo côn tạo nên nét đẹp mưu sinh nơi vùng lũ Đồng Tháp Mười.

Ngọc Diệu - Chí Tâm

Tin mới
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0